I./ MỤC TIÊU:
Giúp HS hiểu:
- Thế nào là tự trọng và không tự trọng?
- Biểu hiện và ý nghĩa của tính tự trọng.
- HS có nhu cầu và ý thức rèn luyện tính tự trọng.
- HS biết tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác.
- Học tập những tấm gương về lòng tự trọng.
II./ PHƯƠNG PHÁP: kể chuyện phân tích, thảo luận đàm thoại
III./ TÀI LIỆU: Bài tập, tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về tự trọng.
IV./ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
3 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1485 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Giáo dục công dân 7 - Học kì I - Bài 3: Tự trọng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3
TIẾT 3
Bài 3 TỰ TRỌNG
I./ MỤC TIÊU:
Giúp HS hiểu:
Thế nào là tự trọng và không tự trọng?
Biểu hiện và ý nghĩa của tính tự trọng.
HS có nhu cầu và ý thức rèn luyện tính tự trọng.
HS biết tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác.
Học tập những tấm gương về lòng tự trọng.
II./ PHƯƠNG PHÁP: kể chuyện phân tích, thảo luận đàm thoại
III./ TÀI LIỆU: Bài tập, tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về tự trọng.
IV./ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
ỔN ĐỊNH:
KIỂM TRA BÀI CŨ:
A) Em hãy cho biết thế nào là trung thực? Biểu hiện của người trung thực?
B) Trung thực là biểu hiện cao của đức tính gì?
3) BÀI MỚI:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
HĐ1./ GIỚI THIỆU BÀI
Vận dụng câu hỏi B) của phần trả bài miệng. Có thể HS sẽ trả lời: trung thực là biểu hiện cao của tính: tự trọng. Từ đó GV dẫn dắt HS vào bài mới.
HĐ2./ PHÂN TÍCH TRUYỆN ĐỌC
GV: Yêu cầu HS đọc truyện bằng cách phân vai
HS: đọc theo hướng dẫn:
1 em đọc lời dẫn.
1 em đọc lời thoại của ông giáo.
1 em đọc lời thoại của Rô- be.
1 em đọc lời thoại của Sắc- lây.
HS: đọc diễn cảm.
GV: đặt câu hỏi.
1) Vì sao Rô-be lại nhờ em mình là Sác- lây đến trả lại tiền cho người mua diêm- tác giả của câu truyện trên?
HS: Muốn giữ đúng lời hứa, không muốn người khác nghĩ mình nghèo mà nói dối để ăn cắp tiền, không muốn bị coi thường, danh dự bị xúc phạm, mất lòng tin ở mình
2) Việc làm đó thể hiện đức tính gì?
HS: Hành động của Rô- be thể hiện đức tính tự trọng.
GV: Em hãy cho biết thế nào là tự trọng ?
HS: trả lời.
GV: nhận xét.
HS: ghi vào tập.
3) Hành động của Rô- be đã tác động như thế nào đến tình cảm của tác giả?
HS: Từ chỗ nghi ngờ, không tin đến sững sờ, tim se lại vì hối hận và cuối cùng ông nhận nuôi em của Rô- be.
GV: Em hãy cho biết tự trọng có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống?
HS: trả lời.
GV: nhận xét.
HS: ghi tập.
1) Thế nào là tự trọng ?
Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội, biểu hiện ở chỗ: cư xử đàng hoàng đúng mực, biết giữ đúng lời hứa và luôn luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao, không để người khác phải nhắc nhở, chê trách.
2) Ý nghĩa của tự trọng ?
Tự trọng là phẩm chất đạo đức cao quý và cần thiết của mỗi con người. Lòng tự trọng giúp ta có nghị lực vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ, nâng cao phẩm giá, uy tín cá nhân của mỗi con người và nhận được sự quý trọng của mọi người xung quanh.
HĐ3./ TÌM CA DAO, TỤC NGỮ, DANH NGÔN NÓI VỀ TỰ TRỌNG.
GV: hướng dẫn HS tìm ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói lên lòng tự trọng của con người:
HS: làm theo hướng dẫn.
Có thể HS sẽ tìm: “ Chết vinh còn hơn sống nhục”.
“ Chết đứng còn hơn sống quỳ”
“ Đói cho sạch, rách cho thơm”
GV: yêu cầu HS giải thích ý nghĩa của các câu tục ngữ trên?
HS: giải thích.
Có thể HS sẽ tìm câu danh ngôn: “ Chỉ có tính tự lập và tự trọng mới có thể nâng chúng ta lên trên những nhỏ nhen của cuộc sống và những bão táp của số phận”.
A. X. Pu- Skin.
GV: yêu cầu HS ghi các câu tục ngữ và danh ngôn trên vào tập
HS: ghi vào tập.
* Tục ngữ:
- Chết vinh còn hơn sống nhục.
- Chết đứng còn hơn sống quỳ.
- Đói cho sạch, rách cho thơm.
* Danh ngôn: “ “ Chỉ có tính tự lập và tự trọng mới có thể nâng chúng ta lên trên những nhỏ nhen của cuộc sống và những bảo táp của số phận”.
HĐ4./ TÌM NHỮNG BIỂU HIỆN TRÁI NGƯỢC VỚI TỰ TRỌNG .
GV: Tìm những hành vi không tự trọng trong thực tế?
HS: Sai hẹn, Sống buông thả, Không biết ăn năn, Không biết xấu hổ, Nịnh bợ luồng cúi, Bắt nạt người khác, Tham gia tệ nạn xã hội, Sống lượm thượm, Không trung thực dối trá
GV: nhận xét đánh giá.
HS: bổ sung.
GV: yêu cầu HS kể những bạn học trong lớp luôn luôn thể hiện tính tự trọng? Đó là những việc làm gì?
HS: tự kể, các bạn bổ sung.
HĐ5./ LUYỆN TẬP + CŨNG CỐ
GV: hướng dẫn HS làm bài tập tại lớp:
Bài tập a)
HS: tự làm
Đáp án: 1); 2).
Bài tập b)
HS: tự kể
GV: Tìm những biểu hiện của tính tự trọng trong học tập?
HĐ6./ DẶN DÒ:
Về học bài làm các bài tập c, d, đ. SGK trang 12.
Chuẩn bị bài 4: “ ĐẠO ĐỨC VÀ KỈ LUẬT”
Đọc truyện và trả lời gợi ý,
Thế nào là đạo đức?
Thế nào là kỉ luật?
Xem phần nội dung bài học.
File đính kèm:
- tuan 3.doc