Giáo án môn Đạo đức lớp 4 - Thực haønh kĩ năng giữa học kì I

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:

Giúp học sinh nhớ lại một số kiến thức đã học.

Biết vận dụng các hành vi vào cuộc sống thực tế.

II. CHUẨN BỊ:

Hệ thống câu hỏi ôn tập.

Một số tình huống cho học sinh thực hành xử lí tình huống.

III. CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 

doc6 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1227 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Đạo đức lớp 4 - Thực haønh kĩ năng giữa học kì I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11 THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA HỌC KÌ I I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: Giúp học sinh nhớ lại một số kiến thức đã học. Biết vận dụng các hành vi vào cuộc sống thực tế. II. CHUẨN BỊ: Hệ thống câu hỏi ôn tập. Một số tình huống cho học sinh thực hành xử lí tình huống. III. CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ. - Hãy nêu thời gian biểu hằng ngày của em. - Nêu các tấm gương, ca dao, tục ngữ về tiết kiệm thời giờ. 3. Bài mới Ø GV giới thiệu và ghi tựa bài. 3.1 Ôn tập những kiến thức đã học. + Hãy nêu các bài đạo đức đã học. + Tại sao ta phải trung thực trong học tập? + Nêu một số hành vi biểu hiện tính trung thực trong học tập? + Khi gặp khó khăn trong học tập ta phải làm gì? + Vượt khó trong học tập giúp ta điều gì? + Trong đời sống hàng ngày và trong học tập, trẻ em có được quyền gì? + Ta cần bày tỏ ý kiến với thái độ như thế nào? + Tại sao ta phải quý trọng tiền của? + Nêu câu tục ngữ nói về việc tiết kiệm tiền của? + Tại sao ta phải quý trọng thời giờ? + Tiết kiệm tiền của có lợi gì? - Hát - Bài “Tiết kiệm thời giờ” (Tiết 2) + Thời giờ là vàng ngọc. Thời giờ thấm thoát..không chờ đợi ai. + Đó là trung thực trong học tập, vượt khó trong học tập, biết bày tỏ ý kiến, tiết kiệm tiền của, tiết kiệm thời giờ. + Trung thực trong học tập là thể hiện lòng tự trọng. + Không nói dối, không quay cóp, không chép bài của bạn, không nhắc bài cho bạn trong giờ kiểm tra. + Phải tìm cách khắc phục hoặc nhờ sự giúp đỡ của người khác nhưng không dựa dẫm vào người khác. + Giúp ta tự tin hơn trong học tập và được mọi người yêu quý. +Mỗi trẻ em có quyền mong muốn, có ý kiến riêng về những việc có liên quan đến trẻ em. + Cần có thái độ rõ ràng, lễ độ và tôn trọng ý kiến của người khác. + Vì tiền bạc, của cải là mồ hôi, công sức của bao người lao động. + Ơû đây một hạt cơm rơi. Ngoài kia bao giọt mồ hôi xuống đồng. + Vì thời giờ là thứ quý nhất, khi nó trôi đi thì không bao giờ trở lại. + Giúp ta tiết kiệm được công sức, tiền của dùng vào việc khác khi cần hơn. 3.2 Xử lí tình huống: * Tình huống 1: Ghi Đ (đúng) hoặc S (sai) vào các ý sau: w Nếu bạn chưa hiểu bài, em giảng lại bài cho bạn hiểu. w Em mượn vở của bạn và chép một số bài tập khó mà bạn đã làm. w Em quên chưa làm hết bài, em nhận lỗi với cô giáo. * Tình huống 2: đánh dấu X vào các ý đúng trong cá ý sau: w Thời giờ là cái qúi nhất. w Thời giờ ai cũng có, do đó không cần tiết kiệm. w Tiết kiệm thời giờ là sử dụng thời giờ một cách hợp lí. w Bạn Tuấn xé giấy ở vở để gấp đồ chơi. w Khi bày tỏ ý kiến cần giận hờn để bố mẹ cho mới thôi. w Khi bày tỏ ý kiến phải lễ phép, nhẹ nhàng và tôn trọng ý kiến của người lớn. 4. Hoạt động tiếp nối: - Yêu cầu HS thực hiện các nội dung vừa ôn tập. - Chuẩn bị trước bài “Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ”. Tuần 12 Bài 6: HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ Tiết: 1 I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: - Biết được: Con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình. * Hiểu được: Con cháu có bổn phận hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình. * GD KNS: Kĩ năng xác định giá trị tình cảm của ông bà, cha mẹ dành cho con cháu. Kĩ năng thể hiện tình cảm yêu thương của mình với ông bà, cha mẹ. II. CHUẨN BỊ: - SGK Đạo đức lớp 4 - Đồ dùng hóa trang để diễn tác phẩm “Phần thưởng”. - Bài hát “Cho con”- Nhạc và lời: Phạm Trọng Cầu. III. CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1. Khởi động: 2. Bài mới: - GV hỏi: + Bài hát nói về điều gì? + Em có cảm nghĩ gì về tình thương yêu, che chở của cha mẹ đối với mình? Là người con trong gia đình, Em có thể làm gì để cha mẹ vui lòng? - GV gợi mở vấn đề và giới thiệu bài, ghi tựa. *Hoạt động 1: Thảo luận tiểu phẩm “Phần thưởng” – SGK/17-18. - GV cho HS đóng vai Hưng, bà của Hưng trong tiểu phẩm “Phần thưởng”. - GV phỏng vấn các em vừa đóng tiểu phẩm. + Đối với HS đóng vai Hưng. ØVì sao em lại tặng “bà” gói bánh ngon mà em vừa được thưởng? + Đối với HS đóng vai bà của Hưng: Ø “Bà” cảm thấy thế nào trước việc làm của đứa cháu đối với mình? -GV kết luận: Hưng yêu kính bà, chăm sóc bà, Hưng là một đứa cháu hiếu thảo. Tích hợp GD kĩ năng xác định giá trị tình cảm của ông bà, cha mẹ dành cho con cháu. * Hoạt động 2: Thảo luận nhóm 4 - Mời HS đọc và nêu yêu cầu của bài tập 1 - GV chia nhóm, giao nhiệm vụ thảo luận và cách thực hiện bài tập cho HS. -GV mời đại diện các nhóm trình bày. -GV kết luận: + Việc làm của các bạn Loan (Tình huống b); Hoài (Tình huống d), Nhâm (Tình huống đ) thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. + Việc làm của bạn Sinh (Tình huống a) và bạn Hoàng (Tình huống c) là chưa quan tâm đến ông bà, cha mẹ. Tích hợp GD kĩ năng thể hiện tình cảm yêu thương của mình với ông bà, cha mẹ. * Hoạt động 3: Thảo luận nhóm đôi - Mời HS đọc và nêu yêu cầu của bài tập 2 -GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm. - Mời đại diện nhóm báo cáo kết quả - GV kết luận về nội dung các bức tranh và khen các nhóm HS đã đặt tên tranh phù hợp. - GV cho HS đọc ghi nhớ trong khung. 3. Hoạt động tiếp nối: - Chuẩn bị bài tập 5- 6 (SGK/20) - Hát tập thể bài “Cho con”- Nhạc và lời: Phạm Trọng Cầu. - Một số HS trả lời, số khác nhận xét. -HS xem tiểu phẩm do một số bạn trong lớp đóng. - HS trả lời, em khác bổ sung. + Cách ứng xử của các bạn trong các tình huống sau là đúng hay sai? Vì sao? -HS trao đổi trong nhóm - Đại diện các nhóm trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Hãy đặt tên cho mỗi tranh (SGK/19) và nhận xét về việc làm của bạn nhỏ trong tranh. - Các nhóm HS thảo luận. - Các nhóm khác bổ sung. - HS đọc. - Cả lớp thực hiện. Tuần 13 Bài 6: HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ Tiết: 2 I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: - Biết thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ bằng một số việc làm cụ thể trong cuộc sống hàng ngày ở gia đình. * Hiểu được: Con cháu có bổn phận hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình. * GD KNS: Kĩ năng lắng nghe lời dạy bảo của ông bà, cha mẹ. Kĩ năng thể hiện tình cảm yêu thương của mình với ông bà, cha mẹ. II. CHUẨN BỊ: - SGK Đạo đức lớp 4 - Bài hát “Cho con”- Nhạc và lời: Phạm Trọng Cầu. III. CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1. Khởi động: 2. KTBC: - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS cho bài tập 5- 6 (SGK/20). - Biểu dương số HS có sự chuẩn bị tốt. 3. Bài mới: - GV giới thiệu học tiếp tiết 2 của bài học * Hoạt động 1: Đóng vai bài tập 3 - SGK/19 - GV chia 2 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm ØNhóm 1 : Thảo luận, đóng vai theo tình huống tranh 1. ØNhóm 2 : Thảo luận và đóng vai theo tình huống tranh 2. - GV phỏng vấn HS đóng vai cháu về cách ứng xử, HS đóng vai ông bà về cảm xúc khi nhận được sự quan tâm, chăm sóc của con cháu. - GV kết luận: Con cháu hiếu thảo cần phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, nhất là khi ông bà già yếu, ốm đau. Tích hợp GD kĩ năng lắng nghe lời dạy bảo của ông bà, cha mẹ * Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm đôi (Bài tập 4- SGK/20) - HS đọc và nêu yêu cầu bài tập 4. - GV mời 1 số HS trình bày. - GV khen những HS đã biết hiếu thảo với ông bà, cha mẹ và nhắc nhở các HS khác học tập các bạn. Tích hợp GD kĩ năng thể hiện tình cảm yêu thương của mình với ông bà, cha mẹ. * Hoạt động 3: Trình bày, giới thiệu các tư liệu sưu tầm được (Bài tập 5 và 6- SGK/20) - GV mời HS trình bày trước lớp. - GV kết luận chung: + Ông bà, cha mẹ đã có công sinh thành, nuôi dạy chúng ta nên người. + Con cháu phải có bổn phận hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. - Cho HS đọc ghi nhớ trong khung. 4. Hoạt động tiếp nối: - Em hãy làm những việc cụ thể hằng ngày để bày tỏ lòng hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ của mình. -Về xem lại bài và chuẩn bị bài tiết sau “Biết ơn thầy giáo, cô giáo” - Hát tập thể bài “Cho con”- Nhạc và lời: Phạm Trọng Cầu. -Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai. -Các nhóm lên đóng vai. -Thảo luận và nhận xét về cách ứng xử (Cả lớp). - Hãy trao đổi với các bạn trong nhóm về những việc đã làm và sẽ làm để thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. - HS thảo luận theo nhóm đôi. - HS khác nhận xét, bổ sung. - HS trình bày . - HS đọc.

File đính kèm:

  • docDD 4 Tuan 111213 co CKTKNKNS.doc
Giáo án liên quan