1. Kiến thức:
- Có hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức phù hợp với lứa tuổi: kính trọng và biết ơn người lao động; lịch sự với mọi người; giữ gìn các công trình công cộng
2. Kĩ năng:
- Hình thành kĩ năng kính trọng và biết ơn người lao động; có thái độ tôn trọng, lịch sự với mọi người; có trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn các công trình công cộng.
3. Hành vi:
- Biết bày tỏ sự kính trọng, biết ơn, lịch sự với mọi người; có những hành vi thiết thực để bảo vệ và giữ gìn các công trình công cộng.
3 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1608 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Môn Đạo đức Lớp 2 Tuần thứ 25, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ngày tháng năm 200
Tuần 25 Tiết 25 Môn: Đạo đức
ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA KÌ II
I. MỤC TIÊU: - Học sinh củng cố các chuẩn mực hành vi đạo đức đã học qua các bài đạo đức đã học trong suốt thời gian đầu học kì II.
- Cĩ kĩ năng lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp chuẩn mực trong các tình huống đơn giản trong thực tế cuộc sống.
1. Kiến thức:
- Có hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức phù hợp với lứa tuổi: kính trọng và biết ơn người lao động; lịch sự với mọi người; giữ gìn các công trình công cộng
2. Kĩ năng:
- Hình thành kĩ năng kính trọng và biết ơn người lao động; có thái độ tôn trọng, lịch sự với mọi người; có trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn các công trình công cộng.
3. Hành vi:
- Biết bày tỏ sự kính trọng, biết ơn, lịch sự với mọi người; có những hành vi thiết thực để bảo vệ và giữ gìn các công trình công cộng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Phiếu học tập
- Bảng phụ ghi các tình huống
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ:
+ Tại sao phải giữ gìn các công trình công cộng?
+ Em hãy kể một mẩu chuyện nói về việc giữ gìn, bảo vệ các công trình công cộng.
+ Nhận xét bài cũ
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: Tiết đạo đức hôm nay chúng ta sẽ ôn tập và thực hành kĩ năng qua các bài đã học
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
Ôn tập
2
Thực hành kĩ năng
HĐ nhóm
Nhóm cặp
* Ôn tập lý thuyết
- Phân biệt người lao động và người không phải là người lao động?
- Tại sao em phải kính trọng và biết ơn người lao động?
- Thế nào là lịch sự với mọi người?
- Tại sao phải giữ gìn các công trình công cộng?
- GV nêu các tình huống, tổ chức cho học sinh hoạt động đóng vai theo nhóm
+ Giữa trưa hè, bác đưa thư đến nhà đưa thư cho em, em sẽ làm gì?
+ Trên đường đi học về, em nghe các bạn cùng lớp nhại tiếng rao của một người bán hàng, em sẽ làm gì?
+ Các bạn đến nhà em chơi, nô đùa trong khi bố em đang làm việc. Em sẽ nói gì với các bạn?
- GV phỏng vấn các HS đóng vai
- GV nhận xét, chốt ý đúng
* GV chia nhóm, giao nhiệm vụ:
+ Thảo luận, nêu ra một số biểu hiện của phép lịch sự khi ăn uống , nói năng, chào hỏi…
- Em hãy kể một số hoạt động, việc làm để bảo vệ, giữ gìn công trình công cộng ở địa phương em?
- Siêu thị, nhà hàng … có phải là các công trình công cộng cần bảo vệ, giữ gìn không?
- Người lao động: nông dân, bác sĩ, người giúp việc, lái xe ôm, giám đốc công ty, nhà khoa học, người đạp xe xích lô, giáo viên, kĩ sư, nhà văn, nhà thơ…
- Không phải là người lao động: những người ăn xin, những kẻ buôn bán ma túy, buôn bán phụ nữ …
- Em phải kính trọng và biết ơn người lao động vì cơm ăn, áo mặc, sách học và mọi của cải khác trong xã hội có được là nhờ những người lao động
- Lịch sự với mọi người là có lời nói, cử chỉ hành động thể hiện sự tôn trọng đối với người mình gặp gỡ, tiếp xúc.
- Công trình công cộng là tài sản chung của xã hội. Mọi người dân đều có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn.
- Học sinh chia lớp làm 3 nhóm, mỗi nhóm đóng vai một tình huống
- Thảo luận và chuẩn bị đóng vai
- Các nhóm lên đóng vai
- Cả lớp thảo luận: cách cư xử với người lao động trong mỗi tình huống như vậy là phù hợp chưa? Vì sao?
- HS chia nhóm 4, thảo luận và làm bài vào phiếu bài tập: Phép lịch sự khi giao tiếp thể hiện ở:
+ Nói năng nhẹ nhàng, nhã nhặn, không nói tục, chửi bậy
+ Biết lắng nghe khi người khác đang nói
+ Chào hỏi khi gặp gỡ
+ Cám ơn khi được giúp đỡ
+ Xin lỗi khi làm phiền người khác
+ Biết dùng những lời yêu cầu, đề nghị khi muốn người khác giúp đỡ
+ Gõ cửa, bấm chuông khi muốn vào nhà người khác
+ Ăn uống từ tốn, không rơi vãi, không vừa nhai vừa nói
- Đại diện từng nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- HS kể cho nhau nghe theo nhóm đôi
- Một vài nhóm lên trình bày trước lớp
- Siêu thị, nhà hàng … không phải là các công trình công cộng, nhưng chúng ta cũng phải bảo vệ, giữ gìn vì đó đều là sản phẩm do người lao động làm ra.
4
Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay chúng ta ôn tập và thực hành kĩ năng những bài học nào?
- Về thực hành những kĩ năng đã học, vận dụng vào cuộc sống để trở thành những con người có hành vi, chuẩn mực đạo đức tốt.
- Bài sau: Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo.
Nhận xét tiết học
File đính kèm:
- tiet 25.doc