Giáo án môn Giáo dục công dân 7 - Tiết 19 đến tiết 34 - Trường THCS Ea Phê

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Giúp học sinh:

- Hiểu được nội dung sống và làm việc có kế hoạch, ý nghĩa, hiệu quả của công việc khi làm việc có kế hoạch.

2. Kĩ năng:

- Biết xây dựng kế hoạch học tập, làm việc hàng ngày, hàng tuần.

- Biết điều chỉnh, đánh giá kết qủa hoạt động theo kế hoạch.

3.Thái độ:

- Có ý chí, nghị lực, quyết tâm xây dựng kế hoạch.

- Có nhu cầu, thói quen làm việc có kế hoạch.

- Phê phán lối sống không có kế hoạch của những người xung quanh.

II. Kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:

 - KN phân tích, so sánh những biểu hiện của Sống và làm việc có kế hoạch, ngược lại.

- KN xác định giá trị của Sống và làm việc có kế hoạch .

III. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học:

 Phương pháp kích thích tư duy; phương pháp thảo luận nhóm; phương pháp nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp đối thoại.

 

doc70 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 986 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn Giáo dục công dân 7 - Tiết 19 đến tiết 34 - Trường THCS Ea Phê, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình. b. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân: + Được kết hôn: - Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên mới được kết hôn. - Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định và phải được đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. + Cấm kết hôn: - Với những người đang có vợ hoặc chồng - Người mất năng lực hành vi dân sự. - Cùng dòng máu trực hệ. Có họ trong 3 đời. - Cùng giới tính. - Cha mẹ nuôi với con nuôi, cha mẹ vợ (chồng) với dâu (rễ), bố dượng với con riêng vợ, mẹ kế với con riêng chồng. + Qui định của quan hệ vợ chồng: - Vợ chồng bình đẳng, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau. - Phải tôn trọng nhân phẩm, danh dự, nghề nghiệp của nhau. Trách nhiệm - Không vi phạm pháp luật về hôn nhân. - Với HS cần đánh giá đúng bản thân, hiểu luật hôn nhân gia đình. Thảo luận về chủ đề tình yêu tuổi học trò _ Có nên yêu sớm khi đang ở tuổi học trò không? Vì sao? Bài 13: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế. 1) Kinh doanh, quyền tự do kinh doanh? Hãy kể một số hoạt động kinh doanh: Kinh doanh: là hoạt động sản xuất, dịch vụ và trao đổi hàng hóa nhằm mục đích thu lợi nhuận. Tự do kinh doanh: Công dân được tự chọn hình thức tổ chức kinh tế, qui mô kinh doanh nhưng phải theo qui định của pháp luật và sự quản lý của nhà nước. Một số hoạt động kinh doanh: có ba loại hoạt động kinh doanh : + sản xuất (làm ra các sản phẩm hàng hóa như.) + dịch vụ (cắt tóc, may quần áo) + trao đổi hàng hóa (mua bán bánh kẹo, trao đổi lúa gạo) 2) Em hiểu thuế là gì? Tác dụng của thuế? Thuế: Là một phần thu nhập mà công dân và tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước để chi tiêu cho những việc chung. Tác dụng của thuế: -Ổn định thị trường - Điều chỉnh cơ cấu kinh tế. - Đầu tư phát triển kinh tế, văn hoá. Vì sao nhà nước ta quy định các mức thuế suất chênh lệch nhau đối với các mặt hàng?( vì lý do nhà nước ta khuyến khích phát triển sản xuất trong nước, khuyến khích phát triển đối với những ngành, những mặt hàng cần thiết đối với đời sống nhân dân thì miễn thuế hoặc mức thuế thấp, hạn chế một số mặt hàng xa xỉ không cần thiết đối với đời sống nhân dân thì đánh thuế rât cao) 3) Trách nhiệm của công dân. - Thực hiện đúng quyền tự do kinh doanh - Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ đóng thuế. - Đấu tranh chống tiêu cực trong kinh doanh và thuế. Bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân. Khái niệm lao động? - Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất, các giá trị tinh thần cho xã hội. - Lao động là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của đất nước và nhân loại. - Mọi hoạt động lao động, miễn là có ích đều đáng quí trọng. Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân. a/ Quyền lao động của công dân: Công dân có quyền tự do sử dụng sức lao động của mình để học nghề, tìm việc làm, chọn nghề có ích cho xã hội, đem lại thu nhập cho bản thân và gia đình. b/ Nghĩa vụ lao động của công dân: công dân phải có nghĩa vụ lao động để nuôi bản thân, gia đình, góp phần sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội, duy trì và phát triển đất nước. Nhà nước có chính sách khuyến khích lao động của nhà nước. Hợp đồng lao động. - Là sự thỏa mãn giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. - Dựa trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng. Qui định của Bộ luật lao động đối với trẻ chưa thành niên. - Cấm nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc. - Cấm sử dụng người lao động dưới 18 tuổi làm việc nặng, nguy hiểm, độc hại. - Cấm lạm dụng, cưỡng bức ngược đãi người lao động. 5) Nhà nước đã có những chính sách gì để bảo hộ người lao động?(thi): Qui định thời gian lao động, chế độ tiền lương, chế độ nghỉ ngơi, bảo hiểm lao động. Khuyến khích các hình thức bảo hiểm xã hội khác. Ủng hộ mọi hoạt động tạo ra việc làm cho người lao động Chú ý xử lí các tình huống đưa ra ở các bài tập. _ Bài tập 2: Hà: Không được tuyển vào biên chế nhà nước vì lí do gì? _ Bài tập 4: Ý kiến về 2 quan niệm và giải thích. _ Hợp đồng lao động: là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động và việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý của công dân. Khái niệm vi phạm pháp luật? Chú ý các loại vi phạm pháp luật. Cho ví dụ từng loại. Vi phạm pháp luật. - Là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. - Là cơ sở để xác định trách nhiệm pháp lý Các loại vi phạm pháp luật: - Vi phạm pháp luật hình sự. - Vi phạm pháp luật dân sự. - Vi phạm pháp luật hành chính. - Vi phạm kỷ luật. Trách nhiệm pháp lý? Các loại trách nhiệm pháp lý? Cho ví dụ từng loại. (thi) Trách nhiệm pháp lý: Là nghĩa vụ đặc biệt mà cá nhân, tổ chức cơ quan vi phạm pháp luật phải chấp hành những biện pháp bắt buộc do Nhà nước qui định. Các loại trách nhiệm pháp lý: Trách nhiệm hình sự. Trách nhiệm dân sự. Trách nhiệm hành chính. Trách nhiệm kỷ luật. Thế nào là người có năng lực trách nhiệm pháp lý (thi) Là người có khả năng nhận thức, điều khiển được việc làm của mình, được tự do lựa chọn cách xử sự và chịu trách nhiệm về hành vi đó Ý nghĩa của trách nhiệm pháp lý: Trừng phạt, ngăn ngừa, giáo dục người vi phạm pháp luật. Giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật. Răn đe mọi người không được vi phạm pháp luật. Trách nhiệm: + Đối với công dân: - Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật. - Chống các hành vi vi phạm pháp luật. + Đối với học sinh: - Vận động mọi người tuân theo pháp luật. - Học tập, lao động tốt. - Đấu tranh chống các hiện tượng vi phạm pháp luật. Ý nghĩa việc áp dụng chế độ trách nhiệm pháp lý để: Trừng phạt, ngăn ngừa cải tạo người vi phạm pháp luật; giáo dục họ có ý thức tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật; Răn đe mọi người không được vi phạm pháp luật giáo dục ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; hoàn thành, bồi dưỡng lòng tin vào pháp luật và công lý trong nhân dân; Ngăn chặn, hạn chế, từng bước xóa bỏ hiện tượng vi phạm pháp luật trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Bài 16: Quyền tham gia quản lý nhà nước quản lý xã hội của công dân. Quyền tham gia quản lý nhà nước, xã hội là gì? Gồm 3 quyền + Quyền tham gia xây dựng bộ máy nhà nước và các tổ chức xã hội. + Tham gia bàn bạc. + Tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá các hoạt động, các công việc chung của Nhà nước và xã hội. Ai có quyền tham gia quản lí nhà nước? Toàn bộ công dân Việt Nam đang sinh sống trong và ngoài nước Công dân thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội bằng cách: + Trực tiếp, cho ví dụ cụ thể? -Trực tiếp: tham gia các công việc của nhà nước, bàn bạc đóng góp ý kiến và giám sát hoạt động của các cơ quan cán bộ công chức nhà nước ( Tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội; Tham gia ứng cử vào Hội đồng nhân dân) + Gián tiếp, cho ví dụ cụ thể? Gián tiếp: Thông qua đại biểu nhân dân để họ kiến nghị lên cơ quan có thẩm quyền giải quyết. (Góp ý xây dựng phát triển kinh tế địa phương, góp ý việc làm của cơ quan quản lí nhà nước trên báo chí) Trách nhiệm của nhà nước: tạo điều kiện và bảo đảm để nhân dân phát huy quyền làm chủ mọi mặt của mình. _ Liên hệ học sinh thực hiện quyền này như thế nào trong nhà trường và địa phương (+ Học tập, lao động tốt, rèn luyện ý thức kỉ luật. + Tham gia, góp ý, xây dựng lớp, chi đoàn + Tham gia các hoạt động ở địa phương + Tham gia hoạt động ủng hộ người nghèo, tuyên truyền kế hoạch hoá gia đình, bài trừ các tệ nạn xã hội. Bài 17: Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. Thế nào là bảo ve Tổ quốc: Bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ chế độ XHCN và Nhà nước CHXHCN Việt Nam Chú ý học sinh thường cho rằng bảo vệ Tổ quốc chỉ là thực hiện nghĩa vụ quân sự. Nên hiểu rõ: Bảo vệ Tổ quốc bao gồm cả việc tham gia xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân, thực hiện nghĩa vụ quân sự, thực hiện chính sách hậu phương quân đội, bảo vệ trật tự, an ninh, xã hội. Vì sao phải bảo vệ Tổ quốc? Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ và trách nhiệm của ai? Của toàn thể công dân Việt Nam sống trên thế giới Theo em, nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc thời bình có gì khác thời đất nước có chiến tranh? (Trong chiến tranh, bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ nền độc lập dân tộc, còn trong giai đoạn cách mạng hiện nay bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và bảo vệ chế độ XHCN) Để bảo vệ Tổ quốc trách nhiệm công dân và học sinh cần làm gì? Liên hệ giới thiệu các hoạt động bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn trật tự an ninh ở địa phương.(thi) a) Trách nhiệm công dân: Tham gia xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân thực hiện nghĩa vụ quân sự, thực hiện chính sách hậu phương quân đội b) Trách nhiệm học sinh - Ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức. - Rèn luyện sức khoẻ, luyện tập quân sự. - Tích cực tham gia phong trào bảo vệ trật tự an ninh trong trường học và nơi cư trú. - Sẵn sàng làm nghĩa vụ quân sự, đồng thời tổ chức vận động người khác thực hiện nghĩa vụ quân sự. Bài 18: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật. 1) Thế nào là sống có đạo đức và tuân theo pháp luật? Là suy nghĩ hành động theo những chuẩn mực đạo đức xã hội; biết chăm lo đến mọi người, đến công việc chung; biết giải quyết hợp lí giữa quyền lợi và nghĩa vụ; lấy lợi ích của xã hội, của dân tộc làm mục tiêu sống và kiên trì hoạt động để thực hiện mục tiêu đó. Cho các ví dụ, hành vi biểu hiện là người có đạo đức, hành vi thể hiện tuân theo pháp luật. 2) Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật có mối quan hệ với nhau: Đạo đức là những phẩm chất bền vững của mỗi cá nhân, nó là động lực điều chỉnh nhận thức, thái độ và tình cảm của mỗi người, trong đó có hành vi pháp luật. Người có đạo đức thì biết tự nguyện thực hiện những qui định của pháp luật. 3) Trách nhiệm của bản thân: Học tập, lao động tốt. Rèn luyện đạo đức, tư cách. Quan hệ tốt với bạn bè, gia đình và xã hội. Nghiêm túc thực hiện pháp luật, trong đó đặc biệt Luật giao thông đường bộ

File đính kèm:

  • docGDCD THCS HK 2 NH 2014.doc