Đạo đức
DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG:
AN TOÀN GIAO THÔNG
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh biết đ¬ược một số luật giao thông
- Thực hiện đúng luật giao thông.
II. Chuẩn bị:
- Tranh ảnh về giao thông đư¬ờng bộ, biển báo giao thông.
II. Các hoạt động dạy học:
6 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 1365 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Đạo đức, Lịch sử, Địa lý lớp 5 - Tuần 33, 34, 35, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 33
Đạo đức
DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG:
AN TOÀN GIAO THÔNG
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh biết được một số luật giao thông
- Thực hiện đúng luật giao thông.
II. Chuẩn bị:
- Tranh ảnh về giao thông đường bộ, biển báo giao thông.
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định & KT bài cũ.
2. Bài mới :
GV giới thiệu và ghi bài học hôm nay.
- HS nghe
HĐ 1: Tìm hiểu một số biển báo giao thông
Giáo viên chia lớp thành các nhóm 4
- Bước 1: Giáo viên phát cho mỗi nhóm một số biển báo giao thông. Yêu cầu học sinh thảo luận tìm hiểu nội dung từng biển báo.
- Bước 2: Đại diện nhóm lên nói nội dung từng biển báo của nhóm mình. Học sinh khác nhận xét bổ sung.
- Bước 3: Giáo viên kết luận
- HS thực hiện theo yêu cầu.
HĐ 2: Làm việc với phiếu học tập
- Giáo viên phát phiếu cho học sinh
- Học sinh làm bài tập trên phiếu
- Gọi lần lượt học sinh đọc bài làm của mình, học sinh khác nhận xét bổ sung.
- Giáo viên kết luận
HĐ 3:
- Giáo viên cho HS xem một số tranh ảnh về giao thông đường bộ.
- Học sinh thảo luận về việc thực hiện an toàn giao thông của người tham gia giao thông.
- Học sinh kể về việc bản thân đã thực hiện luật an toàn giao thông.
- Giáo viên nhận xét, khen ngợi.
HĐ tiếp nối:
Thực hiện tốt luật an toàn giao thông.
- HS thảo luận
- HS nêu ý kiến của mình.
- HS thảo luận và nêu ý kiến của mình.
TUẦN 34
Đạo đức
DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG:
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I. Mục tiêu:
- Môi trường sống rất quan trọng với cuộc sống của con người.
- Học sinh biết bảo vệ môi trường.
- Có ý thức làm cho môi trường thêm xanh, sạch, đẹp.
II. Chuẩn bị:
- Các tranh ảnh về môi trường đất, rừng, biển.
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định & KT bài cũ.
2. Bài mới :
GV giới thiệu và ghi bài học hôm nay.
- HS nghe
HĐ 1: Làm việc cả lớp:
GV nêu lần lượt từng câu hỏi, học sinh trả lời:
- Môi trường là gì?
- Nêu một số thành phần của môi trường bạn đang sống?
- Bạn đã làm gì để bảo vệ môi trường đang sống?
Giáo viên kết luận: Môi trường rất quan trọng đối với con người, nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người. Vì vậy mọi người cần có ý thức bảo vệ môi trường.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
HĐ 2: Xử lý tình huống
- Giáo viên đưa ra các tình huống và yêu cầu HS nêu nhận xét:
+ Việc vứt rác bừa bãi ra đường, nơi công công, sông ngòi ở địa phương.
+ Việc phun thuốc trừ sâu, phun hóa chất trên đồng ruộng, trên bờ ao.
+ Lưu lượng xe máy, ô tô đi lại nhiều.
+ Việc địa phương đã xây dựng được khu xử lý rác thải và tổ chức thu gom rác thải để bảo vệ môi trường.
- Giáo viên kết luận
HS nêu nhận xét
- HS khác bổ sung
HĐ tiếp nối:
Thực hiện tốt việc giữ gìn và bảo vệ môi trường.
Tuần 33, 34 :
Lịch sử :
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU :
- Nắm được một số sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu từ năm 1958 đến nay:
+ Thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhân dân ta đã đứng lên chống Pháp.
+ Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lãnh đạo cách mạng nước ta: Cách mạng tháng Tám thành công; ngày 2-9-1945 Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước VNDCCH.
+ Cuối năm 1945 thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta, nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến giữ nước. Chiến thắng Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến.
+ Giai đoạn 1954-1975: Nhân dân miền Nam đứng lên chiến đấu, miền Bắc vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa chống trả cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, đồng thời chi viện cho miền Nam. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, đất nước được thống nhất.
II. CHUẨN BỊ :
- Tranh trong SGK;
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ
2. Bài mới:
Giới thiệu bài và ghi tựa
- 4 HS trình bày
- HS chú ý lắng nghe.
HĐ.1 : ( làm việc cả lớp)
- GV giúp HS nêu ra 4 thời kì lịch sử đã học:
+ Từ năm 1958 – 1945
+ Từ năm 1945-1954
+ Từ năm 1954-1975
+ Từ năm 1975- đến nay
- GV chốt lại từng thời kì LS và giúp HS nắm vững.
- Ngày từ khi Pháp xâm lược nước ta, nhân dân ta đã kiên quyết đứng lên chống giặc. Các cuộc khởi nghĩa đều thất bại, nước ta bị thực dân Pháp đô hộ.
- Mùa thu 1945, có thời cơ, cả nước đồng loạt đứng lên khởi nghĩa, giành lại độc lập, tự do cho dân tộc. Ngày 2-9-54, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn Độc Lập tuyên bố nước ta hoàn toàn được độc lập tự do.
- Từ cuối năm 1945, Pháp sang xâm lược nước ta. Sau 9 năm kháng chiến, chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng, kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình ở miền Bắc.
- Cuối năm 1954, Mĩ sang thay Pháp, âm mưu chia cắt lâu dài nước ta. Miền Bắc vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa chống trả cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, đồng thời chi viện cho miền Nam đánh giặc. Năm 1975 chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, đất nước ta được thống nhất.
- Sau ngày thống nhất, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã vượt qua bao khó khăn để xây dựng đất nước.
HĐ.2 (làm việc theo nhóm)
- Chia lớp thành 4 nhóm học tập. Mỗi nhóm nghiên cứu, ôn tập một thời kì, theo 4 nội dung:
+ Nội dung chính của thời kì.
+ Các niên đại quan trọng.
+ Các sự kiện LS chính.
+ Các nhân vật tiêu biểu.
- Xem lại kết quả bài ôn tập 11, 18 để nắm lại bài.
- Các nhóm báo cáo kết quả làm việc trước lớp. Nhóm khác thảo luận, bổ sung.
- GV kết luận.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
HĐ.3 (làm việc cả lớp)
GV nêu: Từ sau năm 1975, cả nước cùng bước vào công cuộc xây dựng CNXH. Từ năm 1986 đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã tiến hành công cuộc đổi mới va thu được nhiều thành tựu quan trọng, đưa nước ta bước vào giai đoạn CNH, HĐH đất nước.
- HS ghi nhớ.
TUẦN 33, 34
Địa lí :
ÔN TẬP CUỐI NĂM
I.MỤC TIÊU :
- Tìm được các châu lục, đại dương và nước VN trên bản đồ Thế giới.
- Hệ thống một số đặc điểm chính về điều kiện tự nhiên (vị trí địa lý, đặc điểm thiên nhiên), dân cư, hoạt động kinh tế (một số sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp) của các châu lục.
II.CHUẨN BỊ :
- Quả địa cầu.
- Bản đồ Thế giới.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
HĐ 1 :Giới thiệu bài:
- 4 HS
- HS chú ý lắng nghe.
1. Tìm các châu lục, các đại dương và nước VN trên Bản đồ Thế giới.
HĐ 1: Làm việc cả lớp
- HS quan sát bản đồ TG và chỉ ra các châu lục, nước VN.
- GV kết luận.
- HS chỉ và nêu.
- HS khác bổ sung.
2. Kẻ các bảng (SGK) vào vở và điền vào:
HĐ 2: Làm việc cá nhân
1. GV nêu yêu cầu và hướng dẫn HS cách kẻ bảng vào vở.
2. HS kẻ.
3. HS nghiên cứu SGK và tự điền vào vở.
- HS thực hiện yêu cầu.
Dặn dò:
- Tuần 35 thi môn LS & ĐL cuối năm học.
TUẦN 35
Đạo đức:
THỰC HÀNH KỸ NĂNG CUỐI HỌC KỲ II VÀ CUỐI NĂM HỌC
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh củng cố kỹ năng hình thành các hành vi thói quen đạo đức.
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định & KT bài cũ.
2. Bài mới :
GV giới thiệu và ghi bài học hôm nay.
- HS nghe
HĐ 1: Củng cố kiến thức các bài đã học
- Yêu cầu HS nêu tên các bài đạo đức đã học.
- Nêu nội dung của từng bài đạo đức, các hành vi đạo đức.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
HĐ 2: Luyện tập thực hành
Giáo viên đưa ra một số tình huống, yêu cầu học sinh thực hành sắm vai theo nhóm
- HS thực hiện đóng vai.
HĐ 3: Đánh giá kết quả học tập, rút ra bài học
- HS nêu được hành vi đạo đức, thói quen đạo đức cần đạt được trong năm học:
Có trách nhiệm về việc làm của mình;
Có ý thức vượt khó khăn;
Nhớ ơn tổ tiên;
Xây dựng và giữ gìn tình bạn tốt;
Kính già yêu trẻ;
Hợp tác với những người xung quanh;
Yêu quê hương đất nước;
Bảo vệ môi trường,....
- Giáo viên tóm tắt, kết luận chung
Củng cố dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Dặn học sinh thực hành và rèn luyện thói quen hành vi đạo đức tốt.
Xem cuûa Toå tröôûng
Duyeät cuûa PHT
Ngaøy: ..
Toå tröôûng
..
..
Ngaøy: ..
P Hieäu tröôûng
File đính kèm:
- Tuan 33, 34,35.doc