Giáo án môn Địa lớp 6 tiết 2

Tiết: 2 - BÀI 1

VỊ TRÍ , HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC CỦA TRÁI ĐẤT

I- Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

- Biết vị trí Trái Đất trong hệ Mặt Trời; hình dạng và kích thước của Trái Đất.

- Trình bày được khái niệm kinh tuyến, vĩ tuyến. Biết qui ước về kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc; kinh tuyến Đông, kinh tuyến Tây; vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam; nửa cầu Đông, nửa cầu Tây; nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam.

 2. Kỹ năng:

- Xác định vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời trên hình vẽ.

- Xác định được: kinh tuyến gốc, các kinh tuyến Đông và kinh tuyến Tây; vĩ tuyến gốc, các vĩ tuyến Bắc và vĩ tuyến Nam; nửa cầu Đông, nửa cầu Tây, nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam trên quả Địa Cầu và trên bản đồ.

 3. Thái độ:

HS yêu quý Trái đất, có ý thức bảo vệ môi trường sống của chúng ta.

 

doc8 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 6271 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lớp 6 tiết 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Địa lý như thế nào cho hiệu quả? 3. Giới thiệu vào bài mới: Trong vũ trụ bao la, Trái Đất của chúng ta rất nhỏ nhưng nó lại là thiên thể duy nhất chứa đựng sự sống trong hệ Mặt Trời. Từ xưa đến nay con người luôn tìm cách khám phá bí ẩn của Trái Đất như vị trí, hình dạng, kích thước…. Chúng ta cùng tìm hiểu những vấn đề này qua bài học hôm nay HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS T G NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG 1. GV: treo tranh vẽ Trái Đất và các hành tinh Trong hệ mặt trời và giới thiệu khái quát hệ Mặt Trời( hình 1) -Người đầu tiên tìm ra hệ Mặt Trời là Nicôlai Côpécnic (1473-1543) GV lưu ý hs hình 1: Các nhà khoa học đã nghiên cứu và tách Diêm Vương ra khỏi hệ Mặt Trời, vì vậy hệ Mặt Trời chỉ còn 8 hành tinh. ? Hãy quan sát và kể tên các hành tinh trong hệ Mặt Trời? HS: Dựa vào hình kể ? Trái Đất nằm ở vị trí thứ mấy trong các hành tinh? HS: Trái Đất nằm ở vị trí thứ ba theo thứ tự xa dần Mặt Trời. GV mở rộng: Hệ Mặt Trời có 8 hành tinh: + Thời cổ đại: 5 hành tinh được quan sát bằng mắt thường: thủy ,kim, hỏa , mộc, thổ +1781:Nhờ có kính thiên văn phát hiện sao Thiên Vương +1846:phát hiện sao Hải Vương +1930:phát hiện Diêm Vương,đến nay sau nhiều tranh cãi thì Diêm Vương là tiểu hành tinh không thuộc hệ Mặt Trời -Ý nghĩa của vị trí thứ ba: Đây là một trong những điều kiện rất quan trọng để góp phần tạo nên Trái Đất là hành tinh duy nhất có sự sống trong hệ Mặt Trời.Khoảng cách từ Trái đất đến hệ MT là 150 triệu km khoảng cách này vừa đủ để nước tồn tại ở thể lỏng rất cần cho sự sống HOẠT ĐỘNG 2. GV: Cho HS quan sát quả Địa cầu và nhận xét: ? Trái Đất có dạng hình gì? ? Quan sát hình 2 trong sach giáo khoa cho biết độ dài của bán kính và đường xích đạo là bao nhiêu? HS: - Bán kính : 6370 Km Xích đạo : 40076 Km ? Em có nhận xét gì về kích thước cùa Trá Đất? GV: Cho HS quan sát quả Địa cầu và bản đồ, rồi Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận .(5’) Dựa vào quả Địa Cầu, bản đồ và hình 3 thảo luận: * Nhóm 1: Các đường nối từ cực Bắc xuốngcực Nam là đường gì? Độ dài của chúng như thế nào? ( lên xác định trên bản đồ, quả địa cầu) * Nhóm 2: Các vòng tròn cắt ngang quả Địa cầu là đường gì? Độ dài của chúng như thế nào? ( lên xác định trên bản đồ, quả địa cầu) * Nhóm 4: Đường kinh tuyến gốc và vĩ tuyến có đặc điểm gì? ( xác định trên quả Địa cầu, bản đồ) ? * Nhóm 3: Trên quả địa cầu nếu cách 10 ta vẽ 1 đườnh kinh tuyến và 1 đường vĩ tuyến thì trên quả địa cầu có bao nhiêu kinh tuyến, vĩ tuyến? TL: 360 kinh tuyến, 181 vĩ tuyến. HS: Các nhóm thảo luận, báo cáo. GV: nhận xét, kết luận. ? Vậy đối diện kinh tuyến O0 la kinh tuyến bao nhiêu độ? HS: Là đường kinh tuyến 1800 ? Các kinh tuyến từ 10 -> 1790 bên phải kinh tuyến gốc là những kinh tuyến gì ? Ngược lại ? HS: Các kinh tuyến từ 10 -> 1790 bên phải kinh tuyến gốc là những kinh tuyến Đông và ngược lại là những đường kinh tuyến Tây. Vĩ tuyến Bắc và vĩ tuyến Nam có đặc điểm gì thế nào? Dựa vào quả Địa cầu, hình 3 trong SGK, em hãy mô tả nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam, nửa cầu Đông, nửa cầu Tây. HS: lên mô tả. GV: Nhấn mạnh. GV:Người ta có thể vẽ vô vàn kinh tuyến ,vĩ tuyến trên Trái Đất nhưng thường chỉ vẽ một số đường để làm mốc.VD:20o,40o -Nếu mỗi kinhtuyến cách nhau 1o thì trên bề mặt QĐC từ cực Bắc đến cực Nam có tất cả 181 vĩ tuyến:90o vĩ tuyến Bắc ,90o vĩ tuyến Nam và một vĩ tuyến gốc là đường xích đaọ -Ngoài thực tế trên bề mặt trái đất không có dấu vết các đường kinh tuyến ,vĩ tuyến.Chúng chỉ được thể hiện trên bản đồ và QĐC để phục vụ cho nhiều mục đích cuộc sống sản xuất của con người -Để đánh số các kinh tuyến và vĩtuyến trên trái đất người ta chọn kinh tuyến gốcvà vĩ tuyến gốc-căn cứ vào đó đánh số các kinh tuyến khác. 8 p 25 p 1. Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời: - Vị trí thứ ba theo thứ tự xa dần Mặt Trời. 2. Hình dạng, kích thước củaTrái Đất và hệ thống kinh, vĩ tuyến: a. Hình dáng và kích thước: - Trái Đất có dạng hình cầu - Có kích thước rất lớn. b. Hệ thống kinh tuyến, vĩ tuyến - Kinh tuyến: đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu. - Vĩ tuyến: vòng tròn trên bề mặt quả Địa Cầu vuông góc với kinh tuyến. - Kinh Tuyến gốc: kinh tuyến số O0 đi qua đài thiên văn Grin - uyt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn ( nước Anh) - Vĩ Tuyến gốc: vĩ tuyến số O0 ( xích đạo). - Kinh tuyến Đông: những kinh tuyến nằm bên phải kinh tuyến gốc. - Kinh tuyến Tây: những kinh tuyến nằm bên Trái kinh tuyên gốc. - Vĩ tuyến Bắc: những vĩ tuyến nằm từ xích đạo đến cực Bắc. - Vĩ tuyến Nam: những vĩ tuyến nằm từ xích đạo đến cực Nam. - Nửa cầu Đông: nửa cầu nằm bên phải vòng kinh tuyến 200T và 1600Đ, trên đó có các châu: Au, Á, Phi và Đại Dương. - Nửa cầu tây: nửa cầu nằm bên trái vòng kinh tuyến 200T và 1600Đ, trên đó có toàn bộ châu Mĩ. - Nửa cầu Bắc: nửa bề mặt Địa cầu tính từ xích đạo đến cực Bắc. - Nửa cầu Nam: nửa bề mặt Địa cầu tính từ xích đạo đến cực Nam. 4. Củng cố: (5p) - Gọi HS lên xác định trên quả địa cầu điểm cực Bắc,cực Nam, xích đạo, kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc,bán cầu Đông,bán cầu Tây. - Sắp xếp các ý ở cột A và B cho hợp lý A B 1.Kinh tuyến 2.Vĩ tuyến 3.Xích đạo 4.Bán kính Trái Đất 5.Chu vi Trái Đất a. = 40076 Km b. = 6370 Km c. Là các vòng tròn nằm ngang vuông góc với cáckinh tuyến. d. Hình cầu e. Là các đường nối cựcBắc với cực Nam Trái Đất. 1+ , 2+ , 3+ , 4+ , 5+ HS: lên xác định nội dung a và hoàn thành nội 5. Hướng dẫn, dặn dò ( 1’) Làm các bài tập số 1 và số 2 SGK trang 8 Xem lại nội dung bài đã học. Đọc kỹ trước bài 2 SGK trang 9 và 10. Ngày soạn: 30/08/2011 Ngày giảng: 03/09/2011 Tiết 2: Cách tính thời gian trong lịch sử I, Mục tiêu bài dạy 1. Kiến thức: - Tầm quan trọng của tính thời gian trongn lịch sử. - Thế nao là âm lịch, dương lịch, công lịch? Biết cách đọc, ghi, tính năm theo công lịch. 2. Tư tưởng: HS biết quí trọng thời gian và bồi dưỡng ý thức về tính chích xác khoa học. 3. Kỉ năng: cách ghi, tính năm, tínhkhoảng cách giữa các thế kỉ với hiện tại. II/ Chuẩn bị GV: T ranh ảnh, lịch treo tường, bảng phụ ghi sẳn bài tập trắc nghiệm, HS: Mỗi em một tờ lịch….. III/ Hoạt động dạy học 1: Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: - Học lich sử đẻ làm gì ? Dựa vào đâu để dựng lại lịch sử ? 3. Bài mới: :…..Như bài trước các em đã biết lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ theo trình tự thời gian trước, sau. Vậy người ta tính thời gian như thế nào?... Hoạt động của thầy và trò Nội dung * Hoạt động 1 tìm hiểu mục I GV: ở bài trước chúng ta đã khẳng định LS là những gì diễn ra trong quá khứ, vậy xácđịnh thời gian là cần thiết. - HS qua sát H1, H2 của bài trước GV:Các em có thể nhận biết được trường làng hay tấm bia đá được dựng lên cách đây bao nhiêu năm?( HS trả lời “ có” hoặc “ không”) GV: Vậy chúng ta có cần biết thời gian dựng một tấm bia nào đó không. HS: Có. GV: có phải các tấm bia đó dựng lên cùng một năm không? HS: Không phải…Nó được dựng lên trong nhiều thời điểm lịch sử… GV: không phải các tấm bia đó dựng lên cùng một năm – có người đỗ trước, có người đỗ sau do đó bia này có thể dựng lên cách bia kia rất lâu. Như vậy người xưa đã có cách tính thời gian. việc tính thời gian rất quan trọng, vì nó xác định thời gian xãy ra sự kiện… mới hiểu được sự phát triển của lịch sử. ? Dựa vào đâu, bằng cách nào con người đã sáng tạo ra cách ghi thời gian? GV kết luận: người xưa đã dựa vào mối quan hệ giữa Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất làm cơ sở để xác định thời gian? người xưa đã tính thời gian như thế nào? Sang phần 2 các em sẽ tìm hiểu * Hoạt động2 tìm hiểu mục II GV: Em biết trên thế giới ngày nay có những cách tính lịch nào? (âm lịch, dương lịch). Hs đọc bảng ghi các ngày tháng lịch sử trong sgk. GV: Có những đơn vị thời gian nào? Những loại lịch gì? Đâu là âm lịch, đâu là dương lịch? - HS: xác định ngày tháng âm, dương trên một tờ lịch. ? Người phương đông có cách làm lịch như thế nào? - GV: sơ kết và nói thêm: cách đây 3000 – 4000 năm người Phương Đông đã sáng tạo ra lịch. GV nói rõ thêm: người xưa cho rằng Mặt Trời, Mặt Trăng, đều qua quanh Trái Đất. Tuy nhiên họ tính khá chính xác: 1 tháng là 1 tuần trăng có 29 đến 30 ngày. một năm có 360 – 365 ngày. * Hoạt động 3 tìm hiểu mục III - GV cho hs xem một quyển lịch và khẳng định đó là lịch chung cho cả thế giới, được coi là công lịch. Công lịch là gì?( dương lịch hoàn chỉnh) GV: Công lịch được tính như thế nào? Vì sao phải có công lịch?( xã hội ngày càng phát triển…) -GV giảng thêm về công lịch và vẽ trục năm lên bảng và giải thích về cách ghi. - Hướng dẩn HS làm bài tập tại lớp. GV: Em xác định TK XXI bắt đầu từ năm nào? kết thúc từ năm nào? HS thảo luận và neu được kếtquả sau: TK XXI bắt đầu từ năm 2001- 2100. -GV gọi vài HS đọc những tháng năm bất kì để xác định TK tương ứng. I/Tại sao phải xác định thời gian? - Xác định thời gian là cần thiết, là nguyên tắc cơ bản của môn lịch sử. - Có xác định được thời gian xảy ra các sự kiện... mới hiểu được sự phát triển của lịch sử. II/ Người xưa đã tính thời gian như thế nào? - Người Phương Đông căn cứ vào sự di chuyển của Mặt Trăng xung quanh Trái Đất làm ra lịch (Âm lịch). - Người Phương Tây căn cứ vào sự di chuyển của Trái Đất quanh Mặt Trời làm ra lịch (Dương lịch.. III/ Thế giới có cần một thứ lịch chung hay không? - Xã hội ngày càng phát triển, sự giao lưu giữa các quốc gia, dân tộc ngày càng gia tăng, do vậy cần phải có lịch chung để tính thời gian. - Công lịch lấy năm tương truyền chúa Giê – su ra đời làm năm đầu tiên của công nguyên. Những năm trước đó gọi là TCN 4. Luyện tập, củng cố: - Xác định thời gian là nguyên tắc cơ bản qua trọng của môn lịch sử. Do nhu cầu ghi nhớ và xác định thời gian, từ xa xưa con người đã sáng tạo ra lịch, tức là một cách tính và xác định thời gian thống nhất cụ thể. Có hai loại lịch: Âm lịch,Dương lịch, trên cơ sở đó hình thành Công lịch. - Trả lời câu hỏi cuối bài. Cho học sinh lên bảng xác định mộy số mốc thời gian… 5.Hướng dẫn học tập ở nhà: Học bài cũ, làm bài tập(câu 1 SGK tr 7) - Chuẩn bị bài sau: Xã hội nguyên thuỷ. -------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docDia ly 6 tuan 2.doc
Giáo án liên quan