Giáo án môn Địa lý 4 - Bài 6: Một số dân tộc ở Tây Nguyên

I. MỤC TIÊU

 Học xong bài này, HS biết:

· Một số dân tộc ở Tây Nguyên.

· Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, buôn làng, sinh hoạt, trang phục, lễ hội của một số dân tộc ở Tây Nguyên.

· Mô tả về nhà rông ở Tây Nguyên.

· Dựa vào lược đồ (bản đồ), tranh, ảnh để tìm ra kiến thức.

· Yêu quý các dân tộc ở Tây Nguyên và có ý thức tôn trọng truyền thống văn hóa của các dân tộc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

· Tranh, ảnh về nhà sàn, buôn làng, trang phục, lễ hội, các loại nhạc cụ dân tộc của Tây Nguyên.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 

doc2 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 2795 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý 4 - Bài 6: Một số dân tộc ở Tây Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỊA LÍ Bài 6 : MỘT SỐ DÂN TỘC Ở TÂY NGUYÊN I. MỤC TIÊU Học xong bài này, HS biết: Một số dân tộc ở Tây Nguyên. Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, buôn làng, sinh hoạt, trang phục, lễ hội của một số dân tộc ở Tây Nguyên. Mô tả về nhà rông ở Tây Nguyên. Dựa vào lược đồ (bản đồ), tranh, ảnh để tìm ra kiến thức. Yêu quý các dân tộc ở Tây Nguyên và có ý thức tôn trọng truyền thống văn hóa của các dân tộc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Tranh, ảnh về nhà sàn, buôn làng, trang phục, lễ hội, các loại nhạc cụ dân tộc của Tây Nguyên. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Khởi động (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (4’) GV gọi 2 HS làm bài tập 2, 3 / 13 VBT Địa lí. GV nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới (30’) Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Tây Nguyên – nơi có nhiều dân tộc chung sống Hoạt động 1 : Làm việc cá nhân Mục tiêu : HS biết một số dân tộc ở Tây Nguyên. Cách tiến hành : Bước 1 : - Yêu cầu HS đọc mục 1 trong SGK, trả lời các câu hỏi trong SGV trang 70. - Làm việc cá nhân. Bước 2 : - GV gọi một vài HS trả lời các câu hỏi trước lớp. - Một vài HS trả lời các câu hỏi trước lớp. - GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời. Kết luận: Tây Nguyên tuy có nhiều dân tộc cùng chung sống nhưng đây lại là nơi thưa dân nhất nước ta. 2. Nhà rông ở Tây Nguyên Hoạt động 2 : Làm việc theo nhóm Mục tiêu: Mô tả về nhà rông ở Tây Nguyên. Cách tiến hành : Bước 1 : - GV yêu cầu các nhóm dựa vào mục 2 trong SGK và tranh, ảnh về nhà ở, buôn làng, nhà rông của các dân tộc ở Tây Nguyên để thảo luận các câu hỏi trong SGV trang 70. - Làm việc theo nhóm. Bước 2 : - Gọi các nhóm trình bày. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. - GV sửa chữa và giúp các nhóm hoàn thiện câu trả lời. Kết luận: Các dân tộc ở Tây Nguyên sống tập trung thành các buôn, sinh hoạt tập thể ở nhà rông 3.Trang phục, lễ hội Hoạt động 3 : Làm việc theo nhóm Mục tiêu: Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, buôn làng, sinh hoạt trang phục, lễ hội của một số dân tộc ở Tây Nguyên. Cách tiến hành : Bước 1 : - GV yêu cầu HS đọc thầm mục 3 trong SGK và các hình 1, 2, 3, 4, 5 6, trả lời câu hỏi trong SGV trang 70. - Làm việc theo nhóm. Bước 2 : - Gọi các nhóm trình bày. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. - GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời. Kết luận: Trang phục truyền thống của các dân tộc được trang trí hoa văn, nhiều màu sắc. Gái trai đều thích mang đồ trang sức bằng kim loại. Người dân Tây Nguyên rất yêu thích nghệ thuật và sáng tạo ra nhiều loại nhạc cụ dân tộc độc đáo. Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò - Gọi HS trình bày lại những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, buôn làngvà sinh hoạt của người dân ở Tây Nguyên. - 1, 2 HS trình bày. - GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà làm bài tập ở VBT địa lí và chuẩn bị bài mới. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :

File đính kèm:

  • docDIA LI 6.doc