Giáo án môn Đạo Đức khối 4 - Lịch sự với mọi người (2 tiết)

I/ Mục tiêu bài học.

 –HS hiểu thế nào là lịch sự với mọi người. Vì sao cần phải lịch sự với mọi người.

 –Biết cư xử lịch sự với mọi người xung quanh.

 –Có thái độ tự trọng, tôn trọng người khác, đồng tình với những người biết cư xử lịch sự và không đồng tình với những người bất lịch sự.

II/ Chuẩn bị

 –Hệ thống câu hỏi gợi mở,

III/ Các hoạt động dạy - học

 KTBC : HS 1 ; Vì sao ta phải kính trọng và biết ơn người lao động? HS 2 : Em hãy đọc ca dao, tục ngữ, bài hát nói về người lao động. Lớp nhận xét, GV chốt bài cũ và GT bài mới (nêu mục tiêu bài học)

 

doc2 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1415 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Đạo Đức khối 4 - Lịch sự với mọi người (2 tiết), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy : 06 và 13 / 02/ '06 _____ĐẠO ĐỨC _____ LỊCH SỰ VỚI MỌI NGƯỜI (2 tiết) I/ Mục tiêu bài học. –HS hiểu thế nào là lịch sự với mọi người. Vì sao cần phải lịch sự với mọi người. –Biết cư xử lịch sự với mọi người xung quanh. –Có thái độ tự trọng, tôn trọng người khác, đồng tình với những người biết cư xử lịch sự và không đồng tình với những người bất lịch sự. II/ Chuẩn bị –Hệ thống câu hỏi gợi mở, III/ Các hoạt động dạy - học KTBC : HS 1 ; Vì sao ta phải kính trọng và biết ơn người lao động? HS 2 : Em hãy đọc ca dao, tục ngữ, bài hát nói về người lao động. Lớp nhận xét, GV chốt bài cũ và GT bài mới (nêu mục tiêu bài học) Hoạt động của thầy Hoạt động của HS Hoạt động 1 : Xử lí tình huống trong truyện Chuyện ở tiệm may Mục tiêu : HS hiểu thế nào là lịch sự với mọi người. Vì sao cần phải lịch sự với mọi người. Tiến hành : -GV yêu cầu HS đọc truyện Chuyện ở tiệm may. -Em có nhận xét gì về cách cư xử của bạn Trang, bạn Hà trong câu truyện trên? -Nếu em là bạn Hà, em sẽ khuyên bạn điều gì? Vì sao? -GV kết luận : Trang là người lịch sự vì biết chào hỏi mọi người, ăn nói nhẹ nhàng, biết thông cảm với cô thợ may. Biết lịch sự sẽ được mọi người tôn trọng và quý mến. Hoạt động 2 : Làm BT 1, 3 trang 32, 33 SGK Mục tiêu : HS biết cư xử lịch sự với mọi người xung quanh. Tiến hành : BT 1 (phân biệt việc làm đúng, sai) -GV kết luận : việc làm b, d là đúng, các hành vi, việc làm còn lại là sai. BT 3 (Tìm những biểu hiện lịch sự) -GV kết luận : Phép lịch sự được thể hiện : nói năng nhẹ nhàng, nhã nhặn. Biết lắng nghe người khác đang nói, chào hỏi khi gặp nhau, xin lỗi khi làm phiền. Ăn uống từ tốn, không rơi vãi, không vừa nhai vừa nói. ... -Yêu cầu 2 HS đọc ghi nhớ SGK trang 32 -Cả lớp đọc thầm truyện, rồi thảo luận. -HS thảo luận 2 câu hỏi theo nhóm. -Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. -Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. -HS đọc yêu cầu BT và làm việc cá nhân. -Nêu bài làm cho lớp nghe, lớp nhận xét và bổ sung. -HS nhắc lại những hành vi, việc làm đúng và ghi nhớ. -HS đọc yêu cầu và làm việc theo nhóm. -Đại diện nhóm trình bày các nhóm khác bổ sung và nghe GV kết luận -HS nhắc lại những ý GV vừa kết luận -Hai HS đọc ghi nhớ, các HS khác lắng nghe và theo dõi SGK. Tiết 2 Hoạt động 3 : Làm BT 2 SGK trang 33 Mục tiêu : HS biết bày tỏ ý kiến lịch sự. Tiến hành : -GV kiểm tra HS chuẩn bị bài ở nhà. GV chốt bài cũ và tiến hành bài mới. GV nêu BT, yêu cầu HS đọc thầm và làm việc cá nhân. GV kết luận : các ý kiến c, d là đúng. Các ý kiến còn lại là sai. -Yêu cầu HS nhắc lại những ý kiến đúng Hoạt động 4 :Đóng vai (dựa theo BT 4 SGK/ 33) Mục tiêu : HS nói năng nhã nhặn, đóng vai tự nhiên và xử lí tình huống lịch sự. Tiến hành : -Yêu cầu HS đọc hai tình huống. -GV nhận xét chung về các nhóm đóng vai. BT 5 (giải thích câu ca dao) -GV yêu cầu HS giải thích xong GV kết luận nói lời lịch sự làm cho người nghe cảm thấy như mình được tôn trọng, họ sẽ lịch sự lại với mình, tôn trọng và quý mến mình. Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò HS học bài và chuẩn bị trước Bài 11 (Giữ gìn các công trình công cộng) -Hai HS lên trước lớp trả lời : HS 1 : vì sao cần phải lịch sự với mọi người? HS 2 : Nêu những biểu hiện của người lịch sự. -HS đọc yêu cầu của bài và làm việc cá nhân. -HS đứng tại chỗ nêu ý kiến đúng mà mình đã chọn. -Lớp nhận xét và nghe GV kết luận. -Nhiều HS nhắc lại ý kiến đúng -Khi đọc tình huống xong các nhóm tiến hành phân công nhau đóng vai và thảo luận nhau nội dung cần nói. -Các nhóm đóng vai trước lớp. -Lớp nhận xét đánh giá và có thể đưa ra cách giải quyết khác. -HS giải thích câu ca dao theo ý riêng của các em Rút kinh nghiệm tiết dạy

File đính kèm:

  • docDDuc_T21_22.doc