Giáo án môn Giáo dục công dân 7 - Trường THCS Gio Quang - Tiết 11 - Bài 9: Xây dựng gia đình văn hoá

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: - Kể được những tiêu chuẩn chính của một gia đình văn hoá.

- Hiểu được ý nghĩa của xây dựng gia đình văn hoá. ( ý nghĩa đối với hạnh phúc của mõi người, của từng gia đình và đối với việc xây dựng xã hội văn minh, hạnhmphúc.)

- Biết được mỗi người cần phải làm gì để xây dựng gia đình văn hoá.

2. Kĩ năng: - Biết phân biệt được các biểu hiện đúng và sai, lành mạnh và không lành mạnh trong sinh hoạt văn hoá ở gia đình.

- Biết tự đánh giá bản thân trong việc đóng góp xây dựng gia đình văn hoá.

- Biết thể hiện hành vi văn hoá trong cư xử, lối sống ở gia đình.

3. Thái độ: - Coi trọng danh hiệu gia đình văn hoá.

- Tích cực tham gia xây dựng gia đình văn hoá.

II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.

- Kĩ năng nêu và giải quyết vấn đề về vai trò của trẻ em - HS trong gia đình.

- Kĩ năng quản lí thời gian; kĩ năng đảm trách nhiệm trong việc tham gia các công việc gia đình

- Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng về những biểu hiện của gia đình văn hoá và ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hoá.

 

doc3 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 914 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Giáo dục công dân 7 - Trường THCS Gio Quang - Tiết 11 - Bài 9: Xây dựng gia đình văn hoá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01/11/2010. Ngày dạy : 10/11/2010. TIẾT11: BÀI 9: XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HOÁ. I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Kể được những tiêu chuẩn chính của một gia đình văn hoá. - Hiểu được ý nghĩa của xây dựng gia đình văn hoá. ( ý nghĩa đối với hạnh phúc của mõi người, của từng gia đình và đối với việc xây dựng xã hội văn minh, hạnhmphúc.) - Biết được mỗi người cần phải làm gì để xây dựng gia đình văn hoá. 2. Kĩ năng: - Biết phân biệt được các biểu hiện đúng và sai, lành mạnh và không lành mạnh trong sinh hoạt văn hoá ở gia đình. - Biết tự đánh giá bản thân trong việc đóng góp xây dựng gia đình văn hoá. - Biết thể hiện hành vi văn hoá trong cư xử, lối sống ở gia đình. 3. Thái độ: - Coi trọng danh hiệu gia đình văn hoá. - Tích cực tham gia xây dựng gia đình văn hoá. II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài. - Kĩ năng nêu và giải quyết vấn đề về vai trò của trẻ em - HS trong gia đình. - Kĩ năng quản lí thời gian; kĩ năng đảm trách nhiệm trong việc tham gia các công việc gia đình - Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng về những biểu hiện của gia đình văn hoá và ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hoá. III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng: - Động não. Đóng vai. - Thảo luận nhóm. Tranh luận. - Khăn trải bàn. IV Phương tiện dạy học. 1. Giáo viên: - SGK, SGV, SBT; chuẩn kiến thức, máy chiếu, các phương tiện khác liên quan. 2. Học sinh: - Đọc tìm hiểu truớc bài học ở nhà ( SGK ). Các tư liệu khác liên quan đến bài học. V. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định: ( 2 phút). 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút). 1. Thế nào là khoan dung? Nêu biểu hiện của khoan dung? Trái với khoan dung? 2. Khoan dung có ý nghĩa như thế nào?. Cần phải làm gì để trở thành người có lòng khoan dung? 3. Bài mới. a. Khám phá. (2 phút).- Gia đình là tổ ấm nuôi dưỡng, giáo dục mỗi con người. Gia đình văn hoá góp phần rất quan trọng hình thành nên những con người phát triển đầy đủ, sống có văn hoá, có đạo đức và chính những con người đó đem lại hạnh phúc và sự phát triển bền vững cho gia đình. b Kết nối: - Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình có hạnh phúc bình yên thì xã hội mới ổn định, vì vậy xây dựng gia đình văn hoá là góp phần xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ và hạnh phúc. Hoạt động của thầy và trò. Nội dung kiến thức cơ bản, *HĐ1: ( 13 phút) Tìm hiểu phần ĐVĐ ở sgk. - Mục tiêu:HS biết một số biểu hiện, việc làm của gia đình văn hoá. - Cách tiến hành: ( PP thực hiện ). Thảo luận nhóm. Gv: Gọi HS đọc truyện Gv: Gia đình cô Hoà có bao nhiêu người? thuộc quy mô gia đình lớn hay nhỏ? Gv: Em có nhận xét gì về nếp sống của gia đình cô Hoà? Gv: Nêu những thành tích mà gia đình cô Hoà đã đạt được? Gv: Gia đình cô Hoà đã đối xử ntn với bà con hàng xóm?. Gv: Gia đình cô Hoà đã thực hiện tốt nghĩa vụ của công dân chưa? Nêu các chi tiết cụ thể? HS: các nhóm nhận xét bổ sung. GV:nhận xét chốt lại ý chính và ghi kết luận vàophần ghi bảng. ( nội dung kiến thức cơ bản ) * HĐ2:( 13 phút) Tìm hiểu nội dung bài học.. - Mục tiêu: HS nắm kiến thức cơ bản của bài học. - Cách tiến hành: ( PP thực hiện ). Thảo luận nhóm - Khăn trải bàn. Gv: Thế nào là gia đình văn hoá? Gv: Hãy nêu các tiêu chí xây dựng gia đình văn hoá ở địa phương? Bốn tiêu chí xây dựng gia đình văn hoá ở Hải Thái: 1. Thực hiện nghiêm túc chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, làm đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước, địa phương, đoàn thể. 2. Thực hiện tốt các quy ước, hương ước của cộng đồng, quan hệ tốt với xóm làng, có nếp sống văn minh trong gia đình và nơi công cộng, không tham gia các TNXH, không mê tín dị đoan. Không có thành viên trong gia đình vi phạm pháp luật, không có người trong độ tuổi đi học mà không đi học. 3. Xây dựng được không khí hoà thuận, đầm ấm hạnh phúc trong gia đình. Thực hiện tốt nghĩa vụ đối với ông bà, cha, mẹ, sống chung thuỷ, bình đẳng. Thực hiện tốt chính sách kế hoạch hoá gia đình. 4. Có kế hoạch phát triển kinh tế để vượt qua đói nghèo và làm giàu chính đáng. Gv: Gia đình em đã đạt được những tiêu chuẩn nào? Những tiêu chuẩn nào chưa đạt? vì sao?. GV: Ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hoá? Đối với cá nhân và gia đình: b. Đối với xã hội: HS: Thảo luận nhóm. HS: Các nhóm trình bày kết quả thảo luận HS: Các nhóm nhận xét bổ sung. GV:nhận xét chốt lại ý chính và ghi kết luận vào phần ghi bảng. ( nội dung kiến thức cơ bản ) 1. Gia đình văn hoá . Là gia đình : - Hoà thuận, hạnh phúc, tiến bộ. - Thực hiện kế hoạch hoá gia đình. - Đoàn kết với xóm giềng. - Làm tốt nghĩa vụ của công dân. 2. Ý nghĩa: a. Đối với cá nhân và gia đình: - Gia đình là tổ ấm nuôi dưỡng, giáo dục mỗi con người. Gia đình văn hoá góp phần rất quan trọng hình thành nên những con người phát triển đầy đủ, sống có văn hoá, có đạo đức và chính những con người đó đem lại hạnh phúc và sự phát triển bền vững cho gia đình. b. Đối với xã hội: - Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình có hạnh phúc bình yên thì xã hội mới ổn định, vì vậy xây dựng gia đình văn hoá là góp phần xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ và hạnh phúc. - Đối với mọi người nói chung: Thực hiện tốt bổn phận, trách nhiệm của mình với gia đình, sống giản dị không ham những thú vui thiếu lành mạnh, không sa vàop tệ nạn xã hội. - Đối với HS: phải chăm học, chăm làm, kính trọng, vâng lời, giúp đỡ ông bà cha mẹ, thương yêu anh chị em; không đua đòi ăn chơi, không làm điều gì tổn hại đến danh dự gia đình. c. Thực hành , luyện tập ( 6 phút ). - Bài tập SGK. a, b, c. tr 28 - 29. d.Vận dụng: ( 2 phút) - Đối với mọi người nói chung: Thực hiện tốt bổn phận, trách nhiệm của mình với gia đình, sống giản dị không ham những thú vui thiếu lành mạnh, không sa vàop tệ nạn xã hội. - Đối với HS: phải chăm học, chăm làm, kính trọng, vâng lời, giúp đỡ ông bà cha mẹ, thương yêu anh chị em; không đua đòi ăn chơi, không làm điều gì tổn hại đến danh dự gia đình. 4. Hướng dẫn HS học ở nhà: ( 2 phút) - Học bài, làm bài tập 3,4, SGK/25. - Xem trước bài học : VI. Rút kinh nghiệm tiết dạy:.. . . . . Chuyêm môn kiểm tra. Tổ chuyên môn kiểm tra. Ngày tháng năm 2010. Ngày tháng năm 2010.

File đính kèm:

  • docTIET 11.doc