Giáo án môn Đạo đức lớp 4 - Trường tiểu học Mai Thúc Loan

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp HS biết:

 - Cần phải trung thực trong học tập.

 - Trung thực trong học tập giúp ta học tập đạt kết quả tốt hơn, được mọi người tin tưởng, yêu quý. Không trung thực trong học tập khiến cho kết quả học tập giả dối, không thực chất, gây mất niềm tin.

 - Trung thực trong học tập là thành thật, không dối trá, gian lận bài làm, bài thi, ktra.

2. Thái độ:

- Dũng cảm nhận lỗi khi mắc lỗi trong học tập & thành thật trong học tập.

- Đồng tình với hành vi trung thực, phản đối hành vi không trung thực.

3. Hành vi:

 - Nhận biết được các hành vi trung thực, đâu là hành vi giả dối trong học tập.

- Biết được hành vi trung thực, phê phán hành vi giả dối.

 

doc52 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 967 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn Đạo đức lớp 4 - Trường tiểu học Mai Thúc Loan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của cải cho xã hội thì cũng đều cần tôn trọng như nhau. Sai. Vì có những công việc không phù hợp với sức khỏe và hoàn cảnh của mình. Đúng. Vì như vậy thể hiện sự lễ phép, tôn trọng người lao động. Hoạt động 2 : Trò chơi “Ô CHỮ KÌ DIỆU”. - GV phổ biến luật chơi : + GV sẽ đưa ra 3 ô chữ, nội dung có liên quan đến một số câu ca dao, tục ngữ hoặc những câu thơ, bài thơ nào đó. + HS chia làm 2 dãy, ở mỗi lượt chơi, mỗi dãy sẽ tham gia đoán ô chữ. + Dãy nào sau 3 lượt chơi, giải mã được nhiều ô chữ hơn sẽ là dãy thắng cuộc. - GV tổ chức cho HS chơi thử. - GV tổ chức cho HS chơi. - GV nhận xét HS. - GV kết luận : . - GV nhận xét HS. - GV kết luận : người lao động là những người làm ra của cải cho xã hội và đều được mọi người kính trọng. Sự kính trọng, biết ở đó đã được thể hiện qua nhiều câu ca dao, tục ngữ và bài thơ nổi tiếng. * Nội dung chuẩn bị của GV Gợi ý của GV 1. Đây là bài ca dao ca ngợi những người lao động này : “Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần” Đây là bài thơ nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu, nội dung nói về người lao động mà công việc luôn gắn với tiếng chổi tre. Vì lợi ích mười năm phải trồng cây Vì lợi ích trăm năm trồng người Đây là câu nói nổi tiếng của Hồ Chủ Tịch về người lao động nào ? 4. Đây là người lao động luôn phải đối mặt với hiểm nguy, những kẻ tội phạm. Ô chữ cần đoán N Ô N G D  N (7 chữ cái) L A O C Ô N G (7 chữ cái) G I Á O V I Ê N (8 chữ cái) C Ô N G A N ( 6 chữ cái ) Hoạt động 3 : Kể viết, vẽ về người lao động. - Yêu cầu HS trong 5 phút, trình bày dưới dạng kể, hoặc vẽ về một người lao động mà em kính phục nhất. - Nhận xét câu trả lời của HS. - Yêu cầu đọc ghi nhớ. - HS tiến hành làm việc cá nhân. Thời gian : 5 phút. - Đại diện 3-4 HS trình bày kết quả. Chẳng hạn : + Kể (vẽ) về chú thợ mỏ. + Kể (vẽ) về bác sĩ - HS dưới lớp nhận xét theo hai tiêu chí sau + Bạn vẽ có đúng nghề nghiệp (công việc) không ? + Bạn vẽ có đẹp không ? Hướng dẫn thực hành Gv yêu cầu mỗi nhóm HS về tự chọn và đóng vai một cảnh giao tiếp hàng ngày trong cuộc sống. ------------------˜ & ™----------------- TUẦN : 19 SOẠN NGÀY / / 20 THỨ / / / 20 LỊCH SỰ VỚI MỌI NGƯỜI (t1) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức : Giúp HS : Hiểu được sự cần thiết phải lịh sự với mọi người. Hiểu được ý nghĩa của việc lịch sự với mọi người : làm cho các cuộc tiếp xúc, các mối quan hệ trở nên gần gũi, tốt hơn và người lịch sự sẽ được yêu quý, kính trọng. 2. Thái độ : Bày tỏ thái độ lịch sự với mọi người xung quanh. Đồng tình, khen ngợi các bạn có thái độ đúng đắn, lịch sự với mọi người. Không đồng tình với các bạn chưa có thái độ lịch sự. 3. Hành vi : Cư xử lịch sự với bạn bè, thầy cô ở trường, ở nhà và mọi người xung quanh. Có những hành vi văn hóa, đúng mực trong giao tiếp với mọi người. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: Nội dung một số câu ca dao, tục ngữ về phép lịch sự. Nội dung các tình huống, trò chơi cuộc thi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến. - Yêu cầu các nhóm lên vai, thể hiện tình huống của nhóm. - Hỏi : Các tình huống mà các nhóm vừa đóng đều có các đoạn hội thoại. Theo em, lời hội thoại của các nhân vật trong các tình huống đó đã hợp lí chưa ? Vì sao ? - Nhận xét câu trả lời của HS. - Kết luận : Những lời nói, cử chỉ đúng mực là một sự thể hiện lịch sự với mọi người. - Lần lượt từng nhóm lên vai. - HS dưới lớp ghi nhớ nội dung tình huống của các nhóm để nêu lên nhận xét. + Nhóm 1 : Đóng vai một cảnh đang mua hàmh, có cả người bán và người mua. + Nhóm 2 : Đóng vai một cảnh cô giáo đang giảng bài cho HS. + Nhóm 3 : Đóng vai hai bạn HS đang trên đường về nhà, vừa đi vừa trao đổi nội dung bài học ngày hôm nay. + Nhóm 4 : Đóng vai cảnh bố mẹ chở con đi học buổi sáng. - Trả lời : - HS nhận xét, bổ sung. Hoạt động 2 : Phân tích truyện “CHUYỆN Ở TIỆM MAY”. - GV đọc (kể) lần 1 câu chuyện “Chuyện ở tiệm may” - Chia lớp thành 4 nhóm. - Yêu cầu thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi sau : Em có nhận xét gì về cách cư xử của bạn Trang và bạn Hà trong câu chuyện trên ? Nếu là bạn của Hà, em sẽ khuyên bạn điều gì ? Nếu em là cô thợ may, em sẽ cảm thấy như thế nào khi bạn Hà không xin lỗi sau khi đã nói như vậy ? Vì sao ? - Nhận xét câu trả lời của HS. - Kết luận : Cần phải lịch sự với người lớn tuổi hơn trong mọi hoàn cảnh. - Tiến hành thảo luận nhóm. Câu trả lời đúng : Em đồng ý và tán thành cách cư xử của cả hai bạn. Mặc dù lúc đầu bạn Hà cư xử như thế chưa đúng, nhưng bạn nhận ra và sửa lỗi của mình.. Em sẽ khuyên bạn là : “Lần sau Hà nên bình tĩnh để có cách cư xử đúng mực hơn với cô thợ may” Em sẽ cảm thấy bực mình, không vui vì Hà là người bé tuổi hơn mà lại có thái độ không lịch sự với người lớn tuổi hơn. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Hoạt động 3 :Xử lý tình huống. - Chia lớp thành 4 nhóm. - Yêu cầu các nhóm thảo luận, đóng vai, xử lí các tình huống sau đây : + Giờ ra chơi, mải vui với bạn, Minh sơ ý đẩy ngã một em HS lớp dưới. + Đang trên đường về, Lan trông thấy một bà cụ đang xách làn đựng bao nhiêu thứ, tỏ vẻ nặng nhọc. + Nam lỡ đánh đổ nước,làm ướt hết vở học của Việt. + Tốp bạn HS đang trêu chọc và bắt chước hành động của một ông lão ăn xin. - Nhận xét các câu trả lời của HS. - Kết luận : Lịch sự với mọi người là có những lời nói, cử chỉ, hành động thể hiện sự tôn trọngvới bất cứ người nào mà mình gặp gỡ hay tiếp xúc. - Tiến hành thảo luận nhóm. - Đại diện các nhóm đóng vai, xử lí tình huống. + Minh nên đỡ em bé đó dậy, hỏi xem em có sao không và nói lời xin lỗi với em HS đó. + Lan sẽ chạy lại, đề nghị giúp bà cụ đó một tay. + Nam xin lỗi Việt, sau đó gắng khắc phục, lau khô vở cho Việt. + Sẽ yêu cầu nhóm bạn HS này dừng lại trò chơi đó ngay lập tức. Ỏ đay có thể nhờ sự can thiệp của người lớn. - HS các nhóm nhận xét, bổ sung. - 1 HS nhắc lại. TUẦN : 20 SOẠN NGÀY / / 20 THỨ / / / 20 LỊCH SỰ VỚI MỌI NGƯỜI (t 2) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức : Giúp HS : Hiểu được sự cần thiết phải lịh sự với mọi người. Hiểu được ý nghĩa của việc lịch sự với mọi người : làm cho các cuộc tiếp xúc, các mối quan hệ trở nên gần gũi, tốt hơn và người lịch sự sẽ được yêu quý, kính trọng. 2. Thái độ : Bày tỏ thái độ lịch sự với mọi người xung quanh. Đồng tình, khen ngợi các bạn có thái độ đúng đắn, lịch sự với mọi người. Không đồng tình với các bạn chưa có thái độ lịch sự. 3. Hành vi : Cư xử lịch sự với bạn bè, thầy cô ở trường, ở nhà và mọi người xung quanh. Có những hành vi văn hóa, đúng mực trong giao tiếp với mọi người. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: Nội dung một số câu ca dao, tục ngữ về phép lịch sự. Nội dung các tình huống, trò chơi cuộc thi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến. - Yêu cầu thảo luận. + Yêu cầu thảo luận cặp đôi, đưa ra ý kiến nhận xét cho mỗi trường hợp sau và giải thích lý do : Trung nhường ghế trên ô tô buýt cho một phụ nữ mang bầu. Một ông lão ăn xin vào nhà Nhàn. Nhàn cho ông ta ít gạo rồi quát : “Thôi đi đi” Lâm hay kéo tóc của các bạn nữ trong lớp. Trong rạp chiếu bóng, mấy anh thanh niên vừa xem phim, vừa bình phẩm và cười đùa. Trong giờ ăn cơm, Vân vừa ăn vừa cười đùa, nói chuyện để bữa ăn thêm vui vẻ. Khi thanh toán tiền ở quầy sách, Ngọc nhường cho em bé hơn lên thanh toán trước. + Nhận xét câu trả lời của HS. - Hỏi : Hãy nêu những biểu hiện của phép lịch sự ? - Kết luận : Bất kể mọi lúc, mọi nơi, trong khi ăn uống, nói năng, chào hỏichúng ta cũng cần giữ phép lịch sự. - Tiến hành thảo luận cặp đôi. - Đại diện các cặp đôi trình bày từng kết quả thảo luận. Câu trả lời đúng : Trung làm thế là đúng. Vì chị phụ nữ ấy rất cần một chỗ ngồi trên ô tô buýt vì đang mang bầu, không thể đứng lâu được. Nhàn làm thế là sai. Dù là ông lão ăn xin nhưng ông cũng là người lớn tuổi, cũng cần được tôn trọng, lễ phép. Lâm làm thế là sai. Việc làm của Lâm như vậy thể hiện sự không tôn trọng các bạn nữ, làm các bạn nữ khó chịu, bực mình. Các anh thanh niên đó làm như vậy là sai, là không tô trọng và ảnh hưởng đến những người xem phim khác ở xung quanh. Vân làm thế là chưa đúng. Trong khi đang ăn, chỉ nên cười nói nhỏ nhẹ để tránh làm rây thức ăn ra người khác. Việc làm của Ngọc là đúng. Với em nhỏ tuổi hơn mình, mình nên nhường nhịn. - HS dưới lớp nhận xét, bổ sung. + Lễ phép chào hỏi người lớn tuổi. + Nhường nhịn em bé. + không cười đùa quá to trong khi ăn cơm Hoạt động 2 :Thi “TẬP LÀM NGƯỜI LỊCH SỰ”. - GV phổ biến luật thi : + Cả lớp chia làm 2 dãy mỗi một lượt chơi mỗi dãy sẽ cử ra một đội gồm 4 HS. + Trong mỗi lượt chơi, GV sẽ đưa ra một sỗ lời gợi ý. + Nhiệm vụ của mỗi đội chơi là dựa vào gợi ý, xây dựnh một tình huống giao tiếp, trong đó thể hiện được phép lịch sự. + Mỗi một lượt chơi, đội nào xử kia tốt tình huống sẽ ghi được tối đa là 5 điểm. + Sau các lượt chơi, dãy nào ghi được nhiều điểm hơn là dãy thắng cuộc. - GV tổ chức cho HS chơi thử. - GV tổ chức cho hai dãy HS thi. - GV cùng Ban giám khảo (SHS) nhận xét các đội thi. - GV khen ngợi dãy thắng cuộc. Ví dụ : GV đưa ra lời gợi ý : Nhận vật bà cụ, nhân vất bạn HS, đồ vật – 1 cái làn đi chợ. Đội HS phải xây dựng và xử lý được tình huống như sau : Bà cụ đi chợ về, tay xách một làn nặng. Bạn HS đi đến, nói lời lễ phép để đề nghị giúp đỡ bà cụ. * Nội dung chuẩn bị của GV : Nhân vật bố, mẹ, hai đứa con và mâm cơm. Nhân vật hai bạn HS và quyển sách bị rách. Nhân vật chú thương binh, bạn HS và một chiếc túi. Nhân vật bạn HS, em nhỏ. * Chú ý : Tùy vào lượng thời gian, GV cân đối và tổ chức các lượt chơi cho HS. Hoạt động 3 : Tiềm hiểu ý nghĩa một số câu ca dao, tuc ngữ. - Hỏi : Em hiểu nội dung, ý nghĩa của các câu ca dao, tục ngữ trên như thế nào ? Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Học ăn, học nói, học gói, học mở. Lời chào cao hơn mâm cỗ. - Nhận xét câu trả lời của HS. - Yêu cầu đọc phần Ghi nhớ. - 3 - 4 HS trả lời. - HS dưới lớp nhận xét, bổ sung. - 1 – 2 HS đọc.

File đính kèm:

  • docDAO DUC lop 4 tron bo.doc
Giáo án liên quan