I. MỤC TIÊU:
1-Kiến thức
-HS biết và giải thích nội dung 23 biển báo hiệu giao thông đã học.
-HS hiểu ý nghĩa, nội dung 10 biển báo hiệu GT mới.
2-Kĩ năng.
-Giải thích sự cần thiết của biển báo hiệu GT.
-Mô tả được các biển báo đó băng lời nói hoặc bằng hình vẽ. Để nói cho những người khác biết về nộidung của các biển báo hiệu GT.
3-Thái độ:
-Có ý thức tuân theo những hiệu lệnh của biển báo hiệu GT khi đi đường.
-Tham gia tuyên truyền, vận động mọi người, thực hiện luật GTĐB.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Phiếu học tập.
- Các biển báo.
III. CÁC HOAT ĐỘNG DẠY – HỌC:
10 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1160 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Đạo đức lớp 4 - Tiết 7 đến tiết 15, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đó băng lời nói hoặc bằng hình vẽ. Để nói cho những người khác biết về nộidung của các biển báo hiệu GT.
3-Thái độ:
-Có ý thức tuân theo những hiệu lệnh của biển báo hiệu GT khi đi đường.
-Tham gia tuyên truyền, vận động mọi người, thực hiện luật GTĐB.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Phiếu học tập.
- Các biển báo.
III. CÁC HOAT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Trò chơi phóng viên.
GV cho HS sắm vai làm phóng viên
-Ở gần nhà bạn có loại biển báo gì?
-Những biển báo đó được đặt ở đâu?
-Những người ở đó có biết nội dung các biển báo đó không?
-Họ có thấy các biển báo đó có ích gì? không?
-GV tuyên dương
Hoạt động 2: Ôn lại các biển báo đã học
-YC HS nhắc lại các biển báo đã học, mô tả hình dạng, màu sắc.
-Biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh, biển chỉ dẫn.
GV kết luận.
Hoạt động 3: Nhận biết các biển báo hiệu
-Cho HS quan sát các loại biển báo
-Xác định, phân loại, mô tả hình, màu sắc của các biển báo đó.
-Biển báo cấm.
-Biển báo nguy hiểm.
-Biển báo chỉ dẫn.
GV kết luận (SGK)
*Củng cố dặn dò:
- Cho HS xem các biển báo đã học, nói nội dung của biển báo..
-Nhận xét tiết học
-Dặn dò: chuẩn bị bài: “Kĩ năng đi xe đạp an toàn”
-1HS làm phóng viên nêu câu hỏi cho các bạn trong lớp trả lời.
- HS trả lời theo sự quan sát của mình.
-Lớp tuyên dương những bạn trả lời nhanh
-HS nhắc lại theo YC của GV
-Biển báo cấm có hình tròn, viền đỏ, nền trắng, ở giữa có hình vẽ màu đen. Biển báo nguy hiểm có hình tam giác, viền đỏ, nền vàng, giữa có hình vẽ màu đen,...
-HS quan sát
HS mô tả theo sự quan sát của mình
-Hình tròn, viền đỏ, nền trắng
-Hình tam giác, viền đỏ, nền vàng
-Hình vuông hay chữ nhật màu xanh lam, có hình vẽ hay kí hiệu trên nền màu trắng
-HS lắng nghe
-2 HS trả lời.
-Thảo luận nhóm.
-Phát biểu trước lớp.
-HS lắng nghe
BỔ SUNG:
TIẾT 9
BÀI 2:
KĨ NĂNG ĐI XE ĐẠP AN TOÀN
I. MỤC TIÊU:
1-Kiến thức
-HS biết những quy định đói với người đi xe đạp trên đường phố theo luật GTĐB.
2-Kĩ năng.
-HS thể hiện đúng cách điều khiển xe an tòan qua đường giao nhau.
-Phán đoán và nhận thức được các điều kiện an tòan hay không an tòan khi đi xe đạp.
3-Thái độ:
-Có ý thức diều khiển xe đạp an tồn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Phiếu bài tập.
- Sân bàn.
III. CÁC HOAT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Trò chơi đi xe đạp trên sân bàn.
GV nêu các tình huống, yêu cầu HS trả lời hoặc phải nêu cách xử lí đúng, an toàn.
-Để rẽ trái người đi xe đạp phải làm gì?
-Một số tình huống (xem tư liệu tr.18)
Hoạt động 2: Cho học sinh thực hành trên sân trường.
-GV kết luận.
Hoạt động 3:Thi lái xe an toàn.
-GV kẻ sơ đồ trên sân, có một số chướng ngại vật, các biển báo cấm xe đạp..., ngã tư có đèn tín hiệu...
-4 HS tham gia.
-GV chốt ý toàn bài về kĩ năng đi xe đạp an toàn.
Củng cố dặn dò: Chuẩn bị bài 3 “Chọn con đường đi an toàn”
-HS trả lời sau khi GV nêu tình huống
-Phải quan sát kĩ phía trước, sau rồi giơ tay xin đường qua
-HS tiến hành đi xe đạp trên sân trường
-HS đi xe quan sát các biển báo hiệu giao thông và chú ý tuân theo luật GTĐB
-HS lắng nghe
BỔ SUNG:
TIẾT 11
BÀI 3:
CHỌN ĐƯỜNG ĐI AN TOÀN VÀ PHÒNG TRÁNH
TAI NẠN GIAO THÔNG
I. MỤC TIÊU:
-HS nêu được điều kiện của con đường an tòan và con đường không an toàn.
-HS có ý thức thực hiện và lựa chọn được con đường an toàn nhất từ nhà đến trường để đi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-GV: Sơ đồ con đường an toàn từ nhà đến trường.
-HS: Sách tài liệu.
III. CÁC HOAT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
*KTBC và GTB
+ ATGT hôm trước em học bài ǵ?
+ Theo em để bảo đảm an toàn, người đi xe đạp phải đi như thế nào?
+ Em hãy nêu những hành vi của người đi xe đạp ngoài đường mà em cho là không an toàn?
- Nhận xét – ghi điểm.
*Hoạt động 1: Tìm hiểu con đường an toàn
- Gv chia lớp thành 4 nhóm
+ Nhóm 1 và 2: Con đường hay đoạn đường có điều kiện như thế nào là an toàn?
+ Nhóm 3 và 4: Thế nào là đường không an toàn cho người đi bộ?
- GV nhận xét, chốt ý: Con đường an toàn là mặt đường phẳng, ít khúc ngoặt, đường một chiều, có đèn chiếu sáng, ít ngơ hẹp, đường không dốc, trơn, lượng xe đi lại ít Đường chưa an toàn là lòng đường quá hẹp, xe cộ chạy 2 chiều, có nhiều vật cản, người đi bộ phải đi xuống lòng đường.
- Gv giới thiệu tranh sơ đồ hai loại đường đến trường.
+ Nếu đoạn đường đến trường chưa an toàn nhưng buộc phải đi thì em phải đi như thế nào?
*Hoạt động 2: Liên hệ thực tế.
+ Em hăy giới thiệu con đường mà hằng ngày em đến trường.
+ Em có thể đi đường khác để đến trường không? Vì sao em phải đi đường đó?
- GV tóm ý: Nếu đi bộ hay đi xe đạp, các em cần lựa chọn con đường đến trường hợp lí và đảm bảo an toàn dù có phải đi xa hơn.
- Gv ghi bài học lên bảng:
"Khi đi đường phải biết lựa chọn con đường an toàn. Nếu phải đi trên con đường chưa an toàn em cần chú ý và đi sát lề đường".
* Củng cố, dặn dò:
+ Con đường như thế nào là con đường như thế nào đựoc gọi là an toàn?
+ Hãy nêu điều kiện để lựa chọn đường đi an toàn?
GDTT: Qua bài học hôm nay các em cần nắm được cách lựa chọn đường đi để đảm bảo ATGT cho bản thân và cho gia đình và phòng tránh tai nạn giao thông.
-Dặn dò: Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài "Nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông”
-Nhận xét tiết học
- Hs lên bảng trả lời câu hỏi (3 em)
+Đi bên tay phải, sát lề đường, nhường đường Xe phải có đèn phản quang.
+ Đi theo kiểu đánh võng, dàn hàng
ngang, chở đồ đặc cồng kềnh, kéo theo súc vật, đi vào đường cấm, buông thả hai tay.
- Hs lắng nghe
- Hs thảo luận nhóm
+ Con đường có đủ điều kiện an toàn là: Mặt đường phẳng, ít khúc ngoặt, đường một chiều, có đèn chiếu sáng, có ít ngõ hẹp cắt ngang đường, đường không dốc, trơn đường có lượng xe đi lại vừa phải.
+ Đường hai chiều, lòng đường hẹp, vỉa hè có nhiều vật cản, có nhiều ngõ đi ra đường chính, ngã tư không có vạch đi bộ, không có tín hiệu.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- Hs nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Hs quan sát tranh chỉ và nêu vì sao em chọn con đường đó để đến trường.
+ Nếu phải đi trên con đường chưa an toàn, em phải chú ý và đi sát lề đường.
- Hs nêu (3 em). Hs khác chú ý nghe bạn miêu tả con đường của bạn rồi nhận xét xem đường đi đó có an toàn không.
+ Em đã đi đường vòng đến trường, có hơi xa một chút. Vì đó là đường an toàn.
- Hs lắng nghe.
- Hs nêu bài học.
+ Mặt đường phẳng ít khúc ngoặt, đường một chiều, có đèn chiếu sáng, có ít ngõ hẹp cắt ngang đường không dốc, trơn.
+Đường có lượng xe đi lại vừa phải.
BỔ SUNG:
TIẾT 13
BÀI 4
NGUYÊN NHÂN TAI NẠN GIAO THÔNG
I. MỤC TIÊU:
-HS biết được những khác nhau gây tai nạn giao thông
-HS xác định được những hành vi an toàn và không an tòan đối với người tham gia giao thông.
-Biết cách phòng tránh tai nạn có thể xảy ra.
-Có ý thức thực hiện những qui định của luật GTĐB, có hành vi an tòan khi đi đường.
-Tham gia tuyên truyền, vận động mọi người, thực hiện luật GTĐB để đảm bảo ATGT.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-GV: Phiếu học tập.
III. CÁC HOAT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
2.Bài mới:
- Giới thiệu
HĐ 1: Tìm hiểu các nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông.
- GV đọc mẫu tin TNGT.
HĐ 2: Thử xác định nguyên nhân gây TNGT.
- Phát phiếu học tập cho HS.
- Nội dung tham khảo tài liệu.GV kết luận.
HĐ 3:Thực hành làm chủ tốc độ.
- Giáo viên nêu cách chơi.
- Chạy ngược chiều nhau với tốc độ nhanh.
- Có tín hiệu dừng lại.
- Ai thực hiện đúng, chính xác.
Hoạt động 4: GV kết luận.
3- Củng cố dặn dò: Viết một bài tường thuật về một TNGT, vẽ tranh cổ động về ATGT.
- Làm thế nào để xác định được con đường an toàn?
- 2 HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- Thảo luận nhóm, phân tích.
+Hiện tượng?
+Xảy ra vào thời gian nào?
+Xảy ra ở đâu?
+Hậu quả?
+Nguyên nhân?
- Phát biểu trước lớp.
- Học sinh thảo luận và đánh dấu vào ô đúng.
- Nhóm nào xong trước được biểu dương.
- Trình bày trước lớp.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
+Các nhóm tham gia trò chơi.
- Lớp nhận xét.
-Lắng nghe.
BỔ SUNG:
TIẾT 15
BÀI 5:
EM LÀM GÌ ĐỂ THỰC HIỆN AN TOÀN GIAO THÔNG
I. MỤC TIÊU:
-HS biết được những con số thống kê về tai nạn giao thông.
-HS biết phân tích nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông.
-Biết và giải thích các điều luật đơn giản cho bạn bè nghe.
-Đề ra phương án phòng tránh TNGT.
-Có ý thức thực hiện những qui định của luật GTĐB,có hành vi an toàn khi đi đường.
-Tham gia tuyên truyền, vận động mọi người, thực hiện luật GTĐB để đảm bảo ATGT.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Phiếu học tập.
III. CÁC HOAT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ :
2. Bài mới :
- Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Tuyên truyền.
-GV đọc mẫu tin TNGT.
Hoạt động 2. Lập phương án thực hiện ATGT
- Phát phiếu học tập cho HS.
- Chia lớp thành 3 nhóm
- Nội dung tham khảo tài liệu. GV kết luận.
Nội dung phương án:
*Khảo sát điều tra:
+Bao nhiêu bạn đi xe đạp? Bố mẹ chở? Đi bộ?
+Bao nhiêu bạn đi xe thành thạo, chưa thành thạo?...
+Bao nhiêu bạn đã nắm được luật giao thông đường bộ, thuộc các loại biển báo trên đường...
Hoạt động 3: GV kết luận.
3. Củng cố dặn dò: Tổng kêt ATGT cho HS vẽ tranh cổ động về ATGT.
-Những nguyên nhân nào gây ra tai nạn giao thông?
-2 HS trả lời.
-HS lắng nghe.
-Tóm tắt số liệu từ thông tin.
-Thảo luận nhóm - Phân tích trình bày tranh sưu tầm để cổ động.
-Phát biểu trước lớp.
- HS thảo luận và lập phương án cho nhóm mình:
+Nhóm đi xe đạp.
+Nhóm được ba mẹ đưa đi học.
+Nhóm đi bộ đến trường
- Nhóm nào xong trước được biểu dương.
- Trình bày trước lớp.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
- 2 HS nhắc lại.
BỔ SUNG:
File đính kèm:
- Giao an An toan giao thongLop 4.doc