Giáo án môn Đạo Đức lớp 4 - Kính trọng và biết ơn các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng; Các gia đình thương binh, liệt sỹ

I. MỤC TIÊU:

 Học xong bài này, HS biết :

- Sự cống hiến to lớn của các Bà mẹ Việt nam Anh hùng; các gia đình thương binh liệt sỹ.

- Kính trọng và biết ơn các Bà mẹ Việt nam Anh hùng; các gia đình thương binh liệt sỹ.

- Bày tỏ sự kính trọng và biết ơn các Bà mẹ Việt nam Anh hùng; các gia đình thương binh liệt sỹ.

II. CHUẨN BỊ:

- HS: thẻ 2 mặt 2 màu xanh, đỏ.

- Tài liệu, tranh ảnh về các Bà mẹ Việt nam Anh hùng; các gia đình thương binh liệt sỹ.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

 

doc5 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1135 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Đạo Đức lớp 4 - Kính trọng và biết ơn các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng; Các gia đình thương binh, liệt sỹ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔN: ĐạO ĐứC - TUầN 32 TÊN BàI: Kính trọng và biết ơn các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng; các gia đình thương binh, liệt sỹ I. MụC TIÊU: Học xong bài này, HS biết : - Sự cống hiến to lớn của các Bà mẹ Việt nam Anh hùng; các gia đình thương binh liệt sỹ. - Kính trọng và biết ơn các Bà mẹ Việt nam Anh hùng; các gia đình thương binh liệt sỹ. - Bày tỏ sự kính trọng và biết ơn các Bà mẹ Việt nam Anh hùng; các gia đình thương binh liệt sỹ. II. CHUẩN Bị: - HS: thẻ 2 mặt 2 màu xanh, đỏ. - Tài liệu, tranh ảnh về các Bà mẹ Việt nam Anh hùng; các gia đình thương binh liệt sỹ. III. HOạT động dạy và học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ: -HS1: Môi trường bị ô nhiễm là do những nguyên nhân nào? -HS2: Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của ai? Cho HS nhận xét, GV nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới: A. Giới thiệu bài học: Để tỏ lòng kính trọng và biết ơn các bà mẹ Việt Nam anh hùng; Các gia đình thương binh, liệt sỹ. Tiết học hôm nay các em học bài Kính trọng và biết ơn các Bà mẹ Việt nam Anh hùng; các gia đình thương binh liệt sỹ. B. Bài mới: HĐ1: Tìm hiểu về triểu sử của Bà mẹ Việt nam Anh hùng.(GV tham khảo tài liệu đính kèm) - Nguyễn Thị Chỉnh sinh năm nào? Quê ở đâu? - Bà có mấy người con? Các con của bà đã ra đi để làm gì? - Cuối cùng các con của bà có trở về không? HĐ2: Thế nào là kính trọng và biết ơn các Bà mẹ Việt nam Anh hùng; các gia đình thương binh liệt sỹ? - GV giới thiệu tranh: + Tranh 1: Các bạn nhỏ giúp cụ già xách nước tưới cây trong vườn. + Tranh 2: Các Cô, chú tặng quà cho các gia đình thương binh liệt sỹ nhân ngày 27/7 + Tranh 3: Các bạn nhỏ dìu chú thương binh qua đường. + Tranh 4: Các bạn nhỏ ngã nón chào chú thương binh. Hỏi: 1). Nội dung, ý nghĩa của từng bức tranh thể hiện điều gì? 2). Nêu những việc làm cụ thể của em thể hiện lòng kính trọng và biết ơn các bà mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình thương binh, liệt sỹ. 3). Vậy thế nào là kính trọng và biết ơn các bà mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình thương binh, liệt sỹ. GV: Nhận xét, bổ sung các câu trả lời của HS. * GV chốt ý: Kính trọng và biết ơn các bà mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình thương binh, liệt sỹ là biết chào hỏi, lễ phép, giúp đỡ những việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi của mình. + Vậy để tỏ lòng kính trọng và biết ơn các bà mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình thương binh, liệt sỹ em phải làm gì? HĐ3: Em có kính trọng và biết ơn các Bà mẹ Việt nam Anh hùng; các gia đình thương binh liệt sỹ chưa? Chọn hành động đúng bằng cách giơ thẻ , thẻ màu đỏ: đúng, thẻ màu xanh: sai) 1). Lan và Minh thấy chú thương binh đang xách nước, hai bạn tránh đi chỗ khác. 2). Học sinh lớp 4/4 tham gia lao động dọn vệ sinh nghĩa trang liệt sỹ. 3). Trên đường đi học về, gặp chú thương binh, các HS lễ phép chào hỏi. 4). Nhân ngày 27/7 các HS lớp 4/4 đến thăm các bà mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình thương binh, liệt sỹ. HĐ4: Kể tên các Bà mẹ Việt nam Anh hùng; các gia đình thương binh liệt sỹ mà em biết? 1) Võ Thị Cư, ở Diêm Trường, Kỳ Xuân(Tam Giang) 2) Huỳnh Thị Tình, ở Thôn Hoà An, Tam Giang. ( GV tham khảo tài liệu kèm theo) C. Củng cố, dặn dò: - Thế nào là kính trọng và biết ơn các Bà mẹ Việt nam Anh hùng; các gia đình thương binh liệt sỹ ? - Nêu những việc làm cụ thể của em thể hiện lòng kính trọng và biết ơn các bà mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình thương binh, liệt sỹ. - Về nhà học bài, chuẩn bị bài học đến: Gương vượt khó trong học tập. HS1 trả lời. HS2 trả lời. HS nhận xét... - HS lắng nghe và ghi đề bài học vào vở. - HS đọc tài liệu. - HĐ cá nhân. - HS suy nghĩ và trả lời. - HS khác nhận xét. - HĐ cả lớp: Quan sát các tranh, suy nghĩ trả lời câu hỏi. HS khác nhận xét, bổ sung. -HS trả lời. - Dắt chú thương binh qua đường, chào hỏi lễ phép với bà mẹ Việt Nam anh hùng, các chú thương binh.... - Kính trọng và biết ơn là biết chào hỏi, lễ phép, giúp đỡ những việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi của mình. - HS chú ý lắng nghe. - 2 HS nhắc lại. - HS ghi vào vở. + Phải cố gắng học giỏi để trở thành người có tài góp sức bảo vệ Tổ quốc ngày càng giàu đẹp hơn. -HS thảo luận nhóm, giơ thẻ. 1) Sai 2) Đúng 3) Đúng 4) Đúng - HS kể tên -HS trả lời - Hs lắng nghe. VàI NéT Về TIểU Sử CủA Bà Mẹ VIệT NAM ANH HùNG NGUYễN THị CHỉNH Bà mẹ VNAH Nguyễn Thị Chỉnh, sinh năm 1912 tại Tam Mỹ Tây huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam.Bà mẹ VNAH Nguyễn Thị Chỉnh sinh ra và lớn lên trên quê hương Tam Mỹ Tây giàu truyền thống cách mạng . Năm 1954 mẹ tham gia làm cơ sở cho cách mạng, được các đ/c trong đội công tác Kỳ Sanh giao nhiệm vụ cùng với gia đình nuôi dấu cán bộ nằm vùng, tiếp tế lương thực thực phẩm cho đội công tác xã Kỳ Sanh và nhiều đồng chí là lãnh đạo cốt cán của huyện Nam Tam Kỳ , tỉnh Quảng Nam và Quân Khu V . Năm 1960 mẹ động viên đứa con trai của mẹ là Nguyễn Hạnh lên đường nhập ngũ tham gia vào đội công tác huyện, cùng với đồng đội hăng say tập luyện trên thao trường để sẵn sàng chiến đấu giải phóng quê hương . Năm 1964, mẹ tiếp tục động viên các con trai yêu quý của mình lên đường nhập ngũ, ngày tuyển con trai Nguyễn Đối lên đường nhập ngũ vào tiểu đoàn 72, cầm tay con mẹ căn dặn : Con ráng bằng anh bằng em, đừng lo cho cha mẹ ở nhà. Nhớ lời mẹ dặn, chàng trai trẻ Nguyễn Đối hăng hái lên đường tham gia cách mạng, cùng với đồng đội đã lập nhiều chiến công hiển hách. Ngày 24/9/1965 mẹ đợc cơ sở cấp báo, ngời con trai yêu quý của mẹ Liệt sỹ Nguyễn Đối, đã anh dũng hy sinh trong lúc chiến đấu với quân thù. Không thể ngồi yên nhìn cảnh dân ta bị mất nớc, cảnh quân thù từng ngày cày xéo quê hương, cuối năm 1965 mẹ lại tiếp tục động viên con trai cả của mình là Nguyễn Chỉnh thoát ly gia đình vào đội công tác Kỳ Sanh để cùng đồng đội, đồng chí tham gia đánh giặc giải phóng quê hương. Ngày 18/01/1968 mẹ lại nhận đợc tin buồn, con trai thứ của mẹ liệt sỹ Nguyễn Hạnh, chính trị viên đại đội tiểu đoàn 72 tỉnh đội Quảng Nam đã anh dũng hy sinh. Ngày 24/4/1970, mẹ lại nhận được tin buồn người con trai cả của mẹ liệt sỹ Nguyễn Chỉnh, đã anh dũng hy sinh. Thế là đau thương lại nối tiếp đau thương . Mùa xuân năm 1975 đất nước đã hoàn toàn thống nhất, Bắc Nam sum họp một nhà, con cháu mẹ lại về thăm mẹ, thắp nén hương tưởng nhớ người nằm xuống. Đất nước đã qua chiến tranh nhưng nhiều vết thương vẫn còn đeo bám mẹ bởi các con trai vô cùng yêu dấu của mẹ đã mãi mãi không trở về. Không cam chịu số phận, ngay từ những ngày đầu quê hương được hoàn toàn giải phóng, mẹ lại tảo tần sớm hôm trên đồng ruộng tự do, vừa là một tấm gương điển hình trong các phong trào xây dựng quê hương, đất nước vừa thực hiện tốt các nghĩa vụ của ngời công dân. Mẹ được nhân dân tin yêu, xóm làng mến phục .

File đính kèm:

  • docDao duc 4 Tuan 32Dia phuong.doc
Giáo án liên quan