I – Mục tiêu :
Sau khi học xong bài học, hs biết :
- Hệ thống được quá trình phát triển của lịch sử nước ta từ buổi đầu dựng nước đến cuối thế kỷ XIX.
- Nhớ được các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn.
- Tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc.
II- Đồ dùng dạy học :
- Băng thời gian biểu thị các thời kỳ lịch sử trong sgk được phóng to.
- Phiếu học tập.
III- Các hoạt động dạy - học :
4 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 906 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý, Lịch sử 4 - Lê Văn Tính - Tuần 33, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN : 33 KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn : LỊCH SỬ
Bài 29 : TỔNG KẾT
Ngày dạy : - 5 - 2007
Giáo viên : Lê Văn Tính
I – Mục tiêu :
Sau khi học xong bài học, hs biết :
- Hệ thống được quá trình phát triển của lịch sử nước ta từ buổi đầu dựng nước đến cuối thế kỷ XIX.
- Nhớ được các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn.
- Tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc.
II- Đồ dùng dạy học :
Băng thời gian biểu thị các thời kỳ lịch sử trong sgk được phóng to.
Phiếu học tập.
III- Các hoạt động dạy - học :
A – Kiểm tra bài cũ : 5 phút
2 hs trả lời câu hỏi trong sgk của bài tuần trước .
Nhận xét bài cũ .
B - Dạy bài mới :
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1 phút
8 phút
10 phút
10 phút
1. Giới thiệu bài : Tổng kết.
2. Hoạt động 1 : Làm việc cá nhân.
. Mục tiêu : Hs hệ thống được quá trình phát triển của lịch sử nước ta từ buổi đầu dựng nước đến cuối thế kỷ XIX.
. Cách tiến hành :
- Gv đưa băng thời gian, giải thích băng thời gian, yêu cầu hs điền nội dung các thời kỳ, triều đại vào ô trốngcho chính xác .
- Cho hs lần lượt trình bày, Gv chốt ý.
3. Hoạt động 2 : Làm việc nhóm.
. Mục tiêu : Hs nhớ được các nhân vật lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn.
. Cách tiến hành :
- Gv đưa ra danh sách các nhân vật lịch sử ( theo sgv trang 56 ). Yêu cầu các nhóm ghi tóm tắt về công lao của các nhân vật lịch sử đó.
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- Gv chốt ý.
3. Hoạt động 2 : Làm việc nhóm.
. Mục tiêu : Hs nhớ được các sự kiện, các địa danh lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn.
. Cách tiến hành :
- Gv đưa ra một số các địa danh, di tích lịch sử, văn hoá ( theo sgv trang 56 ). Yêu cầu các nhóm điền thêm thời gian hoặc sự kiện lịch sử gắn liền với các địa danh, di tích lịch sử, văn hoá đó.
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- Gv chốt ý.
- Hs làm việc theo yêu cầu, lần lượt trình bày.
- Hs thảo luận trong nhóm, cử đại diện trình bày, lớp nhận xét.
- Hs thảo luận trong nhóm, cử đại diện trình bày, lớp nhận xét.
C- Củng cố – dặn dò : 4 phút
Cho hs nhắc lại nội dung bài học .
Về nhà xem lại bài học, học thuộc bài .
Bài sau : Kiểm tra ĐKCHK2 môn Lịch sử.
Nhận xét tiết học .
Rút kinh nghiệm
TUẦN : 33 KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn : ĐỊA LÝ
Bài 30 : KHAI THÁC KHOÁNG SẢN VÀ HẢI SẢN
Ở VÙNG BIỂN VIỆT NAM
Ngày dạy : - 5 - 2007
Giáo viên : Lê Văn Tính
I – Mục tiêu :
Sau khi học xong bài học, hs có khả năng :
- Biết vùng biển nước ta có nhiều hải sản, dầu khí. Nước ta đang khai thác dầu khí ở thềm lục địa phía Nam và khai thác cát trắng ở ven biển .
- Nêu thứ tự tên các công việc từ đánh bắt đến xuất khẩu hải sản của nước ta.
- Chỉ trên bản đồ vùng đánh bắt nhiều hải sản và vùng khai thác dầu khí ở nước ta.
- Một số nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn hải sản và ô nhiễm môi trường biển.
- Có ý thức bảo vệ môi trường biển khi đi tham quan, nghỉ mát ở vùng biển .
II- Đồ dùng dạy học :
Các bản đồ : địa lý tự nhiên Việt Nam , bản đồ công nghiệp, nông nghiệp VN.
Tranh ảnh về đánh bắt hải sản, khai thác dầu khí.
III- Các hoạt động dạy - học :
A – Kiểm tra bài cũ : 5 phút
2 hs lên bảng trả lời câu hỏi trong bài 29 .
Nhận xét bài cũ .
B - Dạy bài mới :
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1 phút
10 phút
5 phút
1. Giới thiệu bài : Khai thác khoáng sản và hải sản ở vùng biển Việt Nam.
2. Hoạt động 1 : Khai thác khoáng sản.
. Mục tiêu : Hs biết được nước ta đang khai thác dầu khí ở thềm lục địa phía Nam và khai thác cát trắng ở ven biển.
. Cách tiến hành : Làm việc theo cặp :
- Cho hs dựa vào sgk, tranh ảnh, vốn hiểu biết để trả lời các câu hỏi:
+ Tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất ở vùng biển nước ta là gì ?.
+ Nước ta đang khai thác những khoáng sản nào ở vùng biển VN ? Ở đâu ? Dùng để làm gì ?
+ Tìm và chỉ trên bản đồ vị trí nơi đang khai thác các khoáng sản đó ?
- Đại diện vài nhóm trình bày trước lớp.
- Gv giúp hs hoàn chỉnh phần trình bày .
3. Hoạt động 2 : Đánh bắt và nuôi trồng hải sản .
. Mục tiêu : Hs nêu tên các công việc từ đánh bắt đến xuất khẩu hải sản của nước ta. Chỉ trên bản đồ vùng đánh bắt nhiều hải sản . Nêu một số nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn hải sản và ô nhiễm môi trường biển.
. Cách tiến hành : Làm việc theo nhóm.
- Cho các nhóm dựa vào tranh ảnh, bản đồ , sgk để trả lời các câu hỏi :
+ Nêu những dẫn chứng thể hiện nước ta có nhiều hải sản.
+ Hoạt động đánh bắt hải sản của nước ta diễn ra như thế nào? Những nơi nào có nhiều hải sản ? Hãy tìm những nơi đó trên bản đồ.
+ Trả lời các câu hỏi của mục 2 sgk.
+ Ngoài việc đánh bắt, nhân dân ta còn làm gì để có thêm nhiều hải sản ?
+ Nêu một số nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn hải sản và ô nhiễm môi trường biển.
- Cho các nhóm trình bày . Gv giúp hs hoàn chỉnh phần trình bày.
- Hs làm việc với sgk, trao đổi trong nhóm về các câu hỏi .
- Đại diện vài hs trình bày, lớp nhận xét, bổ sung .
- Hs làm việc với sgk, Hs thảo luận theo nhóm .
- Đại diện các nhóm trả lời .
- Cả lớp góp ý bổ sung .
C- Củng cố – dặn dò : 5 phút
Cho hs nhắc lại nội dung bài học .
Về nhà xem lại bài học, học thuộc bài .
Bài sau : Ôn tập.
Nhận xét tiết học .
Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- LS-DL4 33.doc