I./ MỤC TIÊU:
Giúp HS hiểu:
- Ý nghĩa và nội dung của gia đình văn hoá, mối quan hệ giữa vi mô gia đình văn hoá và phẩm chất cuộc sống.
- Hình thành ở HS ý thức , tình cảm yêu thương, gắn bó trong gia đình.
- HS biết giữ gìn gia đình xây dựng gia đình văn hoá. Tránh xa thói hư tật xấu và các tệ nạn xã hội.
II./ PHƯƠNG PHÁP: Thảo luận nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, diễn giải, đàm thoại.
III./ TÀI LIỆU: Các bức ảnh về sinh hoạt gia đình, ảnh về KHHGĐ
IV./ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1) ỔN ĐỊNH:
2) KIỂM TRA BÀI CŨ:
2 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1212 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Giáo dục công dân 7 - Học kì I - Bài 9: Gia đình văn hoá (tiếp thep), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 12 Ngày soạn: 30/10/2010
TIẾT 12 Lớp:- 7A1:
Bài 9 - 7A2:..
- 7A3:.
GIA ĐÌNH VĂN HOÁ
( Tiếp thep )
I./ MỤC TIÊU:
Giúp HS hiểu:
Ý nghĩa và nội dung của gia đình văn hoá, mối quan hệ giữa vi mô gia đình văn hoá và phẩm chất cuộc sống.
Hình thành ở HS ý thức , tình cảm yêu thương, gắn bó trong gia đình.
HS biết giữ gìn gia đình xây dựng gia đình văn hoá. Tránh xa thói hư tật xấu và các tệ nạn xã hội.
II./ PHƯƠNG PHÁP: Thảo luận nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, diễn giải, đàm thoại.
III./ TÀI LIỆU: Các bức ảnh về sinh hoạt gia đình, ảnh về KHHGĐ
IV./ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
ỔN ĐỊNH:
KIỂM TRA BÀI CŨ:
Những tiêu chuẩn nào để công nhận là một gia đình văn hoá?
Thế nào là một gia đình văn hoá?
3) BÀI MỚI:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
HĐ1./ NỘI DUNG BÀI HỌC TIẾO THEO
GV: Ở tiết trước chúng ta đã tìm hiểu các tiêu chuẩn của một gia đình văn hoá. Hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu nội dung bài học còn lại.
GV: Yêu cầu HS nhắc lại các khái niệm mà mình đã học ở tiết trước:
Thế nào là gia đình văn hoá?
Bổn phận của các thành viên trong gia đình?
GV: Cho HS thảo luận tìm hiểu ý nghĩa của gia đình văn hoá:
HS: Chia nhóm để thảo luận
GV: Nêu câu hỏi:
1) Em hiểu gia đình là gì?
HS: Gia đình là tổ ấm nuôi dưỡng con người, là nơi mà con người sinh ra và lớn lên ở đógia đình là tế bào của xã hội.
2) Gia đình có ảnh hưởng như thế nào đối với xã hội?
HS: Gia đình ảnh hưởng đến xã hội như sau: gia đình yên ổn thì xã hội bình yên, gia đình có văn hoá thì xã hội có văn hoá, gia đình giàu có thì xã hội mới vững mạnh
3) Ý nghĩa của gia đình văn hoá?
HS: Trả lời nội dung bài học SGK
GV: Yêu cầu HS nhận xét, bổ sung phần trả lời của các nhóm
HS: Tham gia phát biểu ý kiến của mình
GV: Yêu cầu HS ghi nội dung câu 3) vào tập:
GV: Yêu cầu HS kể những hành vi làm ảnh hưởng xấu đến gia đình?
HS: Ăn chơi xa đoạ, cờ bạc, rượu chè, phá làng xóm, thất học, lười biếng lao động, mâu thuẫn vợ chồng với nhau, anh em cự cãi không thương yêu lẫn nhau
GV: Đó chính là những hành vi trái ngược với gia đình văn hoá. Vậy em hãy cho biết các biểu hiện trái ngược với gia đình văn hoá?
HS: Trả lời SGK
GV: Nhận xét
HS: Ghi tập
GV: Mở rộng thêm trước tình hình bạo lực trong gia đình nên Quốc hội đã tìm giải pháp khắc phục tình trạng này bằng cách ban hành luật pháp cụ thể để xử phạt những hành vi bạo lực trong gia đình.
3./ Ý nghĩa của gia đình văn hoá:
Gia đình là tổ ấm của con người, gia đình yên ổn thì xã hội mới ổn định, góp phần xây dựng xã hội văn minh tiến bộ.
4./ Các biểu hiện trái với gia đình văn hoá:
Coi trọng bạc tiền, không quan tâm giáo dục con cái, không có tình cảm đạo lý, con cái hư hỏng, vợ chồng bất hoà bạo lực trong gia đình.
HĐ3./ CŨNG CỐ
Gia đình em thuộc loại gia đình nào? Bản thân em phải làm gì để xây dựng gia đình văn hoá?
Các biểu hiện trái ngược với gia đình văn hoá?
Làm bài tập e:
Theo em những gia đình sau đây có ảnh hưởng như thế nào đến cộng đồng xã hội:
Gia đình có cha mẹ bất hoà
Gia đình có cha mẹ thiếu gương mẫu ( làm ăn bất chính, nghiện hút
Gia đình có con cái hư hỏng ( ăn chơi, phá quậy, nghiện hút, đua xe)
HĐ4./ DẶN DÒ
Học bài và làm các bài tập đ, g.
Chuẩn bị bài 10. Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ.
Đọc truyện “ Truyện kể từ trang trại”
Trả lời câu hỏi gợi ý
Xem nội dung bài học
Truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ em là gì?
Truyền thống tốt đẹp là gì?
Xem nội dung bài học.
File đính kèm:
- tuan 12.doc