Giáo án môn Đạo đức 4 - Bài 7: Biết ơn thầy giáo, cô giáo

1. Kiến thức : Giúp HS hiểu :

· Phải biết ơn thầy cô giáo vì thầy cô là người dạy dỗ chúng ta nên người.

· Biết ơn thầy cô giáo thể hiện truyền thống “tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta. Biết ơn thầy cô giáo làm tình cảm thầy trò luôn gắn bó.

2. Thái độ :

· Kính trọng, lễ phép với thầy cô giáo. Có ý thức vâng lời, giúp đỡ thầy cô giáo những việc phù hợp.

· Không đồng tình với biểu hiện không biết ơn thầy cô giáo.

3. Hành vi :

· Biết chào hỏi lễ phép, thực hiện nghiêm túc yêu cầu của thầy cô giáo.

· Biết làm giúp thầy cô một số công việc phù hợp.

· Phê phán, nhắc nhở các bạn để thực hiện tốt vai trò của người HS.

 

doc5 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 946 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Đạo đức 4 - Bài 7: Biết ơn thầy giáo, cô giáo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trọng thầy cô giáo ? + Kết luận : Ta phải biết ơn, kính trọng thầy cô giáo vì thầy cô là người vất vả dạy chúng ta nên người. “Thầy cô như thể mẹ cha Kính yêu, chăm sóc mới là trò ngoan” - Trả lời : Vì phải biết nhớ ơn thầy cô giáo. + Phải tôn trọng, biết ơn. - 2 – 3 HS nhắc lại. Hoạt động 2 THẾ NÀO LÀ BIẾT ƠN THẦY CÔ ? - Tổ chức làm việc cả lớp. + Đưa ra các bức tranh thể hiện các tình huống như bài tập 1, SGK. + Lần lượt hỏi : bức tranh. . . . . . thể hiện lòng biết ơn thầy cô giáo hay không ? + Kết luận : Tranh 1, 2, 4 thể hiện sự kính trọng, biết ơn thầy cô của các bạn. Trong tranh 3, việc làm của bạn HS chưa thể hiện sự kính trọng thầy cô. + Hỏi : Nêu những việc làm thể hiện sự biết ơn kính trọng thầy cô giáo. + Hỏi : Nếu em có mặt trong tình huống ở bức tranh 3, em sẽ nói gì với các bạn HS đó ? - HS quan sát các bức tranh. - Lần lượt giơ tay nếu đồng ý bức tranh...thể hiện lòng biết ơn thầy cô giáo ; không giơ tay nếu bức tranh . . .thể hiện sự không kính trọng. - Lắng nghe. - Trả lời : Biết chào lễ phép, giúp đỡ thầy cô những việc phù hợp, chúc mừng, cảm ơn các thầy cô khi cần thiết. - Em sẽ khuyên các bạn, giải thích cho các bạn : cần phải lễ phép với tất cả các thầy cô giáo mặc dù cô không dạy mình. Hoạt động 3 HÀNH ĐỘNG NÀO ĐÚNG ? - Yêu cầu HS làm việc cặp đôi : + Đưa bảng phụ có ghi các hành động. + Yêu cầu HS thảo luận hành động nào sai ? Vì sao ? - HS làm việc theo nhóm cặp đôi, thảo luận nhận xét hành độngđúng – sai và giải thích. CÁC HÀNH ĐỘNG Lan và minh nhìn thấy cô giáo thì tránh đi chỗ khác vì ngại. Giờ của cô giáo chủ nhiệm thì học tốt, giờ phụ thì mặc kệ vì không phải cô giáo chủ nhiệm. Minh và Liên đến thăm cô giáo cũ nhân ngày nghỉ. Nhận xét và chê cô giáo mặc quần áo xấu. Gặp hai thầy giáo, Nam chỉ chào thầy giáo của mình. Giúp đỡ con cô giáo học bài. + Yêu cầu các nhóm giơ giấy màu đỏ nếu hành động đó đúng, giấy xanh nếu hành động đó sai. + Yêu cầu HS giải thích hành động 2. + Hỏi : Tại sao hành động 4 lại sai ? + Hỏi : Nếu em là Nam ở hành động 5, em nên làm thế nào ? Em có làm như bạn Nam không ? + Kết luận : Việc chào hỏi lễ phép, học tập chăm chỉ, cũng là sự biết ơn các thầy cô giáo, giúp đỡ thầy cô những việc nhỏ cũng thể hiện sự biết ơn. Không nên xa lánh thầy cô, không nên ngại tiếp xúc vơi thầy cô giáo. + Các HS thảo luận để đưa ra kết quả Hành động : 3, 6 là đúng. Hành động : 1, 2, 4, 5 là sai và giơ giấy màu trình bày kết quả làm việc của cả nhóm. + Hành động 2 sai vì phải học tốt tất cả các giờ, kính trọng tất cả các thầy cô giáo dù kà giáo viên chủ nhiệm hay không. + Vì HS phải tôn trọng, kính trọng giáo viên. Chê các thầy giáo, cô giáo là không ngoan. + Em sẽ chào cả hai thầy. Không nên chỉ chào thầy dạy lớp của mình. Hoạt động 4 EM CÓ BIẾT ƠN THẦY CÔ GIÁO KHÔNG ? - Yêu cầu HS làm việc cá nhân : + Phát cho mỗi HS 2 tờ giấy màu xanh, vàng. + Yêu cầu HS viết vào tờ giấy xanh những việc em đã làm thể hiện sự biết ơn các thầy cô giáo, viết vào tờ giấy vàng những việc em đã lmà mà em cảm thấy chưa ngoan, còn làm thầy cô buồn, chưa biết ơn thầy cô. - HS làm việc cá nhân, nhận giấy màu và thực hiện yêu cầu của giáo viên. - Yêu cầu HS làm việc cả lớp. + Yêu cầu HS dán lên bảng theo 2 cột : cột xanh và cột vàng. + Yêu cầu 2 HS đọc một số kết quả. + Kết luận : HS đã biết ơn thầy cô giáo hay chưa ? Động viên các em chăm ngoan hơn, mạnh dạn hơn. - HS dán lên bảng các tờ giấy màu. - 2 HS đọc kết quả (1 HS đọc nội dung ở giấy xanh, 1 HS đọc ở giấy vàng). - Lắng nghe Hướng dẫn thực hành - Yêu cầu HS : Sưu tầm các câu chuyện kể về sự biết ơn thầy cô giáo. Kể lại một kỉ niệm khó quên với thầy cô giáo của mình (nếu có) Sưu tầm các câu thơ, ca dao tục ngữ nói về sự biết ơn các thầy cô giáo. TIẾT 2 Hoạt động 1 BÁO CÁO KẾT QUẢ SƯU TẦM - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm. + Phát cho mỗi nhóm HS 3 tờ giấy và bút. + Yêu cầu các nhóm viết lại các câu thơ, ca dao tục ngữ đã sưu tầm được vào một tờ giấy; tên các chuyện kể sưu tầm được vào tờ giấy khác; và ghi tên kỉ niệm khó quên của mỗi thành viên vào tờ giấy còn lại. - Tổ chức làm việc cả lớp + Yêu cầu các nhóm dán lên bảng các kết quả theo 3 nhóm : - HS làm việc theo nhóm. Lần lượt từng HS trong nhóm ghi vào giấy các nội dung theo yêu cầu của GV (không ghi trùng lặp). Cử người đọc các câu ca dao, tục ngữ. - Đại diện các nhóm lên bảng dán kết quả. Ca dao tục ngữ nói lên sự biết ơn các thầy cô giáo Tên chuyện kể về các thầy cô giáo Kỉ niệm khó quên Ví dụ : Không thầy đố mày làm nên Muốn sang thì bắc cầu kiều Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư Học thầy học bạn vô vạn phong lưu Dốt kia thì phải cậy thầy Vụng kia cậy thợ thì mày mới nên . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . + Yêu cầu đại diện 1 nhóm đọc các câu ca dao tục ngữ. + Có thể giải thích một số câu khó hiểu. + Kết luận : Các câu ca dao tục ngữ khuyên ta điều gì ? - HS đọc toàn bộ các câu ca dao tục ngữ. - Trả lời : Các câu ca dao tục ngữ khuyên ta pahỉ biết kính trọng, yêu quí thầy cô vì thầy cô dạy chúng ta điều hay lẽ phải, giúp ta nên người. Hoạt động 2 THI KỂ CHUYỆN - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm : + Lần lượt mỗi HS kể cho bạn của nhóm nghe câu chuyện mà mình sưu tầm được hoặc kỉ niệm của mình. + Yêu cầu các nhóm chọn 1 câu chuyện hay để thi kể chuyện. - Tổ chức làm việc cả lớp : + Yêu cầu lần lượt từng nhóm lên kể chuyện. Cử 5 HS làm ban giám khảo, phát cho mỗi thành viên ban giám khảo 3 miếng giấy màu : đỏ, cam, vàng để đánh giá. + Hỏi HS : Em thích nhất câu chuyện nào ? Vì sao ? + Kết luận : Các câu chuyện mà các em được nghe đều thể hiện bài học gì ? Dù chúng ta đã học lớp khác có nhiều bạn vẫn nhớ thầy cô giáo cũ. Đối với thầy cô gióa cũ hay thầy cô giáo mới, các em phải ghi nhớ : chúng ta luôn phải biết yêu quí, kính trọng, biết ơn thầy cô. - HS làm việc theo nhóm. + Lần lượt kể cho nhóm nghe câu chuyện của mình đã chuẩn bị. + Chọn 1 câu chuyện hay, tập kể cho trong nhóm để chuẩn bị dự thi. + HS mỗi nhóm lần lượt lên kể chuyện. Ban giám khảo đánh giá : Đỏ – rất hay, cam – hay, vàng – bình thường. Các HS khác nhận xét, bày tỏ cảm nhận về các câu chuyện. - Trả lời - Lắng nghe. Hoạt động 3 SẮM VAI XỬ LÍ TÌNH HUỐNG - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm. + Đưa ra 3 tình huống : + Yêu cầu 1/2 số nhóm thảo luận giải quyết tình huống 1, 2 ; 1/2 số nhóm còn lại thảo luận giải quyết tình huống 3 và sắm vai thể hiện cách giải quyết. - HS làm việc theo nhóm. + Các nhóm đọc các tình huống được giao và thảo luận đưa ra cách giải quyết, đóng vai thể hiện tình huống. Cách giải quyết tốt: Tình huống 1 : Cô giáo lơpù em đang giảng bài thì bị mệt không thể tiếp tục. Em sẽ làm gì ? Tình huống 2 : Cô giáo chủ nhiệm lớp em còn trẻ, con cô còn nhỏ, chồng cô đi công tác xa. Các em sẽ làm gì để giúp cô ? Tình huống 3 : Em và một nhóm bạn trên đường đi học về thì gặp con một cô giáo đang đi học về một mình. Nam liền nói : A, nó là con cô giáo Lan đấy. Hôm qua cô ấy mắng oan tớ. Hôm nay tớ phải trêu con bé này cho bõ tức. Trước tình huống đó, em sẽ xử lí thế nào ? - Yêu cầu các nhóm thể hiện cách giải quyết (nếu trùng cách giải quyết thì không lặp lại). + Hỏi : Em có tán thành cách giải quyết của nhóm bạn không ? + Hỏi : Tại sao em lại chọn cách giải quyết đó ? Cách làm đó có tác dụng gì ? + Kết luận : Tình huống 1, 2 : Các em đã nghĩ ra những việc làm thiết thực để biết ơn thầy cô giáo, điều đó thể hiện sự biết ơn thầy cô. Tình huống 3 : Mặc dù em bị hiểu lầm, em vẫn cần phải kính trọng thầy cô vì thầy cô là người lớn hơn ta, lại là người dạy học cho chúng ta. Thầy cô giáo cũng có lúc mắc lỗi. Chúng ta sẽ tìm cách khác để thầy cô hiểu rõ hơn chúng ta nhưng không được xúc phạm thầy cô. Tình huống 1: Sẽ bảo các bạn giữ trật tự cử 1 bạn xuống trạm y tế báo với bác sĩ, 1 bạn báo với cô hiệu trưởng, 1 số bạn xoa dầu gió nếu cô cần. Tình huống 2 : Đến thăm gia đình cô, phân công nhau đến giúp cô trông em bé, quét nhà, nhặt rau Tình huống 3 : Khuyên bạn Nam không làm thế, vì như thế là không kính trọng cô giáo, là bắt nạt em bé. Và khuyên các bạn cùng đưa em bé về nhà. - HS trả lời. - HS trả lời. - Lắng nghe. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY.

File đính kèm:

  • docDD B7.doc
Giáo án liên quan