A.Mục tiêu bài học: Giúp HS nắm được.
- Hiểu những quy định của pháp luật về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. Hiểu được đó là tài sản quý nhất của con người, cần giữ gìn , bảo vệ.
- Có thái độ quý trọng tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của bảnn than, đồng thời tôn trọng tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của người khác.
- Biết tự bảo vệ mình khi có nguy cơ bị xâm hại thân thể, danh dự, nhân phẩm. Không xâm hại đến người khác.
B Chuẩn bị: GV Tình huống, trò chơi.
2 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1025 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Giáo dục công dân 7 - Tiết 28: Mạng, thân thể, sức khoẻ danh dự và nhân phẩm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28. Bài 16. QUYỀN ĐƯỢC PHÁPUẬT BẢO HỘ VỀ TÍNH
Tiết 28. MẠNG, THÂN THỂ, SỨC KHOẺ DANH DỰ VÀ NHÂN PHẨM.
A.Mục tiêu bài học: Giúp HS nắm được.
- Hiểu những quy định của pháp luật về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. Hiểu được đó là tài sản quý nhất của con người, cần giữ gìn , bảo vệ.
- Có thái độ quý trọng tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của bảnn than, đồng thời tôn trọng tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của người khác.
- Biết tự bảo vệ mình khi có nguy cơ bị xâm hại thân thể, danh dự, nhân phẩm. Không xâm hại đến người khác.
B Chuẩn bị: GV Tình huống, trò chơi.
HS; học bài cũ, xem trước bài mới.
C. Hoạt động dạy và học.
I. Oån định tổ chức (1phút): Kiểm tra sĩ số.
II. Kiểm tra bài cũ (6phút): HS trả lời câu hỏi.
? Em hãy trình bày quyền và nghĩa vụ học tập của học sinh. Nêu ví dụ.
III. Bài mới:
a. Giới thiệu bài (2phút): Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta thấy rất nhiều mối quan hệ giữa mọi người có những lúc có những hành động xúc phạm đến nhau về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. Vậy pháp luật có những quy định gì về việc bảo hộ về tính mạng như thế nào hôm nay thầyvà trò chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài 16.
b. Nội dung bài mới.
Hoạt động của thầy và trò.
Ghi bảng.
(Tiết 1) I. KHAI THÁC NỘI DUNG TRUYỆN ĐỌC.
GV cho học sinh đọc truyện và phân tích truyện dựa trên các câu hỏi.
? Vì sao ông Hùng gây nên cái chết cho ông Nở.
? Hành vi của ông Hùng có phải là cố ý không.
? Việc ông Hùng bị khởi tố chứng tỏ điều gì.
? theo em đối với con người cái gì quý giá nhất. Vì sao.
HS trả lời lần lượt từng câu
GV rút ra kết luận.
1. Truyện đọc. (10phút)
- Oâng Hùng đã phạm tội xâm hại đến tính mạng của người khác.
2. Nội dung bài học (12phút).
a. Đối với con người thì thân thể, tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm là quý giá nhất.
- Mọi việc xâm hại đến thân thể, tính mạng của người khác, đều là phạm tội và đều bị phạt nghiêm khắc.
II. TÌM HIỂU QUYỀN ĐƯỢC PHÁP LUẬT BẢO HỘ.
GV đưa ra tình huống.
Nam và Sơn là học sinh lớp 6 B ngồi cạnh nhau. Một hôm, Sơn mất chiếc bút máy rất đẹp vừa mua. Tìm mãi kkhông thấy, Sơn đổ tội cho Nam lấy cắp. Nam và Sơn to tiếng, tức quá Nam đã xông vào đánh Sơn chảy cr máu mũi. Cô giáo đã kịp thời mời hai bạn lên phòng Hội đồng kỉ luật.
? Em hãy nhận xét cách cư xử của hai bạn.
? Nếu là mộ trong hai bạn em sẽ sử xử như thế nào.
? Nếu là bạn cùng lớp của Sơn và Nam em sẽ làm gì.
HS thảo luận nhóm-cử đại diện lên trình bày.
Các nhóm nghe nhận xét, bổ sung những ý còn thiếu.
GV: nếu sự việc trầm trọng hơn sẽ bị xử lý theo pháp luật.
HS đọc phần a SGK
GV :Em hiểu bảo hộ là gì?
HS trả lời.
GV có thể giới thiệu Điều 71-Hiến Pháp 1992.
? Em hãy nêu một ví dụ về việc vi phạm luật bảo hộ tính mạng, thân thể, danh dự và nhân phẩm của con người mà em biết.
HS kể.
?Thái độ của em ra sao trước sự việc đó.
1. Tình huống (11phút).
- Sơn sai: vì chưa có chứng cứ khẳng định Nam ăn cắp à Như vậy là xâm hại đến danh dự, đến nhân phẩm của người khác.
- Nam sai: vì không khéo léo giải quyết mà đánh Sơn chảy máu à Như vậy Nam đã xâm hại bất hợp pháp đến thân thể Sơn, ảnh hưởng đến sức khỏe của Sơn.
IV. Củng cố (2phút): HS trả lời câu hỏi.
? Em hãy trình bày những quy đinh của pháp luật về bảo hộ về tính mạng, thân thể.
V. Củng cố (1 phút): HS học bài cũ, làm bài tập, xem trước bài mới.
File đính kèm:
- GDCD6(3).doc