Giáo án môn Đạo đức lớp 5 - Học kì I

I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU:

- Biết: Học sinh lớp 5 là học sinh của lớp lớn nhất trường, cần phải gương mẫu cho các em lớp dưới học tập.

- Có ý thức học tập, rèn luyện.

- Vui và tự hào là học sinh lớp 5

*GD KNS:

 - Kĩ năng tự nhận thức( Tự nhận thức được mình là học sinh lớp 5)

- Kĩ năng xác định gía trị( xác định giá trị của học sinh lớp 5)

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:

- Động não, thảo luận nhóm, xử lý tình huống

III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :

 

doc63 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1381 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn Đạo đức lớp 5 - Học kì I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m và phân công nhau làm việc. Nếu ai có khó khăn thì mọi người cùng giải quyết. -Tình huống b : Hà sẽ hỏi bố mẹ về những đồ dùng cần chuẩn bị và giúp mẹ chuẩn bị. -Đại diện nhóm trình bày. Hoạt động 3 : Thực hành kĩ năng làm việc hợp tác GD KNS: Trong khi làm việc hợp tác nhóm, chúng ta nên nói với nhau như thế nào ? GD KNS: Nếu khi hợp tác, em không đồng ý với ý kiến của bạn, em nên nói như thế nào ? GD KNS: Trứơc khi trình bày ý kiến, em nên nói gì ? GD KNS: Khi bạn trình bày ý kiến, em nên làm gì ? Kết luận : Các em cần hợp tác với các bạn và mọi người xung quanh. Chú ý rèn luyện các kĩ năng làm việc hợp tác vi các bạn trong nhóm. *GDBVMT: Giúp hs biết hợp tác với bạn bè và mọi người để BVMT gia đình, nhà trường, lớp học và địa phương. -Nói lịch sự, nhẹ nhàng, tôn trọng bạn. -Nói nhẹ nhàng, dùng từ ngữ như : theo mình, bạn nên, mình chưa đồng ý lắm, mình thấy chỗ này nên . . . -Em nên nói : Ý kiến của mình là . . . , theo mình là . . . -Em phải lắng nghe, sau đó cùng trao đổi, không ngắt ngang lời bạn, không nhận xét ý kiến của bạn . Củng cố- dặn dò: GV : Trong cuộc sống và trong học tập có rất nhiều công việc, rất nhiều nhiệm vụ, khi làm một mình sẽ khó đạt đựơc kết quả như mong nuốn. Chính vì vậy, chúng ta cần hợp tác với mọi người xung quanh. Hợp tác đúng cách, tôn trọng người hợp tác sẽ giúp các em giai quyết công việc nhanh hơn, đồng thời làm mọi người gắn bó với nhau hơn. -GV nhận xét, tuyên dương những HS tích cực hoạt động, nhắc nhở HS chưa cố gắng. -HS lắng nghe . KHỐI 4: Ngày dạy: 16.12.2011 TIẾT 17: Yêu lao động(tt) I. Mục tiêu: Như tiết trước * GD KNS: Kĩ năng xác định giá trị của lao động II. Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Thảo luận III. Đồ dùng dạy học: Nội dung bài “Làm việc thật là vui” – Sách Tiếng Việt – Lớp 2. Nội dung về một số câu chuyện về tấm gương của Bác Hồ, của các anh hùng lao động và một số câu ca dao tục ngữ ca ngợi lao động. Giấy, bút vẽ. IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động 1: Kể chuyện các tấm gương yêu lao động - Yêu cầu HS kể về các tấm gương lao động của Bác Hồ, các Anh hùng lao động hoặc của các bạn trong lớp - Hỏi : Theo em, những nhân vật trong các câu chuyện đó có yêu lao động không ? GD KNS: Vậy những biểu hiện yêu lao động là gì ? (GV ghi nhanh các ý kiến của HS lên bảng). - Nhận xét các câu trả lời của HS. - Kết luận : Yêu lao động là tự làm lấy công việc, theo đuổi công việc từ đầu đến cuối Đó là những biểu hiện rất đáng trân trọng và học tập. - Yêu cầu lấy ví dụ về biểu hiện không yêu lao động ? - HS kể - HS dưới lớp lắng nghe. - Trả lời - Trả lời : Những biểu hiện yêu lao động là : + Vượt mọi khó khăn, chấp nhận thử thách để làm tốt công việc của mình + Tự làm lấy công việc của mình. + Làm việc từ đầu đến cuối - HS dưới lớp nhận xét, bổ sung. - 3 – 4 HS trả lời : + Ỷ lại, không tham gia vào lao động. + Không tham gia lao động từ đầu đến cuối. + Hay nản chí trong lao động Hoạt động 2: Trò chơi “Hãy nghe và đoán” - GV phổ biến nội quy chơi : + Cả lớp chia làm 2 đội, mỗi đội có 5 người. Sau mỗi lượt chơi có thể thay người. + Trong thời gian 5-7 phút, lần lượt 2 đội đưa ra ý nghĩa của các câu ca dao, tục ngữ mà đã chuẩn bị trước ở nhà để đội kia đoán đó là câu ca dao, tục ngữ nào. + Mỗi đội trong một lượt chơi được 30 giây suy nghĩ. + Mỗi câu trả lời đúng, đội đó sẽ ghi được 5 điểm. + Đội chiến thắng sẽ là đội ghi được nhiều số điểm hơn. + 5 HS trong lớp đại diện làm Ban giám khảo để chấm điểm và nhận xét các đội. - GV tổ chức cho HS chơi thử. Ví dụ : Đội 1 đọc : Đây là câu tục ngữ khen ngợi những người chăm chỉ lao động sẽ được nhiều người yêu mến; còn những kẻ lười biếng, lười lao động sẽ không được ai mời hay quan tâm đến. Đội 2 : Đoán được đó là câu tục ngữ : Làm biếng chẳng ai thiết Siêng việc ai cũng mời. - GV tổ chức cho HS chơi thật. - GV cùng Ban giám khảo nhận xét về nội dung, ý nghĩa của các câu ca dao, tục ngữ mà hai đội đã đưa ra. - GV khen ngợi đội thắng cuộc. * Một số câu ca dao, tục ngữ : Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ. Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang. Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu. - HS lắng nghe. - HS chơi thử. - Hai đội tiến hành chơi thật. - HS theo dõi. - HS chúc mừng đội thắng cuộc. Hoạt động 3 LIÊN HỆ BẢN THÂN - GV yêu cầu mỗi HS hãy viết, vẽ hoặc kể về một công việc (hoặc nghề nghiệp) trong tương lai mà em yêu thích trong thời gian 3 phút. - GV yêu cầu mỗi HS trình bày những vấn đề sau : + Đó là công việc hay nghề nghiệp gì ? Lý do em yêu thích công việc hay nghề nghiệp đó. + Để thực hiện mơ ước của mình, ngay từ bây giờ em cần phải làm những công việc gì ? - HS trình bày. HS dưới lớp lắng nghe, nhận xét. - GV nhận xét, GV kết luận : CHƯƠNG TRÌNH TUẦN 18: Khối 5: Thực hành kĩ năng cuối học kì 1 Khối 4: Thực hành kĩ năng cuối học kì 1 KHỐI 5: Ngày dạy: 20.12.2011 TIẾT 18: Thực hành kĩ năng cuối học kì 1 I. Mục tiêu: - Giúp hs nhớ lại một số kiến thức đ học. - Biết vận dụng các hành vi vào cuộc sống thực tế. II. Đồ dùng dạy học: Hệ thống câu hỏi ôn tập. Một số tình huống cho học sinh thực hành xử lý tình huống. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Ổn định lớp: 2. Bài cũ: - Tại sao ta phải biết hợp tác với những người xung quanh? GV nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới: Giới thiệu bài: Để giúp các em nhớ lại những kiến thức đ học. Hôm nay cô và các em cùng đi vào bài “Kĩ năng thực hành cuối học kì I” * Ôn tập những kiến thức đã học: - Hãy nêu các bài đạo đức đã học từ giữa học kì 1 đến giờ? - Tại sao ta phải kính trọng người già? - Tại sao ta phải yêu thương em nhỏ? - Nêu 1 câu tục ngữ thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ? - Nêu các hành vi thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ? - Tại sao phụ nữ là những người đáng được tôn trọng? - Nêu tên những ngày và tổ chức dành riêng cho phụ nữ? - Tại sao ta phải hợp tác với những người xung quanh? - Nêu 1 câu tục ngữ thể hiện sự hợp tác với những người xung quanh? - HS trả lời. - Đó là: Kính già yêu trẻ ; Tôn trọng phụ nữ ; Hợp tác với những người xung quanh. - Vì người gìa là những người có nhiều kinh nghiệm sống, đã đóng góp nhiều cho gia đình và xã hội. - Vì trẻ em cá quyền được gia đình và cả xã hội quan tâm chăm sóc. - Yêu trẻ trẻ đến nhà ; Kính già già để tuổi cho. - HS trả lời. - Vì phụ nữ là những người có vai trò quan trọng trong gia đình và xã hội cho nên họ xứng đáng được mọi người tôn trọng. - 8-3: Ngày Quốc tế phụ nữ - 20-10: Ngày phụ nữ Việt Nam - Hội phụ nữ Việt Nam - Câu lạc bộ các nữ doanh nhân - Vì nếu biết hợp tác với những người xung quanh thì công việc sẽ đạt kết quả tốt hơn. - Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao * Xử lý tình huống: + Tình huống 1: Ghi Đ( đúng) hoặc S(sai) vo cc ý sau: Thấy một em bé bị lạc đường thì mình mặc kệ không quan tâm Khi đi trên xe buýt, thấy một cụ già lên xe mà trên xe không còn chỗ, mình cũng làm ngơ vì nghĩ không ai nhường ghế thì mình nhường làm gì cho mệt. Khi đanh bạn chơi điện tử mà em gái(hoặc em trai) bắt mình đọc truyện cho nghe thì quát lên với nó: Tao đang bận. Khi cô gio phân công làm cùng nhóm với các bạn nữ thì mình vui vẻ cùng làm. Cô giáo xếp ngồi cùng các bạn nữ thì nghỉ học vì không thích. Con trai luôn giỏi hơn con gái. + Tình huống 2: Đánh dấu X vào các ý đúng trong các ý sau: Luôn quan tâm chia sẻ với bạn b Chỉ hợp tác với bạn bè khi có lợi cho mình Làm thay công việc cho người khác Thấy một em nhỏ đánh nhau với em mình thì mình xông vào đánh giúp em mình. Biết hỗ trợ phối hợp với nhau trong công việc chung Giành đồ ăn với bà vì nghĩ bà già rồi ăn nhiều làm gì. Thấy mẹ đi làm về liền đòi mẹ nấu cơm cho ăn ngay vì đói bụng. Nhìn thấy chị gái đang xách nước tưới rau thì khoanh tay đứng nhìn vì cho rằng đó là việc của phụ nữ. Củng cố- dặn dò: Yêu cầu hs nhắc lại nội dung vừa ôn tập. Về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài “Em yêu quê hương” KHỐI 4: Ngày dạy: 23.12.2011 TIẾT 18: THỰC HÀNH KĨ NĂNG CUỐI HKI I. Mục tiêu: - Giúp hs nhớ lại một số kiến thức đã học. - Biết vận dụng các hành vi vào cuộc sống thực tế. II. Đồ dùng dạy học: Hệ thống câu hỏi ôn tập. Một số tình huống cho học sinh thực hành xử lý tình huống. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Ổn định lớp: 2. Bài cũ: - Tại sao ta phải yêu lao động? - Ta phải làm gì để chứng tỏ mỗi chúng ta đều là người yêu lao động? GV nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới: Giới thiệu bài: Để giúp các em nhớ lại những kiến thức đã học. Hôm nay cô và các em cùng đi vào bài “Kĩ năng thực hành cuối học kì I” * Ôn tập những kiến thức đã học: - Hãy nêu các bài đạo đức đã học từ giữa học kì 1 đến giờ? - Chúng ta phải đối xử với ông bà cha mẹ như thế nào? - Làm thế nào để thể hiện việc làm chăm sóc ông bà cha mẹ? - Đối với thầy cô giáo chúng ta phải có thái độ như thế nào? - Tại sao ta phải kính trọng, biết ơn thầy cô giáo? - Cô bé Pê- chi- a trong truyện là người như thế nào? - Mọi người trong câu chuyện có gì khác với cô bé? - Tại sao ta phải yêu lao động? - Hãy tìm câu ca dao tục ngữ thể hiện việc yêu lao động? - Vì lao động giúp..ấm no, hạnh phúc. - Mỗi người đều phải biết yêu lao động và tham gia lao động tùy theo sức của mình - Đó là: Hiếu thảo với ông bà cha mẹ ; Biết ơn thầy giáo cô giáo ; Yêu lao động. - Chúng ta phải kính trọng, quan tâm chăm sóc ông bà cha mẹ. - Phải chăm sóc ông bà cha mẹ khi bị ốm, khi bị mệt. Làm giúp ông bà cha mẹ những công việc phù hợp. - Phải tôn trọng và biết ơn. - Vì thầy cô đã không quản khó nhọc, tận tình chỉ bảo chúng ta nên người. - Cô bé Pê-chi-a là người chưa biết yêu lao động, còn chần chừ trong lao động. - Mọi người làm việc không ngừng nghỉ, ai nấy đều bận rộn. - Vì lao động giúp con người phát triển lành mạnh đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc. - Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm Củng cố- dặn dò: Yêu cầu hs nhắc lại nội dung vừa ôn tập. Về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài “Kính trọng, biết ơn người lao động”

File đính kèm:

  • docDAO DUC HKI.doc