• Người khuyết tật là những người mà cơ thể, trí tuệ có phần thiếu hụt. Họ yếu đuối và phải chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống nên chúng ta cần phải giúp đỡ họ.
• Nếu được giúp đỡ cuộc sống của người tàn tật sẽ bớt khó khăn hơn, họ sẽ vui hơn.
6 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 9700 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo Án :Môn Đạo Đức lớp 2 Tên bài dạy: Giúp Đỡ Người Khuyết Tật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo Án :Môn Đạo Đức lớp 2
Tên bài dạy: Giúp Đỡ Người Khuyết Tật
GVHD:
Ngày soạn: 08/05/2014
Sinh viên: Lưu Thị Thu Thủy
Bồ Thảo Vy
Bồ Thảo Vy
ĐẠO ĐỨC
GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHUYẾT TẬT ( Tiết 1 )
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Người khuyết tật là những người mà cơ thể, trí tuệ có phần thiếu hụt. Họ yếu đuối và phải chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống nên chúng ta cần phải giúp đỡ họ.
Nếu được giúp đỡ cuộc sống của người tàn tật sẽ bớt khó khăn hơn, họ sẽ vui hơn.
2. Thái độ, Tình cảm
Thông cảm với người khuyết tật.
Đồng tình với những ai biết giúp đỡ người khuyết tật.
Phê bình, nhắc nhở những ai không biết giúp đỡ người khuyết tật hoặc trêu chọc người khuyết tật.
3. Hành vi
Bước đầu thực hiện hành vi giúp đỡ người khuyết tật trong những tình huống cụ thể.
Hs thể hiện sự thông cảm , không phân biệt đối xử với người khuyết tật.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
- Giáo án điện tử
- VBT Đạo đức
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1.Ổn định lớp (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ:( 2 phút)
+ Em cần làm gì khi đến nhà người khác?
+ Vì sao chúng ta cần lịch sự khi đến nhà người khác?
3.Dạy bài mới
CÁC HOẠT ĐỘNG
Giới thiệu bài (5’)
* Mục tiêu: Giúp học sinh
định hướng
về nội dung
sẽ học và hiểu như thế nào là người khuyết tật.
Hoạt động 1 : Quan sát tranh và trả lời câu hỏi (8’)
* Mục tiêu: HS nhận biết
được những việc
có thể làm
để giúp đỡ những bạn khuyết tật
ở trường học và cách thể hiện thái độ với người khuyết tật.
Hoạt động 2: Nhận xét hành vi (10’)
* Mục tiêu :
Kĩ năng nhận xét hành vi thông qua các tình huống.
Cách thể hiện sự giúp đỡ đối với người khuyết tật
Ý nghĩa của việc giúp đỡ người khuyết tật
Hoạt động 3 : Bày tỏ ý kiến (5')
Mục tiêu: Giúp HS
bày tỏ
ý kiến,
thái độ của mình
đối với
những việc
cần làm
để giúp đỡ
người
khuyết tật.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
GV lần lượt nêu câu hỏi :
+ Con có nhận xét gì về những người trong ảnh ?
+ Khi bị thiếu hụt một phần cơ thể như vậy, họ có gặp khó khăn trong cuộc sống không ?
GV nêu vấn đề : Những người khuyết tật là những người bị thiếu hụt một phần cơ thể hoặc trí tuệ nên thường gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Họ rất cần sự giúp đỡ của chúng ta. Vậy ở lứa tuổi của mình, các con có thể làm được những việc gì để giúp họ, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học "Giúp đỡ người khuyết tật".
GV ghi tên bài :GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHUYẾT TẬT(TIẾT1)
GV tổ chức cho HS thực hiện bài tập 1, tr. 48 VBT Đạo đức theo nhóm đôi trong thời gian 2 phút
Bức tranh vẽ nội dung gì?.
Việc làm của các bạn nhỏ trong tranh giúp được gì cho bạn bị khuyết tật?
Nếu em có mặt ở đó em sẽ làm gì? Vì sao?
GV hỏi thêm:
Thái độ của các bạn khi đẩy xe cho bạn bị bại liệt đi học được mô tả trong tranh như thế nào ?
GV kết luận: "Chúng ta cần giúp đỡ các bạn bị khuyết tật để các bạn có thể thực hiện quyền được đi học. Khi giúp bạn, chúng ta chú ý quan tâm , chia sẻ với bạn với thái độ thân thiện, niềm nở."
GV chuyển:
Qua bài tập vừa rồi , các em đã đều biết giúp đỡ bạn nhỏ khuyết tật phải ngồi trên xe lăn . Đó là hành động rất đáng quý . Nhưng xung quanh chúng ta vẫn còn rất nhiều những người bị khuyết tật khác nữa : khiếm thính , khiếm thị … Cuộc sống của họ thực sự rất vất vả . Vậy chúng ta nên giúp đỡ họ với thái độ như thế nào? Cô cùng các em cùng xem 1 đoạn phim ngắn
GV tổ chức cho học sinh xem đoạn phim “Cuộc gặp gỡ may mắn”
GV hỏi:
Nếu không được anh thanh niên giúp đỡ bà cụ sẽ ra sao?
Khi giúp đỡ bà cụ, thái độ của anh thanh niên như thế nào ?
GV kết luận :"Nhờ được anh thanh niên giúp đỡ mà bà cụ được trở về nhà an tòan. Trong cuộc sống, khi gặp người khuyết tật chúng ta luôn sẵn sàng giúp đỡ với khả năng của mình, luôn chú ý thái độ cần lễ phép, tận tình, chu đáo, thân thiện,...".
GV chuyển: bây giờ,chúng ta hoạt động theo bàn và suy nghĩ chúng ta có thể làm gì để giúp những người khuyết tật bằng khả năng của mình.
GV tổ chức cho HS làm bài tập 2 SGK yêu cầu HS thảo luận theo bàn và viết những việc em cú thể làm để giúp đỡ người khuyết tật
Giáo viên tổ chức cho HS làm bài tập 3 trong SGK theo hình thức cá nhân
Chú ý giải nghĩa từ :
+ thương binh : là những người bị thương do chiến đầu hoặc phục vụ cho chiến đấu trong thời kì chiến tranh
+ quyền trẻ em : là những lợi ích mà trẻ em được hưởng : học hành , vui chơi tham gia vào các hoạt động cộng đồng dành cho trẻ em
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HS quan sát hình ảnh
HS trả lời:những người trong ảnh bị mù,tay chân không đầy đủ,bị thiếu hụt về cơ thể.
HS trả lời:khi bị thiếu hụt một phần cơ thể họ khó khăn trong việc đi lại,học tập.
HS lắng nghe
HS ghi tên bài vào vở
HS thực hiện theo nhóm đôi (hai bạn gần nhau cùng trao đổi).
HS trả lời: Vẽ các bạn đang đẩy xe, cầm cặp sách cho một bạn bị khuyết tật , các bạn nói chuyện cười đa với người bạn bị khuyết tật rất vui vẻ .
Giúp bạn đi học đỡ vất vả , giúp bạn vui hơn , không thấy buồn vì sự thiệt thòi của mình
HS trả lời theo cách nghĩ của mình
HS trả lời:các bạn chăm chú trò chuyện với bạn bị bại liệt với nét mặt vui vẻ, ...
HS lắng nghe
HS lắng nghe
HS xem video và suy nghĩ
HS trả lời:nếu không được giúp đỡ bà cụ sẽ té,bị thương,không về nhà được.
HS trả lời theo suy nghĩ
HS lắng nghe
HS thảo luận theo bàn
HS trình bày kết quả thảo luận
+ Giúp người mù qua đường
+ Mua tăm tre
+ Nuôi lợn tiết kiệm
+ Đẩy xe giúp bạn bị khuyết tật
+ Vui chơi cùng các bạn khuyết tật
HS làm bài tập theo cá nhân.
HS chú ý lắng nghe
IV: Củng cố ,dặn dò(2 phút)
GV nhận xét tiết học,dặn HS chuẩn bị bài tiếp theo
GV dặn HS tìm hiểu những người khuyết tật xung quanh mình
File đính kèm:
- giao an lop 2 giup do nguoi khuyet tat.docx