Trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc, biết bao anh hùng liệt sĩ đã hy sinh cả cuộc đời, biết bao người đã cống hiến cả tuổi thanh xuân, một phần xương máu để bảo vệ sự bình yên cuộc sống của người dân, vì độc lập dân tộc.
Chiến tranh qua đi, nhưng vết thương để lại thật đau thương, bao bà mẹ già nua neo đơn côi cút, bao người vợ mất chồng, con mất cha. Không những thế những người, người tàn tật, người bị chất độc màu da cam vết thương hành hạ mỗi khi trái gió trở trời, cuộc sống của họ thiếu thốn về vật chất lẫn tinh thần.
Riêng xã Tam Quang chúng ta có 63 gia đình liệt sĩ, 28 thương binh, bị tù đày 19 người, mẹ Việt Nam anh hùng có 03 cụ, 01 lão thành Cách mạng và 04 bệnh binh.
+ Câu hỏi:
1/Em suy nghĩ gì về sự hy sinh, cống hiến của các anh hùng, liệt sĩ trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc ?
2/Em có thể làm gì để thể hiện lòng biết ơn đối với sự hy sinh cao cả đó ?
3/Em hãy nêu số liệu cụ thể về gia đình liệt sĩ, thương binh, bị tù đày, mẹ Việt Nam anh hùng, lão thành Cách mạng và bệnh binh ở xã nhà ?
10 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1546 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Đạo Đức lớp 4 - Tuần 32, 33: Giúp đỡ thương binh liệt sĩ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ở nhà, học bài xong, Nga lại mượn cớ sang nhà bà An (lão thành Cách mạng) quyét dọn nhà cửa, rửa chén bát giúp bà rồi bỏ đi chơi.
b/Nhân ngày 22-12. Mai xin bố mẹ tiền mua hương hoa đi thăm viếng Nghĩa trang liệt sĩ do Đội tổ chức.
c/Gần nhà Hải, bé Thương con gái của chú Nam thương binh có hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Hải bàn với bố mẹ dùng một phần số tiền tiết kiệm trong con heo đất để giúp em Thương mua sách, vở, dụng cụ học tập.
2.Em hãy cùng với các bạn thảo luận về cách ứng xử trong các tình huống sau:
a/Nếu trong lớp em có bạn con liệt sĩ học yếu môn toán.
b/Gần nơi em ở có cụ già lão thành Cách mạng sống một mình.
3.Trong những ý kiến dưới đây, ý kiến nào em cho là đúng?
a/Tham gia vào các hoạt động " áo lụa tặng bà" " công tác Trần Quốc Toản" là việc làm bổ ích và cao cả.
b/Chỉ cần tham gia vào hoạt động "Giúp đỡ thương binh liệt sĩ " do nhà trường tổ chức.
c/Tham gia vào các hoạt động "Giúp đỡ thương binh liệt sĩ" điều quan trọng nhất để mọi người khỏi chê mình ích kỷ, hẹp hòi.
d/Cần tham gia giúp đỡ những người có công với nước, không chỉ với người ở địa phương mình mà còn cả với người ở địa phương khác, nước khác.
4.Những việc làm nào sau đây là thể hiện "Giúp đỡ thương binh liệt sĩ" ?
a/Tham gia vào hoạt động "công tác Trần Quốc Toản".
b/Hoạt đông "Giúp đỡ thương binh liệt sĩ" là không cần thiết.
c/Góp tiền vào quỹ "áo lụa tặng bà", mua quà tặng.
d/Hoạt động "Giúp đỡ thương binh liệt sĩ" là của Nhà nước, chính quyền địa phương.
5.Em hãy trao đổi với các bạn trong nhóm về những người gần nơi các em ở có công với Cách mạng cần được giúp đỡ và những việc các em có thể làm để giúp họ sau đó ghi vào theo mẫu bảng sau:
TT
Những người có công với Cách mạng, gia đình liệt sĩ, thương binh
Những công việc các em có thể giúp đỡ họ
Người có công với Cách mạng.
Gia đình liệt sĩ
Các thương binh, bệnh binh.
Bà mẹ Việt nam anh hùng
Người bị tù đày, tra tấn
6.Sưu tầm các câu tục ngữ, tấm gương, mẩu chuyện nói về việc làm "Giúp đỡ thương binh liệt sĩ".
* Thực hành:
Tích cực tham gia vào các hoạt động "Giúp đỡ thương binh liệt sĩ" ở trường, ở nơi em đang ở và địa phương mình.
GIÁO ÁN
GIÚP ĐỠ THƯƠNG BINH LIỆT SĨ
I/-Mục tiêu:
1.Kiến thức:
-Hiểu được ý nghĩa của hoạt động "Giúp đỡ thương binh liệt sĩ" giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ, những người lão thành Cách mạng, các bà mẹ Việt Nam anh hùng trong sinh hoạt hàng ngày.
2.Thái độ:
-Ủng hộ các hoạt động "Giúp đỡ thương binh liệt sĩ" ở trường, ở địa phương nơi mình ở.
-Không đồng tình với những người có thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm với các hoạt động "Giúp đỡ thương binh liệt sĩ".
3.Hành vi:
-Tuyên truyền, tích cực tham gia các hoạt động "Giúp đỡ thương binh liệt sĩ" phù hợp với điều kiện bản thân.
II/-Đồ dùng dạy học:
-Giấy khổ to (cho hoạt động 3-tiết 1)
-Nội dung một số câu tục ngữ, câu chuyện.
III/-Các hoạt động dạy & học:
Giáo viên
Học sinh
1)Bài cũ:-Kiểm tra sự chuẩn bị của Hs.
2) Bài mới: -Giới thiệu bài:
-Treo tranh ảnh về các hoạt động kỉ niệm ngày thương binh liệt sĩ của địa phương.
Hỏi: +Những hình ảnh này gợi lên cho em suy nghĩ gì ?
-Hiện nay ở địa phương chúng ta còn nhiều gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh. Họ cần sự giúp đỡ, vậy chúng ta phải làm gì để giúp đỡ họ ? Bài học “Giúp đỡ các thương binh, liệt sĩ” mà cô cùng các em tìm hiểu hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn.
*HĐ1: Trao đổi thông tin.
-Cho HS trao đổi thông tin đã được chuẩn bị.
-Nhận xét các thông tin mà HS thu thập được.
Hỏi: +Hãy thử tưởng tượng em là người thân ở trong hoàn cảnh đó, em cảm thấy thế nào ?
*Chốt ý: Bởi vậy những con người đó họ rất cần sự động viên, giúp đỡ về tinh thần và vật chất từ chúng ta để họ tiếp tục cuộc sống và vẫn là những tấm gương sáng để thế hệ mai sau học tập và noi theo.
*HĐ2: Bày tỏ ý kiến.
-Chia lớp làm 4 nhóm.
-Y/C thảo luận nhóm, đưa ra ý kiến nhận xét về các việc làm dưới đây.
a/Buổi chiều ở nhà, học xong bài Nga lại mượn cớ sang nhà bà An lão thành cách mạng giúp quét nhà, rửa chén bát nhưng sự thật Nga đã nói dối để đi chơi.
b/Nhân ngày 22-12, Mai xin bố mẹ tiền mua hương, hoa đi thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ do Đội tổ chức.
c/Gần nhà Hải, bé Thương con gái của chú Nam thương binh có hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Hải bàn với bố mẹ dùng một phần số tiền trong con heo đất để giúp em Thương mua sách vở, dụng cụ học tập.
-Nhận xét câu trả lời của HS.
Hỏi: +Những biểu hiện của hoạt động giúp đỡ các thương binh, liệt sĩ là gì ?
*Kết luận: Giúp đỡ thương binh, gia đình liệt sĩ là một việc làm chính đáng. Hiện nay xã Tam Quang chúng ta có 140 người thuộc diện chính sách, Đa số đời sống của các gia đình tương đối ổn định nhờ sự quan tâm, giúp đỡ của Đảng, Nhà nước, Chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư. Mọi người chúng ta cần tích cực tham gia vào các hoạt động giúp đỡ các thương binh, gia đình liệt sĩ phù hợp với khả năng của mình.
*HĐ3: Xử lý tình huống.
-Cho thảo luận nhóm 4.
-Y/C thảo luận, xử lý tình huống và ghi vào phiếu:
Tình huống
a/Nếu trong lớp em có bạn con liệt sĩ học yếu môn toán.
b/Gần nơi em ở có cụ già lão thành cách mạng sống một mình.
-Nhận xét câu trả lời của HS.
*Hướng dẫn thực hành:
1/Y/c HS về nhà sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ nói về lòng nhân ái của nhân dân ta đối với các thương binh, gia đình liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng.
2/Về nhà hoàn thiện bài tập 5.
-Quan sát.
+Đây là những việc làm của địa phương để kỉ niệm ngày thương binh liệt sĩ.
-Lắng nghe.
-Lần lượt HS lên trình bày trước lớp.
-Thông tin về sự hi sinh, cống hiến của các anh hùng liệt sĩ. Một số khác bỏ một phần xương máu của mình nơi chiến trường. Họ sống trong sự mất mát người thân: Mẹ mất con, vợ mất chồng, con mất cha.
-Xã Tam Quang có:
63 gia đình liệt sĩ.
28 thương binh.
19 bệnh binh.
03 bà mẹ Việt Nam anh hùng.
01 người bị tù đày.
-Vài HS trả lời.
+Sống trong nhớ nhung về người thân, là thương binh đau về thể xác, mất sức lao động.
-Lắng nghe.
-Tiến hành thảo luận nhóm.
-Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả.
a/Việc làm của Nga là sai vì Nga không có sự cảm thông chia sẻ và giúp đỡ bà An sống một mình già yếu.
b/Việc làm của Mai là đúng vì Mai đã biết nghĩ đến những người đã hi sinh để bảo vệ sự bình yên cuộc sống cho nhân dân trong đó có Mai.
c/Việc làm của Hải là đúng vì Hải đã biết chia sẻ và giúp đỡ con của những người đã cống hiến một phần cơ thể của mình bảo vệ Tổ quốc.
-Lớp nhận xét, bổ sung.
+Hưởng ứng phong trào giúp đỡ các thương binh liệt sĩ, là việc làm thể hiện lòng biết ơn và sự ghi nhớ công lao của những người đã cống hiến hi sinh vì độc lập dân tộc.
Góp sức mình giúp đỡ các thương binh, gia đình liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng.
-Lớp nhận xét bổ sung.
-Tiến hành thảo luận.
Những công việc các em có thể giúp đỡ
-Đại diện nhóm lên trình bày.
-Lớp nhận xét bổ sung.
TIẾT 2
Hoạt động 1
Trò chơi: Những dòng chữ kì diệu
-GV phổ biến luật chơi cho HS.
-GV đưa ra các ô chữ cùng các lời gợi ý.
-HS nghe gợi ý, đoán nội dung của ô chữ đó và giơ tay phát biểu ý kiến đến khi có HS đoán ra thì dừng lại.
-Sau lần gợi ý đầu tiên, HS không đoán được, GV sẽ đưa ra gợi ý thứ 2.
-GV tổ chức cho HS chơi.
-GV nhận xét, tuyên dương.
*Nội dung chuẩn bị của GV:
1/Đây là một câu nói có 4 tiếng thể hiện lòng biết ơn và ghi nhớ sự hi sinh, cống hiến cao cả của các anh hùng, liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng.
ĐỀN ƠN ĐÁP NGHĨA
2/Đây là câu khẩu hiệu Đội đề ra về một việc làm tỏ lòng biết ơn đối với các bà mẹ Việt Nam anh hùng.
ÁO LỤA TẶNG BÀ
3/Đây là câu tục ngữ có 5 tiếng nói về: Có cuộc sống yên bình như hôm nay thì ta phải nhớ đến những người đã hi sinh hoặc góp một phần cơ thể để bảo vệ đất nước.
ĂN QUẢ NHỚ KẺ TRỒNG CÂY
Hoạt động 2
Bày tỏ ý kiến
Giáo viên
Học sinh
*Y/c thảo luận cặp đôi: Bày tỏ ý kiến và giải thích lý do về các ý kiến được đưa ra.
a/Tham gia vào hoạt động “Công tác Trần Quốc Toản”.
b/Hoạt động “Giúp đỡ các thương binh, liệt sĩ” là không cần thiết.
c/Góp tiền vào quỹ “Áo lụa tặng bà”.
d/Hoạt động “Giúp đỡ các thương binh, liệt sĩ” là trách nhiệm của Nhà nước, Chính quyền.
-Nhận xét câu trả lời của HS.
*Kết luận: Như vậy có rất nhiều cách để thể hiện giúp đỡ các thương binh, liệt sĩ của em đối với những gia đình có công với cách mạng như làm công tác Trần Quốc Toản, áo lụa tặng bà, góp quỹ ủng hộ.
-Tiến hành thảo luận.
-Đại diện các cặp trình bày.
*Câu trả lời đúng:
a/Đúng vì hoạt động này giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng neo đơn, già yếu, bệnh tật.
b/Sai vì đây là việc làm nhằm đền ơn đáp nghĩa với những người có công với nước với dân.
c/Đúng vì giúp đỡ các bà mẹ Việt Nam anh hùng, mẹ liệt sĩ, mẹ của các thương binh để bù đắp một phần nhỏ giúp các bà vượt qua hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống và cũng là món quà tinh thần vô giá động viên an ủi các bà.
d/Sai vì đây là hoạt động thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta đối với những người có công với nước.
-Lớp nhận xét bổ sung.
-HS nhắc lại.
Hoạt động 3
Liên hệ bản thân
Giáo viên
Học sinh
-Y/c HS trình bày kết quả của bài tập 5.
-Nhận xét kết quả trình bày của HS.
Hỏi: +Khi tham gia vào hoạt động “Giúp đỡ các thương binh, liệt sĩ” em có cảm giác như thế nào ?
-GV nhận xét.
*Kết luận: Tham gia vào hoạt động “Giúp đỡ các thương binh, liệt sĩ” nhằm phát huy và giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, tôn vinh sự cống hiến, hi sinh của các anh hùng, liệt sĩ, thương binh, gia đình có công với cách mạng, sự đền ơn đấp nghĩa của một người dân đất Việt.
*Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét tiết học, tuyên dương.
-Về nhà thu thập và ghi chép các thông tin về bảo vệ cơ sở vật chất ở trường và lớp học.
-HS trình bày.
-Lớp nhận xét những công việc có thể giúp đỡ của bạn đưa ra đã hợp lý chưa và bổ sung.
+Em cảm thấy vui vì đã đóng góp một phần nhỏ vào công việc “đền ơn đáp nghĩa” đối với những người, những gia đình có công với nước.
+Em cảm thấy xúc động vì đã góp một phần nhỏ công sức của mình vào công việc chung của xã hội.
-Lớp nhận xét bổ sung.
File đính kèm:
- Dao duc dia phuong.doc