Giáo án môn Giáo dục công dân 7 - Học kì I - Tiết 16 chương trình ngoại khoá trật tự an toàn giao thông (bài hai)

I./ MỤC TIÊU:

Giúp HS hiểu:

- Nêu được quy tắc chung về đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ.

- Giải thích được 1 số qui định cụ thể về trật tự an toàn giao thông đường bộ.

- Biết chấp hành hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ và cách xử lí đúng đắn các tình huống đi đường.

- Biết đánh giá được hành vi của bản thân và của người khác.

- Tôn trọng các qui định về trật tự an toàn giao thông đường bộ.

- Ủng hộ những việc làm tôn trọng những người tôn trọng trật tự an toàn giao thông đường bộ

II./ PHƯƠNG PHÁP: Thảo luận nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, diễn giải, đàm thoại.

III./ TÀI LIỆU: Luật giao thông đường bộ năm 2001, tập ảnh biển báo giao thông đường bộ, bảng phụ.

 

doc3 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1260 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Giáo dục công dân 7 - Học kì I - Tiết 16 chương trình ngoại khoá trật tự an toàn giao thông (bài hai), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 16 TIẾT 16 Chương trình ngoại khoá TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ( Bài hai ) I./ MỤC TIÊU: Giúp HS hiểu: Nêu được quy tắc chung về đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ. Giải thích được 1 số qui định cụ thể về trật tự an toàn giao thông đường bộ. Biết chấp hành hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ và cách xử lí đúng đắn các tình huống đi đường. Biết đánh giá được hành vi của bản thân và của người khác. Tôn trọng các qui định về trật tự an toàn giao thông đường bộ. Ủng hộ những việc làm tôn trọng những người tôn trọng trật tự an toàn giao thông đường bộ II./ PHƯƠNG PHÁP: Thảo luận nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, diễn giải, đàm thoại. III./ TÀI LIỆU: Luật giao thông đường bộ năm 2001, tập ảnh biển báo giao thông đường bộ, bảng phụ. IV./ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: ỔN ĐỊNH: KIỂM TRA BÀI CŨ: a)Em hãy cho biết khái niệm về sức khoẻ? Nguồn gốc của bệnh tật? b) Chúng ta cầm làm gì để có 1 sức khoẻ tốt nhất? 3) BÀI MỚI: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG HĐ1./ GIỚI THIỆU BÀI. GV: Đặt câu hỏi khi xuống phà, xe lớn và người đi bộ đối tượng nào xuống trước, khi lên đối tượng nào lên trước? HS: Trả lời GV: Chuyển ý vào bài mới HĐ2./ TÌM HIỂU QUY ĐỊNH CHUNG VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ GV: Khi đi trên đường chúng ta phải đi bên nào mới đúng qui định? HS: Đi bên tay phải theo chiều đi của mình. GV: Khi gặp biển báo số 123 a thì chúng ta phải làm gì? ( Treo biển báo cho HS quan sát ) HS: Trả lời Không được rẽ trái đó là biển báo cấm. HS: Nhận xét GV: Tổng kết ý kiến: ( treo bảng phụ ghi nội dung bài học) GV: thảo luận phân tích tình huống. HS: thảo luận Câu hỏi tình huống: 1. Ngày chủ nhật Hùng 15 tuổi lấy xe của mẹ đèo em đến nhà bà chơi. Thấy trời nắng, Hùng mang theo chiếc ô. Trên đường đi, Hùng bảo em ngồi đằng sau mở ô che nắng cho hai anh em. Đi được một đoạn thì hai bạn bị cảnh sát giao thông chặn lại. Cả hai ngơ ngác không hiểu vì sao lại bị chặn lại. Em hãy cho biết Hùng vi phạm những qui định nào về an toàn giao thông? Theo em, em của Hùng có vi phạm không vì sao? 2. Lâm điều khiển xe đạp đi trên đường có các hành vi sao đây: Đúng Sai a. Chở 1 em trai 8 tuổi phía sau ¨ b. Vượt xe trước về phía bên phải ¨ c. Có lúc đi lên hè phố ¨ d. Xe đạp không có chuông ¨ đ. Điều khiển xe buông cả hai tay ¨ e. Rẽ trái đột ngột không báo trước ¨ Hãy đánh chéo vào cột đúng hoặc sai HS: đại diện nhóm trình bày câu trả lời của mình HS: Các nhóm khác nhận xét trao đổi bổ sung. GV: Tổng kết, đánh giá. GV: Yêu cầu HS tổng hợp các ý kiến trên trình bày theo gợi ý sau a) Quy định đối với người ngồi trên xe mô tô xe gắn máy tuân theo những quy định nào? b) Quy định đối với người điều khiển xe đạp, người ngồi trên xe đạp phải tuân theo những quy định nào? c) Quy định đối với người điều khiển xe thô sơ phải tuân theo những quy định nào? I./ QUI TẮC CHUNG VỀ GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng phần đường qui định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ. II./ MỘT SỐ QUI ĐỊNH CỤ THỂ: 1./ Người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy không được mang vác vật cồng kềnh, không sử dụng ô, không bám hoặc đẩy các phương tiện khác 2./ Người ngồi xe đạp chỉ được chở tối ta là một người lớn và một trẻ em dưới 7 tuổi, không được sử dụng ô, dù, điện thoại di động. Không đi xe trên đường phố, vườn hoa, công viên 3./ Người điều khiển xe thô sơ phải cho xe đi hàng một và đi đúng phần đường qui định. Hàng hoá trên xe phải đảm bảo an toàn, không gây cản trở giao thông. HĐ3./ TÌM HIỂU QUI ĐỊNH VỀ AN TOÀN GT ĐƯỜNG SẮT. GV: Yêu cầu HS thảo luận lớp: HS: Thảo luận cả lớp Câu hỏi: Khi đi trên đường bộ giao cắt với đường sắt chúng ta phải làm gì? HS: Thảo luận trả lời theo ý kiến của mình. GV: Chốt lại ý kiến HS: Ghi tập III./ MỘT SỐ QUI ĐỊNH VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT: - Khi đi trên đường bộ giao cắt với đường sắt chúng ta cần phải chú ý cả hai phía. Nếu có phương tiện giao thông đường sắt đi tới thì phải kịp thời dừng lại cách rào chắn hoặc đường ray một khoảng cách an toàn. - Không đặt chướng ngại vật trên đường sắt, không trồng cây và đặt các vật cản trở tầm nhìn của người đi đường ở khu vực gần đường sắt. Không khai thác thác đá trên đờng sắt. HĐ4./ CỦNG CỐ: GV: Đưa bài tập tình huống để củng cố toàn bài Đường vào trường sau một đợt mưa kéo dài lầy lội. Nhà trường vận động học sinh thu gôm gạch vụn, đá, sỏi, cát để rải đường. Tuấn rũ Hoàng ra đường tàu ở gần trường để lấy đá. Hoàng ngăn cản Tuấn không nên làm như vậy, nhưng tuấn nói: Mình lấy đá để rải đường của trường, chứ có phải lấy cho mình đâu mà lo. Theo em Tuấn nói điều đó đúng không? Vì sao? Việc lấy đá ở gần đường tàu nguy hiểm như thế nào? HS: Tự làm vào tập HS: trả lời HS: Nhận xét GV: Đánh giá. HĐ5./ DẶN DÒ: Về học bài và chuẩn bị các bài tập sách giáo khoa để tuần sau ôn tập HKI. Chuẩn bị các nội dung quan trọng của bài. Học từ bài 8 đến bài 11. Giải các bài tập sách giáo khoa

File đính kèm:

  • doctuan 16.doc