I. Mục tiêu:
- Nêu được ví dụ về sự vượt khó trong học tập.
- Biết được vượt khó trong học tập giúp em học tập tiến bộ.
- KNS: Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ của thầy cô, bạn bè khi gặp khó khăn trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
- SGK Đạo đức 4.
- Các mẫu chuyện, tấm gương vượt khó trong học tập.
III. Hoạt động trên lớp:
3 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 11724 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Đạo đức lớp 4 - Bài 2: Vượt khó trong học tập (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3 ĐẠO ĐỨC 4
BÀI 2: VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Nêu được ví dụ về sự vượt khó trong học tập.
- Biết được vượt khó trong học tập giúp em học tập tiến bộ.
- KNS: Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ của thầy cô, bạn bè khi gặp khó khăn trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
- SGK Đạo đức 4.
- Các mẫu chuyện, tấm gương vượt khó trong học tập.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Ổn định:
II. KTBC:
+ Nêu phần ghi nhớ của bài “Trung thực trong học tập”.
+ Kể một mẩu chuyện về trung thực trong học tập.
III. Bài mới:
a. Giới thiệu bài
b. Nội dung:
* Hoạt động 1: Kể chuyện một học sinh nghèo vượt khó.
1. GV giới thiệu: Trong cuộc sống thường xảy ra những rủi ro, chúng ta cũng có thể rơi vào những hoàn cảnh khó khăn. Chúng ta có thể làm gì để vượt lên số phận?
Truyện “Một học sinh nghèo vượt khó” trong SGK kể về trường hợp bạn Thảo. Chúng ta hãy cùng nhau xem bạn Thảo gặp những khó khăn gì và đã vượt qua như thế nào?
2. GV kể chuyện.
3. GV mời 1 – 2 em kể tóm tắt lại câu chuyện.
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
(Câu hỏi 1 và 2- SGK trang 6)
1. GV chia lớp thành 2 nhóm (Mỗi nhóm thảo luận 1 câu hỏi)
2. GV ghi tóm tắt các ý trên bảng.
3. GV kết luận: Bạn Thảo đã gặp rất nhiều khó khăn trong học tập và trong cuộc sống, song Thảo đã biết cách khắc phục, vượt qua, vươn lên học giỏi. Chúng ta cần học tập tinh thần vượt khó của bạn.
* Hoạt động 3: Thảo luận theo nhóm đôi
(Câu hỏi 3- SGK trang 6)
1. GV nêu yêu cầu.
2. Đại diện nhóm trình bày. GV ghi tóm tắt ý lên bảng lớp.
3. GV kết luận cách giải quyết tốt nhất.
* Hoạt động 4: Làm việc cá nhân
(Bài tập 1- SGK trang 7).
1. GV nêu yêu cầu bài tập.
2. HS xung phong nêu cách chọn và giải thích lý do
3. GV kết luận: Cách a, b, d là những cách giải quyết tích cực.
4. GV tích hợp GD KN tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ của thầy cô, bạn bè khi gặp khó khăn trong học tập.
5. HS đọc ghi nhớ (SGK tr.6)
Hoạt động tiếp nối:
- Chuẩn bị bài tập 2- 3 trong SGK trang 7.
- Thực hành theo yêu cầu sau:
+ Cố gắng thực hiện những biện pháp đã đề ra để vượt khó khăn trong học tập.
+ Tìm hiểu, động viên, giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn trong học tập.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
-HS nhắc lại.
-HS lắng nghe.
- Cả lớp nghe.
- HS kể.
-Các nhóm thảo luận. Đại diện các nhóm trình bày ý kiến.
-Cả lớp trao đổi, bổ sung.
- HS thảo luận theo nhóm đôi.
-HS cả lớp trao đổi, đánh giá cách giải quyết.
-HS làm bài tập 1
- HS khác thảo luận và bổ sung.
- Cả lớp chuẩn bị.
-HS cả lớp thực hành.
TUẦN 4 ĐẠO ĐỨC 4
VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
- Có ý thức vượt khó vươn lên trong học tập.
- Yêu mến, noi theo những tấm gương HS nghèo vượt khó.
* Biết thế nào là vượt khó trong học tập và vì sao phải vượt khó trong học tập.
- KNS: - Kĩ năng lập kế hoạch vượt khó trong học tập.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
(Bài tập 2- SGK trang 7)
1. GV chia nhóm và giao nhiệm vụ
2. Mời đại diện nhóm trình bày.
3. GV giảng giải những ý kiến mà HS thắc mắc.
4. GV kết luận và khen những HS đã có cách giúp đỡ bạn mình thiết thực nhất.
* Hoạt động 2: Làm việc nhóm đôi
( Bài tập 3- SGK tr.7)
1. GV giải thích yêu cầu bài tập.
2. GV cho HS trình bày trước lớp.
3. GV kết luận và khen những HS đã biết vượt qua khó khăn học tập.
* Hoạt động 3: Làm việc cá nhân
( bài tập 4- SGK / 7)
1. GV nêu yêu cầu và gợi ý cách làm bài tập theo mẫu. (GV trình bày bảng phụ có kẻ sẵn như SGK)
2. Một số HS trình bày những khó khăn và biện pháp khắc phục.
3. GV ghi tóm tắt ý kiến HS lên bảng.
4. GV kết luận, khuyến khích HS thực hiện những biện pháp khắc phục những khó khăn đã đề ra để học tốt.
5. Kết luận chung:
- Trong cuộc sống, mỗi người đều có những khó khăn riêng.
- Để học tập tốt, cần cố gắng vượt qua những khó khăn.
GV tích hợp GD KN lập kế hoạch vượt khó trong học tập.
4. Hoạt động tiếp nối:
HS thực hành nội dung ở mục “Thực hành” SGK.
- Các nhóm thực hiện yêu cầu.
- Nhóm khác bổ sung.
- HS trao đổi với bạn.
- HS đọc thầm bài tập và thực hiện yêu cầu.
- HS lắng nghe.
- HS trao đổi ý kiến.
-HS cả lớp thực hành.
File đính kèm:
- DAO DUC TUAN 3,4 CKTKN+KNS.doc