I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS biết:
· Vị trí các cao nguyên ở Tây Nguyên.
· Trình bày được mộ số đặc điểm của Tây Nguyên (vị trí, địa hình, khí hậu).
· Dựa vào lược đồ (bản đồ), bảng số liệu, tranh , ảnh để tìm ra kiến thức.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
· Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
· Tranh, ảnh và tư liệu về các cao nguyên ở Tây Nguyên.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Khởi động (1)
2. Kiểm tra bài cũ (4)
· GV gọi 2 HS làm bài tập 1, 2 / 11 VBT Địa lí.
· GV nhận xét, ghi điểm.
2 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 5550 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý 4 - Bài 5: Tây nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỊA LÍ
Bài 5 : TÂY NGUYÊN
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS biết:
Vị trí các cao nguyên ở Tây Nguyên.
Trình bày được mộ số đặc điểm của Tây Nguyên (vị trí, địa hình, khí hậu).
Dựa vào lược đồ (bản đồ), bảng số liệu, tranh , ảnh để tìm ra kiến thức.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
Tranh, ảnh và tư liệu về các cao nguyên ở Tây Nguyên.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Khởi động (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
GV gọi 2 HS làm bài tập 1, 2 / 11 VBT Địa lí.
GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới (30’)
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Tây Nguyên – xứ sở của cao nguyên xếp tầng
Hoạt động 1 : Làm việc cả lớp.
Mục tiêu :
HS biết vị trí các cao nguyên ở Tây Nguyên.
Cách tiến hành :
- GV chỉ vị trí của khu vực Tây Nguyên trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam treo tường và nói: Tây Nguyên là vùng đất cao, rộng lớn, gồm các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau.
- HS quan sát bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam treo tường và theo dõi GV chỉ trên bản đồ.
- GV yêu cầu HS chỉ vị trí của các cao nguyên trên lược đồ hình 1 trong SGK và đọc tên các cao nguyên theo hướng từ Bắc xuống Nam.
- 1 HS chỉ vị trí của các cao nguyên trên lược đồ hình 1 trong SGK và đọc tên các cao nguyên theo hướng từ Bắc xuống Nam.
- GV gọi HS lên bảng chỉ trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam treo tường và đọc tên các cao nguyên (theo thứ tự từ Bắc xuống Nam).
- 1 HS chỉ bản đồ và đọc tên các cao nguyên.
- GV yêu cầu HS dựa vào bảng số liệu ở mục 1 trong SGK, xếp tầng các cao nguyên theo thứ tự từ thấp đến cao.
- HS dựa vào bảng số liệu ở mục 1 trong SGK, xếp tầng các cao nguyên theo thứ tự từ thấp đến cao.
Kết luận: Tây Nguyên là vùng đất cao, rộng lớn, gồm các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau.
Hoạt động 2 : Làm việc theo nhóm.
Mục tiêu:
Trình bày được mộ số đặc điểm của Tây Nguyên (vị trí, địa hình).
Cách tiến hành :
Bước 1 :
- GV chia lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm một số tranh ảnh và tư liệu về một cao nguyên.
- Nhận tranh ảnh và tư liệu.
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận : Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu của cao nguyên (mà nhóm được phân công tìm hiểu).
- Làm việc theo nhóm.
Bước 2 :
- Gọi các nhóm trình bày.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình kết hợp với minh họa bằng tranh, ảnh.
Bước 3 :
- GV sửa chữa, bổ sung giúp từng nhóm hoàn thiện phần trình bày.
2. Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt : mùa mưa và mùa khô
Hoạt động 3 : Làm việc cá nhân
Mục tiêu:
Trình bày được đặc điểm khí hậu của Tây Nguyên.
Cách tiến hành :
Bước 1 :
- GV yêu cầu HS dựa vào bảng số liệu ở mục 2 trong SGK, từng HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong SGV trang 69
Bước 2:
- GV gọi 1- 2 HS trả lời câu hỏi trước lớp.
- 1- 2 HS trả lời trước lớp.
- GV sửa chữa và hoàn thiện phần trả lời của HS.
Kết luận: Tây Nguyên có 2 mùa rõ rệt : mùa mưa và mùa khô
Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò
- Gọi HS trình lại những đặc điểm tiêu biểu về vị trí, địa hình và khí hậu của Tây Nguyên.
- 1, 2 HS trình bày.
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà làm bài tập ở VBT và chuẩn bị bài mới.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
File đính kèm:
- DIA LI 5.doc