Giáo án môn Đạo đức 4 - Bài 9: Kính trọng, biết ơn người lao động

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức : Giúp HS :

· Hiểu rằng mọi của cải trong xã hội có được là nhờ những người lao động.

· Hiểu sự cần thiết phải kính trọng, biết ơn người lao động, dù có là những người lao động bình thường nhất.

2. Thái độ :

· Kính trọng, biết ơn người lao động.

· Đồng tình, noi gương những bạn có thái độ đúng đắn với người lao động. Không đồng tình với những bạn chưa có thái độ đúngvới người lao động.

3. Hành vi :

· Có những hành vi văn hóa, đúng đắn với người lao động.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

· Nội dung một số câu ca dao, tục ngữ, bài thơ về người lao động.

· Nội dung ô chữ.

 

doc4 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 919 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Đạo đức 4 - Bài 9: Kính trọng, biết ơn người lao động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 9: KÍNH TRỌNG, BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức : Giúp HS : Hiểu rằng mọi của cải trong xã hội có được là nhờ những người lao động. Hiểu sự cần thiết phải kính trọng, biết ơn người lao động, dù có là những người lao động bình thường nhất. 2. Thái độ : Kính trọng, biết ơn người lao động. Đồng tình, noi gương những bạn có thái độ đúng đắn với người lao động. Không đồng tình với những bạn chưa có thái độ đúngvới người lao động. 3. Hành vi : Có những hành vi văn hóa, đúng đắn với người lao động. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC Nội dung một số câu ca dao, tục ngữ, bài thơ về người lao động. Nội dung ô chữ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU Hoạt đôïng dạy Hoạt động học TIẾT 1 Hoạt động 1 GIỚI THIỆU NGHỀ NGHIỆP BỐ MẸ EM - Yêu cầu mỗi HS tự đúng lên giới thiệu về nghề nghiệp của bố mẹ mình cho cả lớp. - Nhận xét, giới thiệu : Bố mẹ của mỗi bạn trong lớp chúng ta đều là những người lao động, làm các công việc ở - Lần lượt từng HS đứng lên giới thiệu : Bố tớ là luật sư còn mẹ tớ là cô giáo ; Bố tớ và mẹ tớ đều là bác sĩ ;. - HS dưới lớp lắng nghe. những lĩnh vực khác nhau. Sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem bố mẹ của các bạn HS lớp 4A làm những công việc gì qua câu chuyện “Buổi học đầu tiên” dưới đây. Hoạt động 2 PHÂN TÍCH TRUYỆN “BUỔI HỌC ĐẦU TIÊN” - Kể câu chuyện “Buổi học đầu tiên” (Từ đầu cho đến “rơm rớm nước mắt”). - Chia HS thành 4 nhóm. - Yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi sau : Vì sao một số bạn lại cười khi nghe Hà giới thiệu về nghề nghiệp của bố mẹ mình ? Nếu là bạn cùng lớp với Hà, em sẽ làm gì trong tình huống đó ? Vì sao ? (Đóng vai, xử lí tình huống). - Nhận xét, tổng hợp ý kiến của các nhóm. - Kể nốt phần còn lại của câu chuyện. - Kết luận : Tất cả người lao động, kể cả những người lao động bình thường nhất, cũng cần được tôn trọng. - Lắng nghe, ghi nhớ nội dung chính của câu chuyện. - Tiến hành thảo luận nhóm. Câu trả lời đúng : Vì các bạn đó nghĩ rằng : bố mẹ bạn Hà làm nghề quét rác, không đáng được kính trọng như những nghề mà bố mẹ các bạn ấy đã làm. Nếu là bạn cùng lớp với Hà, trước hết em sẽ không cười Hà vì bố mẹ bạn ấy cũng là những người lao động chân chính, cần được tôn trọng. Sau đó, em sẽ đững lên, nói điều đó trước lớp để một số bạn đã cười Hà sẽ nhận ra lỗi sai của mình và xin lỗi bạn Hà. - Các nhóm HS nhận xét, bổ sung. - 1 HS nhắc lại. Hoạt động 3 KỂ TÊN NGHỀ NGHIỆP - Kể chuyện nghề nghiệp : + Yêu cầu lớp chia thành 2 dãy. + Trong 2 phút, mỗi dãy phải kể được những nghề nghiệp của người lao động (không được trùng lặp) mà các dãy biết. - Tiến hành chia làm 2 dãy. - Tiến hành kể (trong 2 phút lần lượt theo từng dãy. (GV ghi nhanh các ý kiến các ý kiến lên bảng). - Trò chơi : “Tôi làm nghề gì ?” + Tiếp tục chia lớp thành 2 dãy. + Mỗi một lượt chơi, bạn HS của dãy 1 sẽ lên trước lớp, diễn tả bằng hành động của một người đang làm gì đó, nói xem bạn của dãy 1 diễn tả nghề nghiệp hay công việc gì. + Trong 1 thời gian, dãy nào đoán được nhiều nghề nghiệp (công việc hơn), nhóm đó sẽ thắng. + Nhận xét hai dãy chơi. - Kết luận : Trong xã hội, chúng ta bắt gặp hình ảnh người lao động ở khắp mọi nơi, ở nhiều lĩnh vực khác nhau và nhiều ngành nghề khác nhau. - Chia lớp thành 2 dãy. - Tiến hành chơi lần lượt theo các lượt chơi. Ví dụ : Dãy 1 : 1 HS lên diễn tả một một người tay cầm sách, một tay đang giả vờ cầm phấn viết lên bảng. Dãy 2 : Phải đoán được đó là nghề giáo viên. - HS cả lớp nhận xét nội dung chơi và hình thức thể hiện của cả đại diện hai dãy. Hoạt động 4 BÀY TỎ Ý KIẾN - Chia lớp thành 6 nhóm. - Yêu cầu các nhóm quan sát các hình trong SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi sau : Người (những người) lao động trong tranh làm nghề gì ? Công việc đó có ích cho xã hội như thế nào ? - Nhận xét các câu trả lời của HS. - Kết luận : Cơm ăn, áo mặc, sách học và mọi của cải khác trong xã học có được đều là nhờ những người lao động. - Tiến hành thảo luận 1 nhóm/1 tranh - Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả. - Các nhóm HS nhận xét, bổ sung. Hướng dẫn Thực hành GV yêu cầu mối HS về nhà sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ, các bài thơ, câu chuyện viết về nội dung ca ngợi người lao động. TIẾT 2 Hoạt động 1 BÀY TỎ Ý KIẾN - Yêu cầu các nhóm thảo luận cặp đôi, nhận xét và giải thích về các ý kiến, nhận định sau : Với mọi người lao động, chúng ta đều phải chào hỏi lễ phép. Giữ gìn sách vở, đồ dùng và đồ chơi. Những người lao động chân tay không cần phải tôn trọng như những người lao động khác. Giúp đỡ người lao động mọi lúc mọi nơi. Dùng hai tay khi đưa và nhân vật gì với người lao động. - Tiến hành thảo luận cặp đôi. - Đại diện các cặp đôi trình bày kết quả. Câu trả lời đúng : Đúng. Vì dù là người lao động bình thường nhất, họ cũng đáng được tôn trọng. Đúng. Vì các sản phẩm đó đều do bàn tay của những người lao động làm ra, cũng cần phải được trân trọng. Sai. Bất cứ ai bỏ sức lao động re để làm ra cơm ăn, áo mặc, của cải cho xã hội thì cũng đều cần tôn trọng như nhau. Sai. Vì có những công việc không phù hợp với sức khỏe và hoàn cảnh của mình. Đúng. Vì như vậy thể hiện sự lễ phép, tôn trọng người lao động. Hoạt động 2 TRÒ CHƠI “Ô CHỮ KÌ DIỆU” - GV phổ biến luật chơi : + GV sẽ đưa ra 3 ô chữ, nội dung có liên quan đến một số câu ca dao, tục ngữ hoặc những câu thơ, bài thơ nào đó. + HS chia làm 2 dãy, ở mỗi lượt chơi, mỗi dãy sẽ tham gia đoán ô chữ. + Dãy nào sau 3 lượt chơi, giải mã được nhiều ô chữ hơn sẽ là dãy thắng cuộc. - GV tổ chức cho HS chơi thử. - GV tổ chức cho HS chơi. - GV nhận xét HS. - GV kết luận : . - GV nhận xét HS. - GV kết luận : người lao động là những người làm ra của cải cho xã hội và đều được mọi người kính trọng. Sự kính trọng, biết ở đó đã được thể hiện qua nhiều câu ca dao, tục ngữ và bài thơ nổi tiếng. * Nội dung chuẩn bị của GV Gợi ý của GV 1. Đây là bài ca dao ca ngợi những người lao động này : “Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần” Đây là bài thơ nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu, nội dung nói về người lao động mà công việc luôn gắn với tiếng chổi tre. Vì lợi ích mười năm phải trồng cây Vì lợi ích trăm năm trồng người Đây là câu nói nổi tiếng của Hồ Chủ Tịch về người lao động nào ? 4. Đây là người lao động luôn phải đối mặt với hiểm nguy, những kẻ tội phạm. Ô chữ cần đoán N Ô N G D Â N (7 chữ cái) L A O C Ô N G (7 chữ cái) G I Á O V I Ê N (8 chữ cái) C Ô N G A N ( 6 chữ cái ) Hoạt động 3 KỂ, VIẾT, VẼ VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG - Yêu cầu HS trong 5 phút, trình bày dưới dạng kể, hoặc vẽ về một người lao động mà em kính phục nhất. - Nhận xét câu trả lời của HS. - Yêu cầu đọc ghi nhớ. - HS tiến hành làm việc cá nhân. Thời gian : 5 phút. - Đại diện 3-4 HS trình bày kết quả. Chẳng hạn : + Kể (vẽ) về chú thợ mỏ. + Kể (vẽ) về bác sĩ - HS dưới lớp nhận xét theo hai tiêu chí sau + Bạn vẽ có đúng nghề nghiệp (công việc) không ? + Bạn vẽ có đẹp không ? Hướng dẫn thực hành Gv yêu cầu mỗi nhóm HS về tự chọn và đóng vai một cảnh giao tiếp hàng ngày trong cuộc sống. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY.

File đính kèm:

  • docDD B9.doc
Giáo án liên quan