Giáo án môn Giáo dục công dân 7 - Bài 8: Khoan dung

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Về kiến thức: - Hiểu được thế nào là khoan dung.

 - Một số biểu hiện của lòng khoan dung.

 - Ý nghĩa của lòng khoan dung.

2. Về kỹ năng: Biết thể hiện lòng khoan dung trong quan hệ với mọi người xung quanh.

3. Về thái độ:

 - Khoan dung độ lượng với mọi người

 - Phê phán sự định kiến hẹp hòi,cố chấp trong quan hệ giữa người với người.

 - Tích hợp tấm gương khoan dung của Bác Hồ.

II. CÁC KĨ NĂNG CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC:

- Trình bày suy nghĩ, ý tưởng về biểu hiện và ý nghĩa của lòng khoan dung.

- Tư duy phê phán đối với hành vi khoan dung hoặc thiếu khoan dung.

- Giao tiếp/ứng xử, kỹ năng thể hiện sự cảm thông /chia sẻ, kỹ năng kiểm soát cảm xúc trong những tình huống liên quan đến phẩm chất khoan dung.

 

doc4 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1624 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Giáo dục công dân 7 - Bài 8: Khoan dung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10: NS: 28 /10/2012 Tiết 10: NG: 31/10/2012 Bài 8: KHOAN DUNG I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Về kiến thức: - Hiểu được thế nào là khoan dung. - Một số biểu hiện của lòng khoan dung. - Ý nghĩa của lòng khoan dung. 2. Về kỹ năng: Biết thể hiện lòng khoan dung trong quan hệ với mọi người xung quanh. 3. Về thái độ: - Khoan dung độ lượng với mọi người - Phê phán sự định kiến hẹp hòi,cố chấp trong quan hệ giữa người với người. - Tích hợp tấm gương khoan dung của Bác Hồ. II. CÁC KĨ NĂNG CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC: - Trình bày suy nghĩ, ý tưởng về biểu hiện và ý nghĩa của lòng khoan dung. - Tư duy phê phán đối với hành vi khoan dung hoặc thiếu khoan dung. - Giao tiếp/ứng xử, kỹ năng thể hiện sự cảm thông /chia sẻ, kỹ năng kiểm soát cảm xúc trong những tình huống liên quan đến phẩm chất khoan dung. III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: GV đọc điểm kiểm tra một tiết và nhắc nhở HS. 3. Dạy - học bài mới: a. GV giới thiệu: Trong cuộc sống hàng ngày, không phải lúc nào chúng ta cũng đúng, nhưng vấn đề là phải nhận ra lỗi lầm của mình để sửa chữa và quan trọng hơn nữa là sự tha thứ của đối phương. Đó là nội dung chính của bài học hôm nay. b. Hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy – trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Khai thác truyện đọc *GV cho HS phân vai đọc truyện (3 vai: cô Vân, bạn Khôi và dẫn truyện), sau đó cho HS trả lời các câu hỏi trực tiếp theo gợi ý/24: H: Thái độ của Khôi với cô giáo lúc đầu? Về sau thay đổi như thế nào ? HS: Lúc đầu đứng dậy nói to, sau chứng kiến cô tập viết đã cúi đầu –rơm rớm nước mắt –giọng nghèn nghẹn và xin cô tha lỗi vì biết được nguyên nhân. H: Cô Vân có những việc làm như thế nào trước thái độ của Khôi ? HS: Cô đứng lặng người, mắt chớp, mặt tái dần, rơi phấn, xin lỗi HS -> Tập viết và tha lỗi cho HS. H: Em có nhận xét gì về việc làm và thái độ của cô giáo Vân ? HS: Cô Vân kiên trì, có lòng độ lượng và tha thứ... H: Em rút ra bài học gì qua câu chuyện trên ? HS: Không nên vội vàng định kiến khi đánh giá người khác, cần biết chấp nhận và tha thứ cho người khác. =>GV nhấn mạnh: Biết lắng nghe người khác là bước đầu tiên quan trọng hướng tới lòng khoan dung. Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học *GV hướng dẫn HS rút ra bài học từ thông tin mục II/25 H: Em hiểu thế nào là khoan dung ? - Người khoan dung là người như thế nào ? - Cho ví dụ về lòng khoan dung? H: Cho biết biểu hiện của lòng khoan dung ? =>GV tích hợp: Bác luôn thông cảm và tha thứ cho người có lỗi lầm và biết hối cải ... H: Vì sao cần phải có lòng khoan dung ? H: Chúng ta cần rèn luyện như thế nào để có lòng khoan dung ? HS: Sống cởi mở và gần gũi với mọi người, cư xử chân thành và rộng lượng, tôn trọng và chấp nhận sở thích –cá tính –thói quen người khác theo chuẩn mực XH. =>HS trả lời và bổ sung, GV chuẩn xác và chốt lại: Khoan dung là một đức tính cao đẹp và có ý nghĩa to lớn trong cuộc sống con người. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm liên hệ thực tế *GV chia nhóm cho HS thảo luận (3’): N1: Vì sao cần phải biết lắng nghe và chấp nhận ý kiến của người khác ? (Vì có như vậy mới không hiểu lầm, không gây bất hoà và không đối xử nghiệt ngã với nhau ->Tin tưởng, thông cảm, sống chân thành và cởi mở với nhau). N2: Làm thế nào để có thể hợp tác nhiều hơn với bạn? (Phải tin vào bạn, chân thành, biết lắng nghe và chấp nhận ý kiến đúng, đoàn kết thân ái, không ghen ghét)... N3: Khi bạn có bất đồng, hiểu lầm hoặc khuyết điểm ta nên xử sự như thế nào ? (Tìm nguyên nhân ->giải thích, thuyết phục và góp ý để bạn hiểu -> Tạo điều kiện để giảng hoà -> Tha thứ, thông cảm và không định kiến)... N4: Tìm các câu ca dao, tục ngữ nói về lòng khoan dung ? (“Một sự nhịn, chín sự lành”, “Chín bỏ làm mười”, “Giơ cao đánh khẽ”, Đất có chỗ bồi chỗ lở - Ngựa có con dở con hay”, Mía có đốt sâu đốt lành”, “Năm ngón tay có ngón ngắn ngón dài”,“Những người đức hạnh thuận hoà – Đi đâu cũng được người ta tôn sùng”)... =>Đại diện nhóm HS trả lời và bổ sung, GV chốt lại: Nhờ có lòng khoan dung mà cuộc sống trở lên lành mạnh và dễ chịu. Hoạt động 4: Luyện tập - ọi 2 HS lên bảng làm bài tập b/25, cả lớp làm vào vở -Cho HS sắm vai theo bài tập c và d /25 =>GV nhận xét, tuyên dương và động viên HS. I. Truyện đọc: “Hãy tha lỗi cho em” II. Nội dung bài học 1. Khái niệm: - Khoan dung là rộng lòng tha thư. - Người có lòng khoan dung: + Luôn tôn trọng và thông cảm người khác. + Biết tha thứ khi họ hối hận và sửa chữa. 2. Biểu hiện: - Biết lắng nghe, thông cảm và tin tưởng. - Biết tha thứ và chấp nhận người khác. - Tôn trọng và không định kiến, hẹp hòi... 3. Ý nghĩa: - Là đức tính quý báu của con người. - Được mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt. - Cuộc sống lành mạnh, thân ái, dễ chịu. III. Bài tập. * Bài b/25: Hành vi thể hiện lòng khoan dung là 1, 3, 5, 7. 4. Củng cố: * GV cho HS giải thích câu tục ngữ (SGK /25): “Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại” ? =>Ý nói khi người khác biết lỗi và sửa chữa thì ta nên tha thứ, chấp nhận và đối xử tử tế... 5. Đánh giá: GV chia nhóm cho HS sắm vai theo 2 tình huống: - Lâm ngồi bàn trước hay rung đùi và tựa lưng vào bàn của Sơn, Sơn bực mình lấy mực bôi vào mép bàn làm áo trắng của Lâm vấy mực - Lan và Hồng chơi với nhau khá thân, mấy hôm nay không hiểu sao Lan giận Hồng và không đến rủ Hồng đi học như trước nữa =>Sau đó, GV cho cả lớp nhận xét và rút ra bài học từ 2 tình huống. 6. Hoạt động nối tiếp: - Học bài theo nội dung bài học. - Hoàn chỉnh các bài tập vào vở. - Chuẩn bị bài mới. 7. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docGDCD7 tiet 10.doc
Giáo án liên quan