I.Mục tiêu:
1.Về kiến thức: Giúp học sinh:
-Hiểu được ý nghĩa của các hoạt động nhân đạo; giúp đỡ gia đình những người gặp khó khăn, hoạn nạn vượt qua được khó khăn.
2.Về kỹ năng:
-Tuyên truyền, tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo phù hợp với điều kiện của bản thân.
3.Về tình cảm, thái độ:
- Ủng hộ các hoạt động nhân đạo ở trường, ở công cộng nơi mình ở
- Không đồng tình với những người có thái độ thờ ơ với các hoạt động nhân đạo.
9 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 15459 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Đạo Đức lớp 4 - Bài 12: Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 26 và 27: BÀI 12
TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO
I.Mục tiêu:
1.Về kiến thức: Giúp học sinh:
-Hiểu được ý nghĩa của các hoạt động nhân đạo; giúp đỡ gia đình những người gặp khó khăn, hoạn nạn vượt qua được khó khăn.
2.Về kỹ năng:
-Tuyên truyền, tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo phù hợp với điều kiện của bản thân.
3.Về tình cảm, thái độ:
- Ủng hộ các hoạt động nhân đạo ở trường, ở công cộng nơi mình ở
- Không đồng tình với những người có thái độ thờ ơ với các hoạt động nhân đạo.
II.Tài liệu và phương tiện:
Sách giáo khoa Đạo đức, VBT Đ Đ 4
Mỗi HS 3 tấm bìa màu: Xanh, đỏ, vàng.
Tranh vẽ minh họa
Nội dung một số câu ca dao, tục ngữ ca ngợi lòng nhân đạo.
Bảng phụ, giấy, bút
Tiết 26: Ngày dạy:
TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO (T 1)
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Bài cũ: Thực hành
Bài mới:
TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO (T 1)
Hoạt động 1: Trao đổi thông tin
-Yêu cầu các nhóm HS đọc thông tin và thảo luận các câu hỏi 1, 2
GV theo dõi – cùng học sinh trao đổi nhận xét
GV kết luận: Trẻ em và nhân dân ở các vùng bị thiên tai hoặc có chiến tranh đã phải chịu nhiều khó khăn, thiệt thòi. Chúng ta cần thông cảm, chia xẻ với họ, quyên góp tiền của để giúp đỡ họ. Đó là hoạt động nhân đạo.
Tranh
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm (BT 1, SGK / 38)
- Yêu cầu thảo luận nhóm 4 đưa ra ý kiến nhận xét về các việc làm ở bài tập 1 SGK / 38.
GV nhận xét câu trả lời của HS
GV: Những biểu hiện của hoạt động nhân đạo là gì?
GV kết luận:
Mọi người cần tích cực tham gia vào các hoạt động nhân đạo phù hợp với hoàn cảnh của mình.
Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến (Bài tập 3/ SGK 39)
GV giao nhiệm vụ cho HS cả lớp, mỗi học sinh đọc và cho ý kiến với các ý kiến nào em cho là đúng đưa thẻ đỏ, sai đưa thẻ xanh, lưỡng lự đủa thẻ vàng.
GV kết luận:
Ý kiến a đúng
Ý kiến b sai
Ý kiến c sai
Ý kiến d đúng
GV mời 1 – 2 HS đọc phần ghi nhớ ở SGK
Ghi nhớ
Hoạt động nối tiếp: Tổ chức cho học sinh tham gia hoạt động nhân đạo dưới cờ vào sáng thứ hai hằng tuần
HS sưu tầm các thông tin, truyện, tấm gương, ca dao tục ngữ về các hoạt động nhân đạo.
Thảo luận nhóm 4
Đại diện nhóm trình bày, cả lớp trao đổi, tranh luận.
HS lắng nghe
-HS thảo luận nhóm
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
Câu trả lời đúng:
1.Việc làm đó của Sơn là đúng. Vì sơn đã biết nghĩ và có sự cảm thông, chia xẻ với các bạn có hoàn cảnh khó khăn hơn mình.
2. Việc làm của Lương là sai. Vì quyên góp ủng hộ là sự tự nguyện, chứ không phải để nâng cao hay tính toán thành tích.
3. Việc làm của Cường là đúng. Vì Cường đã biết chia xẻ và giúp đỡ các bạn gặp khó khăn hơn mình phù hợp với khả năng của bản thân.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
2- 3 HS trả lời
VD:
+ Tích cực tham gia ủng hộ các hoạt động vì người có hoàn cảnh khó khăn.
+ San sẻ một phần vật chất để giúp đỡ các bạn gặp thiên tai, lũ lụt.
+ Dành tiền, sách vở theo khả năng để trợ giúp cho các bạn học sinh nghèo
HS nhận xét, bổ sung.
1 HS đọc yêu cầu bài tập và tổ chức cho các bạn bày tỏ ý kiến theo bài tập.
1-2 HS đọc phần ghi nhớ
HS lắng nghe ghi chép về nhà thực hiện
Tiết 27: Ngày dạy:
TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO (T 2)
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Bài cũ:
TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO (T 1)
Em nhận xét xem việc làm dưới đây đúng hay sai
1.Bạn Mạnh bán sách vở cũ, đồ phế liệu để dành tiền đi chơi điện tử, khỏi phải xin tiền bố mẹ.
2.Nếu là em em sẽ xử dụng số tiền đó làm gì? Vì sao?
GV nhận xét – đánh giá
Bài mới:
TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO (T 2)
Hoạt động 1:
Trò chơi: Những dòng chữ kỳ diệu
GV phổ biến luật chơi cho HS:
+ Nhiệm vụ của học sinh là nghe gợi ý, đoán nội dung của ô chữ đó và giơ tay phát biểu ý kiến đến khi có học sinh đoán ra thì dừng lại.
+ Nếu sau lần gợi ý đầu tiên HS không đoán được, GV sẽ đưa ra gợi ý thứ 2.
GV tổ chức cho HS chơi.
GV nhận xét HS chơi
(Lưu ý: trong quá trình chơi, GC có thể yêu cầu HS trên lớp giải thích rõ hơn ý nghĩa của các câu ca dao và tục ngữ được ẩn trong dòng chữ kỳ diệu)
*Nội dung chuẩn bị của GV:
1. Đây là câu ca dao có 14 tiếng nói về tình thương yêu giữa hai loài cây.
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
2. Đây là câu thành ngữ có 8 tiếng nói về sự cảm thông, chung sức đồng lòng trong một tập thể
Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ
3. Đây là một câu thành ngữ có 5 tiếng nói về tình tương thân tương ái của mọi người với nhau trong cộng đồng
Lá lành đùm lá rách
GV nhận xét
Hoạt động 3: bày tỏ ý kiến (Bài tập 4 SGK / 39)
GV yêu cầu thảo luận nhóm đôi, hãy bày tỏ ý kiến được đưa ra ở BT4/ 39
1.Uống nước ngọt để lấy thưởng.
2.Góp tiền vào quỹ ủng hộ người nghèo.
3.Biểu diễn nghệ thuật để quyên góp giúp đỡ những trẻ em khuyết tật.
4.Góp tiền để thưởng cho đội tuyển bóng đá của trường.
5.Hiến máu tại các bệnh viện.
-GV nhận xét câu trả lời của HS
- Kết luận:
- b, c, e: Là việc làm nhân đạo
- a, d: Không phải là hoạt động nhân đạo
Như vậy, có rất nhiều cách để thể hiện tính nhân đạo của các em đối với những người gặp hoàn cảnh khó khăn như: Góp tiền ủng hộ xây dựng quỹ vì người nghèo, hiến máu nhân đạo
Hoạt động 3: Xử lý tình huống (Bài tập 2 SGK / 38)
GV chia nhóm và giao cho mỗi nhóm HS thảo luận một tình huống.
GV nhận xét- kết luận
Hoạt động 4: Liên hệ bản thân (Bài tập 5 SGK / 39)
GV chia nhóm 4 và giao nhiệm vụ cho các nhóm
Nhóm thảo luận theo yêu cầu bài tập 5 và ghi vào bảng học nhóm
TT
Những người có hoàn cảnh khó khăn
Những công việc các em có thể giúp đỡ họ
.
.
.
.
.
.
.
.
GV kết luận:
Cần phải cảm thông, chia xẻ, giúp đỡ những người khó khăn, hoạn nạn bằng cách tham gia những hoạt động nhân đạo phù hợp với khả năng.
Kết luận chung:
GV mời 1 -2 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK / 38.
Hoạt động nối tiếp:
HS thực hiện việc giúp đỡ những người khó khăn, hoạn nạn đã xây dựng theo kết quả bài tập 5.
Về nhà sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ, tấm gương, mẫu chuyện nói về việc làm nhân đạo.
Chuẩn bị cho tiết sau: Sưu tầm các thông tin về ATGT
GV nhận xét đánh giá tiết học
KT 2 HS
Lớp lắng nghe, nhận xét bổ sung.
Cả lớp lắng nghe
HS suy nghĩ trả lời
Lớp lắng nghe nhận xét bổ sung
HS thảo luận nhóm đôi
Đại diện trình bày
1.Sai. Vì lợi ích này chỉ mang lại lợi ích cho riêng cá nhân, không đem lại những lợi ích chung cho nhiều người, nhất là những người có hoàn cảnh khó khăn.
2. Đúng. Vì với nguồn quỹ này, nhiều gia đình và người nghèo sẽ được hỗ trợ và giúp đỡ, vượt qua khó khăn.
3. Đúng. Vì giúp đỡ các em khuyết tật cũng là giúp đỡ những em vươn lên trong hoàn cảnh khó khăn đối với cuộc sống.
4. Sai. Vì đó chỉ hỗ trợ thêm cho đội bóng đá, mang tính giải thưởng.
5. Đúng. Vì hiến máu sẽ giúp bệnh viện có thêm nguồn máu bổ sung giúp đỡ các bệnh nhân.
- HS dưới lớp nhận xét, bổ sung
- 1 HS nhắc lại ý chính.
HS thảo luận nhóm
Đại diện nhóm trình bày, bổ sung, tranh luận
Tình huống a: Có thể đẩy xe lăn giúp bạn (Nếu bạn có xe lăn), quyên góp tiền giúp bạn mua xe (nếu bạn chưa có xe), cõng bạn đến trường,chở bạn bằng xe đạp..
-Tình huống b: Có thể thăm hỏi, trò chuyện với bà cụ, giúp đỡ bà những công việc lặt vặt hằng ngày như lấy nước, quét nhà, quét sân, nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa
HS thảo luận nhóm và ghi kết quả vào bảng nhóm theo mẫu bài tập 5
Đại diện nhóm trình bày
Cả lớp trao đổi, nhận xét
HS lắng nghe
2 HS đọc phần ghi nhớ SGK / 38
HS ghi chép về nhà thực hiện
File đính kèm:
- BAI 12 DAO DUC 4.doc