I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS biết:
· Chỉ vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn trên lược đồ và bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
· Trình bày một số đặc điểm của dãy núi Hoàng Liên Sơn (vị trí, địa hình, khí hậu)
· Mô tả đỉnh núi Phan- xi-păng.
· Dựa vào lược đồ (bản đồ), tranh , ảnh, bảng số liệu để tìm ra kiến thức.
· Tự hào về cảnh đẹp thiên nhiên của đất nước Việt Nam.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
· Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
· Tranh, ảnh về dãy núi Hoàng Liên Sơn và đỉnh núi Phan- xi-păng.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Khởi động (1)
2. Bài mới (30)
2 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 2016 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý 4 - Bài 1: Dãy núi Hoàng Liên Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỊA LÍ
Bài 1 : DÃY NÚI HOÀNG LIÊN SƠN
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS biết:
Chỉ vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn trên lược đồ và bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
Trình bày một số đặc điểm của dãy núi Hoàng Liên Sơn (vị trí, địa hình, khí hậu)
Mô tả đỉnh núi Phan- xi-păng.
Dựa vào lược đồ (bản đồ), tranh , ảnh, bảng số liệu để tìm ra kiến thức.
Tự hào về cảnh đẹp thiên nhiên của đất nước Việt Nam.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
Tranh, ảnh về dãy núi Hoàng Liên Sơn và đỉnh núi Phan- xi-păng.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Khởi động (1’)
2. Bài mới (30’)
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Hoàng Liên Sơn – dãy núi cao và đồ sộ nhất việt nam
Hoạt động 1 : LÀM VIỆC CÁ NHÂN
Mục tiêu :
Chỉ vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn trên lược đồ và bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
Trình bày một số đặc điểm của dãy núi Hoàng Liên Sơn (vị trí, địa hình)
Cách tiến hành :
Bước 1 :
- GV chỉ vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam treo trên tường và yêu cầu HS dựa vào kí hiệu, tìm vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn ở hình 1 trong SGK.
- Yêu cầu HS dựa vào lược đồ hình 1 và kênh chữ ở mục 1 trong SGK, trả lời các câu hỏi trong SGV trang 59.
- Làm việc cá nhân.
Bước 2 :
- Gọi HS trình bày kết quả làm việc trước lớp. .
- HS trình bày kết quả làm việc trước lớp.
- Yêu cầu HS chỉ vị trí dãy núi Hoàng Liên Sơn và mô tả dãy núi Hoàng Liên Sơn trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam treo tường.
- HS chỉ vị trí dãy núi Hoàng Liên Sơn và mô tả dãy núi Hoàng Liên Sơn trên bản đồ.
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn chỉnh phần trình bày.
Hoạt động 2 : THẢO LUẬN NHÓM
Mục tiêu:
HS mô tả được đỉnh núi Phan- xi-păng.
Cách tiến hành :
Bước 1 :
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận các câu hỏi trong SGV trang 59.
- Nghe GV giao nhiệm vụ.
Bước 2 :
- Gọi các nhóm trình bày.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn chỉnh phần trình bày.
Kết luận: Dãy Hoàng Liên Sơn nằm giữa sông Hồng và sông Đà. Đây là dãy núi cao, đồ sộ nhất nước ta, có nhiều đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp và sâu.
2. Khí hậu lạnh quanh năm
Hoạt động 3 : LÀM VIỆC CẢ LỚP
Mục tiêu:
Trình bày một số đặc điểm khí hậu của dãy núi Hoàng Liên Sơn.
Cách tiến hành :
Bước 1 :
- GV yêu cầu HS đọc thầm mục 2 trong SGK và cho biết khí hậu ở những nơi cao của Hoàng Liên Sơn như thế nào?
- HS đọc thầm mục 2 trong SGK và cho biết khí hậu ở những nơi cao của Hoàng Liên Sơn như thế nào?
- GV gọi 1- 2 HS trả lời trước lớp.
- 1- 2 HS trả lời trước lớp.
- GV nhận xét và hoàn thiện phần trả lời của HS.
Bước 2 :
- GV gọi 1 HS chỉ vị trí của Sa Pa trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam treo tường.
- 1 HS chỉ vị trí của Sa Pa trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam treo tường.
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi ở mục 2 trong SGK.
- HS trả lời câu hỏi ở mục 2 trong SGK.
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn chỉnh phần trình bày.
Kết luận: Khí hậu ở những nơi cao của dãy núi Hoàng Liên Sơn lạnh quanh năm.
Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò
- Gọi HS trình bày lại những đặc điểm tiêu biểu về vị trí địa hình và khí hậu của dãy núi Hoàng Liên Sơn.
- 1, 2 HS trình bày.
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà làm bài tập ở VBT và đọc lại nội dung phần bài học và chuẩn bị bài mới.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
File đính kèm:
- DIA LI 1.doc