I. MỤC TIÊU:
- Học sinh cần phải tiết kiệm tiền của như thế nào? Vì sao cần tiết kiệm tiền của.
- Biết tiết kiệm giữ gìn sách vở, đồ dùng, đồ chơi Trong sinh hoạt hằng ngày.
- Giáo dục học sinh biết đồng tình, ủng hộ những hành vi, việc làm tiết kiệm, không đồng tình những hành vi, việc làm lãng phí tiền của.
- Giáo dục học sinh ý thức tiết kiệm trong sinh hoạt hằng ngày.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Bảng phụ ghi tình huống, soạn bài.
- Học sinh: Chuẩn bị bìa hai mặt xanh, đỏ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
3 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1219 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Đạo Đức lớp 4 - Tiết 7: Tiết kiệm tiền của, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
MÔN: Đạo đức – Tuần: 7 – Tiết: 7
TÊN BÀI DẠY: TIẾT KIỆM TIỀN CỦA ( Tiết 1)
NGÀY SOẠN :29/9/2008
NGÀY DẠY:01/10/2008
I. MỤC TIÊU:
Học sinh cần phải tiết kiệm tiền của như thế nào? Vì sao cần tiết kiệm tiền của.
Biết tiết kiệm giữ gìn sách vở, đồ dùng, đồ chơi Trong sinh hoạt hằng ngày.
Giáo dục học sinh biết đồng tình, ủng hộ những hành vi, việc làm tiết kiệm, không đồng tình những hành vi, việc làm lãng phí tiền của.
Giáo dục học sinh ý thức tiết kiệm trong sinh hoạt hằng ngày.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Bảng phụ ghi tình huống, soạn bài.
- Học sinh: Chuẩn bị bìa hai mặt xanh, đỏ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Thầy
Trò
Hoạt động 1: Khởi động
. Ổn định:
. Kiểm tra kiến thức cũ: Biết bày tỏ ý kiến ( Tiết 2)
Trong những chuyện liên quan đến trẻ em, trẻ em có quyền gì?
Muốn mọi người tôn trọng ý kiến của mình em phải làm gì?
Bài mới: Tiết kiệm tiền của ( tiết 1)
Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới
* Tìm hiểu thông tin:
Đọc thông tin trong sách giáo khoa trang 11 và trả lời câu hỏi:
. Em nghĩ gì khi xem tranh và đọc các thông tin trên?
. Theo em, có phải do người nghèo nên mới phải tiết kiệm không?
Họ tiết kiệm để làm gì?
Tiền của do đâu mà có?
Đọc ghi nhớ.
* Thế nào là tiết kiệm tiền của.
Yêu cầu học sinh lấy bảng thẻ xanh- đỏ. Giáo viên đưa ra các ý kiến về tiết kiệm tiền của. Nếu tán thành đưa biển màu đỏ, nếu không tán thành đưa biển màu xanh.
. Keo kiệt, bủn xỉn là tiết kiệm.
. Giữ gìn đồ đạc cũng là tiết kiệm.
. Tiết kiệm là ăn tiêu dè sẻn.
. Chỉ những nhà nghéo mới tiết kiệm.
. Sử dụng tiền của hợp lí, hiệu quả cũng là tiết kiệm.
. Tiết kiệm tiền của vừa ích nước, vừa lợi nhà.
Thế nào là tiết kiệm tiền của?
* Em có biết tiết kiệm.
Trả lời các câu hỏi.
. Trong ăn uống cần phải tiết kiệm như thế nào?
. Trong mua sắm, cần phải tiết kiệm như thế nào?
. Có nhiều tiền thì chi tiêu thế nào cho tiết kiệm?
. Sử dụng đồ đạc thế nào là tiết kiệm?
. Sử dụng điện nước thế nào là tiết kiệm?
Trong học tập, cũng như trong cuộc sống em cần phải biết sống tiết kiệm những gì?
Đọc ghi nhớ.
Hoạt động 3: Củng cố
Hái hoa:
Tiền của do đâu mà có?
Trong học tập em cân phải sống tiết kiệm như thế nào?
Dặn dò: Về nhà xem bài
Chuẩn bị: Tiết kiệm tiền của( Tiết 2)
Hát
. Trong những chuyện liên quan đến trẻ em, tre em có quyền bày tỏ ý kiến của mình.
. Muốn mọi người tôn trọng ý kiến của mình em phải biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác.
2 học sinh cùng bàn thực hiện
. Khi đọc thông tin em thấy người Nhật và người Đức rất tiết kiệm, còn ở Việt Nam chúng ta đang thực hiện thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
. Không phải người nghèo mới tiết kiệm mà người giàu cũng phải tiết kiệm.
. Tiết kiệm là thói quen của họ. Có tiết kiệm mới có nhiều vốn để giàu có.
. Tiền của do sức lao động của con người mới có.
2 học sinh đọc.
Xanh
Đỏ
Xanh
Xanh
Đỏ
Đỏ
. Tiết kiệm là sử dụng đúng mục đích, hợp lí, có ích, không sử dụng thừa thải. Tiết kiệm tiền của không phải là bủn xỉn,dè sẻn.
Thực hiện cá nhân.
Aên uống đầy đủ, không thừa thải.
Chi mua thứ cần dùng.
Chỉ giữ đủ dùng, phần còn lại thì cất đi, hoặc gửi tiết kiệm.
Giữ gìn đồ đạc, đồ dùng cũ cho hỏng mới dùng đồ mới.
Lấy nước đủ dùng. Khi không cần dùng điện, nước thì tắt.
Giữ gìn sách vở, dụng cụ học tập và những vật dụng sinh hoạt trong gia đình.
2 học sinh đọc.
2 đội thực hiện trả lời.
RÚT KINH NGHIỆM:
File đính kèm:
- Tietkiemtiencua_T1.doc