I – Mục tiêu :
Sau khi học xong bài học, hs biết :
- Ở thế kỷ XVI - XVII, nước ta nổi lên 3 thành thị lớn : Thăng Long, Phố Hiến, Hội An.
- Sự phát triển của thành thị chứng tỏ sự phát triển của nền kinh tế , đặc biệt là thương mại.
II- Đồ dùng dạy học :
- Bản đồ VN , tranh vẽ cảnh Thăng Long, Phố Hiến ở thế kỷ XVI-XVII .
- Phiếu học tập.
III- Các hoạt động dạy - học :
4 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 906 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý, Lịch sử 4 - Lê Văn Tính - Tuần 27, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN : 27 KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn : LỊCH SỬ
Bài 23 : THÀNH THỊ Ở THẾ KỶ XVI - XVII
Ngày dạy : 19- 3 - 2007
Giáo viên : Lê Văn Tính
I – Mục tiêu :
Sau khi học xong bài học, hs biết :
- Ở thế kỷ XVI - XVII, nước ta nổi lên 3 thành thị lớn : Thăng Long, Phố Hiến, Hội An.
- Sự phát triển của thành thị chứng tỏ sự phát triển của nền kinh tế , đặc biệt là thương mại.
II- Đồ dùng dạy học :
- Bản đồ VN , tranh vẽ cảnh Thăng Long, Phố Hiến ở thế kỷ XVI-XVII .
- Phiếu học tập.
III- Các hoạt động dạy - học :
A – Kiểm tra bài cũ : 5 phút
2 hs trả lời câu hỏi trong sgk của bài tuần trước .
Nhận xét bài cũ .
B - Dạy bài mới :
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1 phút
10 phút
15 phút
1. Giới thiệu bài : Thành thị ở thế kỉ XVI - XVII.
2. Hoạt động 1 : Làm việc theo nhóm.
. Mục tiêu : Hs biết trình bày khái niệm thành thị, biết xác định vị trí của Thăng Long, Phố Hiến, Hội An trên bản đồ.
. Cách tiến hành :
- Gv giới thiệu khái niệm thành thị.
- Yêu cầu hs xác định trên BĐVN vị trí của Thăng Long, Phố Hiến, Hội An.
- Yêu cầu các nhóm hoàn thành bảng thống kê ( theo mẫu trong sgv trang 49 )
3. Hoạt động 2 : Thảo luận cả lớp.
. Mục tiêu : Hs biết được tình hình phát triển của nền kinh tế , sự phát triển của 3 thành phố lúc bấy giờ.
. Cách tiến hành :
- Thảo luận nhóm theo gợi ý :
+ Nhận xét chung về số dân, quy mô và hoạt động buôn bán trong các thành thị ở nước ta vào thế kỉ XVI - XVII.
+ Theo em, hoạt động buôn bán ở các thành thị trên nói lên tình hình kinh tế nước ta thời đó ntn ?
- Cho các nhóm trình bày, Gv chốt ý đúng .
- KL : theo sgv trang 49.
- Hs làm việc với bản đồ và sgk, xác định vị trí của Thăng Long, Phố Hiến, Hội An.
- Các nhóm nghiên cứu sgk, thảo luận để điền phiếu.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Hs làm việc với sgk, thảo luận trong nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Lớp góp ý, bổ sung.
C- Củng cố – dặn dò : 4 phút
Cho hs nhắc lại nội dung bài học .
Về nhà xem lại bài học, học thuộc bài .
Bài sau : Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long.
Nhận xét tiết học .
Rút kinh nghiệm
TUẦN : 27 KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn : ĐỊA LÝ
Bài 24 : DẢI ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG
Ngày dạy : 23 - 3 -2007
Giáo viên : Lê Văn Tính
I – Mục tiêu :
Sau khi học xong bài học, hs biết :
- Dựa vào bản đồ, lược đồ Việt Nam chỉ và đọc tên các đồng bằng ở duyên hải miền Trung .
Duyên hải miền Trung có nhiều đồng bằng nhỏ hẹp, nối với nhau tạo thành dải đồng bằng với nhiều đồi cát ven biển .
Nhận xét lược đồ, ảnh, bảng số liệu để biết đặc điểm nêu trên.
Chi sẻ với người dân miền Trung về khó khăn do thiên tai gây ra.
II- Đồ dùng dạy học :
Các bản đồ : hành chính, địa lý tự nhiên Việt Nam
Lược đồ trống VN.
III- Các hoạt động dạy - học :
A – Kiểm tra bài cũ : 5 phút
2 hs lên bảng trả lời câu hỏi trong bài 23 .
Nhận xét bài cũ .
B - Dạy bài mới :
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1 phút
15 phút
10 phút
1. Giới thiệu bài : Dải đồng bằng duyên hải miền Trung
2. Hoạt động 1 : Làmviệc cả lớp.
. Mục tiêu : Hs dựa vào bản đồ, lược đồ Việt Nam chỉ đúng vị trí và đọc đúng tên, nêu được đặc điểm nhỏ hẹp, nối với nhau tạo thành dải đồng bằng với nhiều đồi cát ven biển của các đồng bằng ở duyên hải miền Trung .
. Cách tiến hành :
- Cho hs quan sát BĐ ĐL-TN VN, yêu cầu hs trao đổi với nhau về tên, vị trí, độ lớn của các ĐBDHMT, từ đó nêu lên đặc điểm của dải đồng bằng này.
- Cho vài hs lên chỉ trên bản đồ và giới thiệu tên các đồng bằng, nêu đặc điểm chung.
- Gv giới thiệu thêm một số tranh ảnh về đầm phá, cồn cát được trồng phi lao và giới thiệu các dạng địahình phổ biến xen đồng bằng ở đây, về hoạt động cải tạo thiên nhiên của con người. Gợi ý cho hs lý giải vì sao các đồng bằng miền Trung lại nhỏ hẹp.
3. Hoạt động 2 : Làm việc theo cặp .
. Mục tiêu : Hs biết được sự khác biệt về khí hậu giữa khu vực phía Bắc và phía Nam.
. Cách tiến hành :
- Yêu cầu hs quan sát hình 1, 4 sgk, để hoàn thành các sau :
+ Chỉ dãy núi Bạch Mã.
+ Đọc tên 2 thành phố ở phía Bắc và phía Nam dãy núi Bạch Mã.
+ Mô tả đoạn đường vượt núi trên đèo Hải Vân.
- Gv giải thích vai trò chắn gió của dãy Bạch Mã, nói thêm về sự khác biệt khí hậu giữa hai khu vực Bắc và Nam dãy Bạch Mã, giải thích hiện tượng và nêu tác hại của gió Lào, giải thích hiện tượng và tác dụng của gió mùa Đông Bắc.
- Hs quan sát BĐ ĐL-TN VN, trao đổi với nhau về tên, vị trí, đặc điểm của dải đồng bằng duyên hải miền Trung.
- Vài hs lên chỉ vào bản đồ và giới thiệu .
- Vài hs giải thích .
- Hs làm việc với sgk, Hs thảo luận theo cặp.
- Đại diện vài hs trả lời .
- Cả lớp góp ý bổ sung .
C- Củng cố – dặn dò : 5 phút
Cho hs nhắc lại nội dung bài học .
Về nhà xem lại bài học, học thuộc bài .
Bài sau : Người dân và hoạt động sản xuất ở đồng bằng duyên hải miền Trung
Nhận xét tiết học .
Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- LS-DL4 27.doc