I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
-Giúp học sinh hiểu thế nào là đoàn kết tương trợ; ý nghĩa của đoàn kết tương trợ trong quan hệ giữa mọi người với nhau trong cuộc sống.
2. Kỹ năng
-Rèn luyện thói quen biết đoàn kết, thân ái và giúp đỡ bạn bè, hàng xóm, láng giềng.
3. Thái độ
-Giúp học sinh biết tự đánh giá mình về những biểu hiện của đoàn kết tương trợ.
II. Nội dung
-Cần phân biệt 2 nội dung của khái niệm này: Đoàn kết và tương trợ.
-Giải thích:
· Đoàn kết là sự hợp lực, chung sức, chung lòng thành một khối để tiến hành một việc nào đó.
· Tương trợ: là sự giúp đỡ về sức lực, tiền của; tương trợ còn gọi là trợ giúp, hỗ trợ.
14 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 3617 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Giáo dục công dân 7 - Tiết 8 - Bài 7: Đoàn kết, tương trợ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8
Tiết 8
Bài 7: ĐOÀN KẾT, TƯƠNG TRỢ
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
-Giúp học sinh hiểu thế nào là đoàn kết tương trợ; ý nghĩa của đoàn kết tương trợ trong quan hệ giữa mọi người với nhau trong cuộc sống.
2. Kỹ năng
-Rèn luyện thói quen biết đoàn kết, thân ái và giúp đỡ bạn bè, hàng xóm, láng giềng.
3. Thái độ
-Giúp học sinh biết tự đánh giá mình về những biểu hiện của đoàn kết tương trợ.
II. Nội dung
-Cần phân biệt 2 nội dung của khái niệm này: Đoàn kết và tương trợ.
-Giải thích:
Đoàn kết là sự hợp lực, chung sức, chung lòng thành một khối để tiến hành một việc nào đó.
Tương trợ: là sự giúp đỡ về sức lực, tiền của; tương trợ còn gọi là trợ giúp, hỗ trợ.
-Đoàn kết, tương trợ cùng với yêu thương mọi người là những phẩm chất đạo đức truyền thống của dân dân tộc. Mở rộng: nhờ có đoàn kết, thương yêu giúp đỡ nhau mà dân tộc ta từ ngàn xưa đến nay đã chiến thắng biết bao kẻ thù xâm lược.
- Đoàn kết ≠ chia rẽ, tương trợ ≠ ích kỉ.
III. Tài liệu và phương tiện
- SGK – SGV .GDCD 7.
- Giấy khổ to, bút, băng dính.
-Tranh ảnh, truyện đọc, ca dao, tục ngữ nói về tính đoàn kết tương trợ.
IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Ổn định
Oån định kiểm diện sĩ số. Mở trình chiếu PowerPoint.
Enter / Enter ( 2 lần thì sẽ có giao diện như thế này)
2. Kiểm tra bài cũ.
Đặt câu hỏi.
Gọi em thứ nhất trả bài
Enter hiện giao diện
enter hiện câu hỏi
enter hiện câu trả lời.
Gọi em thứ hai trả bài
enter hiện câu hỏi
enter hiện câu trả lời
3. Giới thiệu bài mới.
Giáo viên yêu cầu học sinh kể câu chuyện “Bó đũa”.
Theo em, vì sao một chiếc đũa có thể bẻ gãy dễ dàng, còn một bó thì không thể bẻ được?
Qua câu chuyện, các em thấy, nếu chia rẽ thì yếu, hợp lại thì mạnh. Cho nên, muốn có sức mạnh chúng ta phải đoàn kết tương trợ lẫn nhau. Để hiểu rõ, chúng ta tìm hiểu bài 7: Đoàn kết, tương trợ.
4. Phát triển chủ đề
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh
Nội dung
HĐ1: Tìm hiểu truyện đọc và liên hệ thực tế.
Học sinh đọc truyện theo vai:
-Lời dẫn.
-Lời thoại lớp trưởng 7A.
-Lời thoại lớp trưởng 7B.
Đặt câu hỏi cho 3 dãy thảo luận (mỗi dãy 2 nhóm nhỏ) 3’
N1: Khi lao động san sân bóng, lớp 7A gặp phải khó khăn gì?
+Chưa hoàn thành.
+Nhiều mô cao, rễ cây chằng chịt, lớp nhiều nữ.
N2: Để giúp lớp 7A giải quyết khó khăn, các bạn lớp 7B đã làm gì?
+Cùng ăn mía
+Sang làm giúp
+Cảm ơn
N3: Những việc làm giúp đỡ các bạn thể hiện đức tính gì của các bạn 7B?
+Các bạn 7B có tinh thần đoàn kết.
Truyện đọc một buổi lao động nói lên điều gì?
HĐ2: Tìm hiểu nội dung bài học.
Đoàn kết là gì?
Enter.
Tương trợ là gì?
Enter.
F Đoàn kết, tương trợ là làm gì khi gặp khó khăn?
F Sống đoàn kết tương trợ giúp ich gì cho ta?
F Đoàn kết tương trợ sẽ tạo ra được cái gì?
F Dùng sức mạnh đó để làm gì?
N Đoàn kết tương trợ có từ lúc bao giờ?
-Từ xưa đến nay.
F Đoàn kết tương trợ đối với dân tộc được xem là gì?
Truyền thống quý báu là gì?
N Trái với đoàn kết là gì? Chia rẽ(= chết).
N Trái với tương trợ là gì? (Ích kỉ).
HĐ3: Liên hệ, trò chơi va øluyện tập
N Kể lại trường hợp đoàn kết, tương trợ mà em biết:
HS tự kể.
N Để có thể đoàn kết với bạn bè, bản thân em phải làm những gì?
HS tự liên hệ bản thân.
N Gọi học sinh đọc câu ca dao, danh ngôn trong SGK và giải nghĩa.
Học sinh đọc và giải thích.
Tuyên dương bạn giải thích đúng.
Cho HS làm bài bài tập trắc nghiệm.
*Câu tục ngữ nào nói về đoàn kết tương trợ.
a. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
b.Cây ngay không sợ chết đứng.
c. Bẻ đũa chẳng bẻ được cả nắm.
d.Lời chào cao hơn mâm cỗ.
Click chọn để xác định câu trả lời đúng ở phần này.
Tuyên dương hs xác định đúng.
Giáo viên đánh giá chung. Tuyên dương hs xác định đúng.
** Kể chuyện tiếp sức.
Tên câu chuyện do giáo viên đặt trước. (Giúp bạn).
VD: Lan bị sốt phải nghỉ học một tuần. Lớp đề nghị bạn Hồng chép bài hộ bạn. Hồng không đồng ý. Nam tình nguyện chép bài và giảng bài cho bạn. Các bạn còn mua quà đi thăm và động viên bạn mau hết bệnh. Nhờ sự giúp đỡ của các bạn, Lan không bị mất bài.
Mỗi học sinh viết 1 câu, bạn khác lên viết câu kế tiếp, cứ như vậy sau khi viết xong, giáo viên viết lại thành câu chuyện hoàn chỉnh. Khoảng 5 – 6 câu.
HƯỚNG DẪN: học sinh làm bài SGK.
Từng câu giáo viên nhận xét chung.
Truyện đọc
Một buổi lao động.
Nội dung bài học
Bài tập
5. Củng cố
-Đoàn kết, tương trợ là gì?
-Ý nghĩa của đoàn kết tương trợ trong quan hệ giữa con người trong cuộc sống.
6. Hướng dẫn học ở nhà
Làm bài tập còn lại. Tìm những biểu hiện của tinh thần đoàn kết tương trợ trong học tập và trong cuộc sống.
Học từ bài 1 => 7 để tiết sau KIỂM TRA 1 TIẾT.
µ
File đính kèm:
- L7 -Doan ket tuong tro.doc