1. Chuẩn bị của giáo viên :
- Tài liệu tham khảo :
Nguyễn Minh Đường, Đặng Văn Đào, Trần Hữu Quế, Trần Mai Thu, Nguyễn Văn Vận – Công nghệ 8, Công nghiệp – NXB Giáo Dục.
Nguyễn Minh Đường, Đặng Văn Đào, Trần Hữu Quế, Trần Mai Thu, Nguyễn Văn Vận – Sách Giáo viên Công nghệ 8, Công nghiệp – NXB Giáo Dục.
- Phương tiện :
Bản vẽ kĩ thuật đơn giản, sổ tay hướng dẫn sử dụng các thiết bị.
2. Chuẩn bị của học sinh :
- Xem trước bài 1 “ Vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong sản xuất và đời sống”.
104 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 4033 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn Công Nghệ 8 Trường THCS Văn Thân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệt cao .
b. Bóng thuỷ tinh
-Bóng thuỷ tinh được làm bằng thuỷ tinh chịu nhiệt , rút hết không khí và bơm khí trơ .
c. Đuôi đèn
- Đuôi đèn bằng đồng hoặc sắt tráng kẽm , trên đuôi có hai cục tiếp xúc .
- Có hai kiểu đuôi : đuôi xoáy và đuôi ngạnh
2. Nguyên lí làm việc :
Dòng điện đốt nóng dây tóc đèn đến nhiệt độ cao , dây tóc đèn phát sáng .
3. Đặc điểm của đèn sợi đốt :
a. Đèn phát ra ánh sáng liên tục
b. Hiệu xuất quang thấp
c. Tuổi thọ thấp
4. Số liệu kĩ thuật :
- Điện áp định mức : 127V ; 220V
- Công xuất định mức : 15W ¸ 300W
5. Sử dụng :
- Đèn sợi đốt được dùng để chiếu sáng ở những nơi như : phòng ngủ , nhà tắm ,…
- Sử dụng đèn sợi đốt để chiếu sáng sẽ không tiết kiệm điện năng .
GV : Hãy cho biết có mấy loại đèn điện?
GV : Hãy cho biết sợi đốt của đèn làm bằng vật liệu gì? Hình dạng như thế nào?
HS : Bên trong bóng thuỷ tinh như thế nào?
GV : Có mấy loại đuôi đèn?
* Đèn sợi đốt dùng dây điện trở để phát sáng nên ánh sáng của nó là ánh sáng liện tục.
GV : Sử dụng đèn sợi đốt có tiết kiệm điện năng hay không?
HS : Có 3 loại : đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang, đèn phóng điện.
HS : sợi đốt của đèn làm bằng hợp kim vonfram có dạng là xo xoắn.
HS : Bên trong bóng thuỷ tinh được rút hết không khí và bơm vào khí trơ.
HS : Có 2 loại đuôi đèn là đuôi xoáy và đuôi ngạnh.
HS : Sử dụng đèn sợi đốt không tiết kiệm điện năng vì hơn 95% năng lượng điện biến thành nhiệt năng.
5. Hoạt động củng cố : thời gian : phút
· Câu hỏi 1 : Sợi đốt làm bằng chất gì ? Vì sao sợi đốt là phần tử rất quan trọng của đèn ?
-> Trả lời :
a. Sợi đốt
- Sợi đốt làm bằng hợp kim Vonfram có dạng lò xo xoắn chịu nhiệt cao .
b. Bóng thuỷ tinh
- Bóng thuỷ tinh được làm bằng thuỷ tinh chịu nhiệt , rút hết không khí và bơm khí trơ .
c. Đuôi đèn
- Đuôi đèn bằng đồng hoặc sắt tráng kẽm , trên đuôi có hai cục tiếp xúc .
- Có hai kiểu đuôi : đuôi xoáy và đuôi ngạnh
· Câu hỏi 2 : Phát biểu nguyên lí làm việc của đèn sợi đốt .
-> Trả lời : Dòng điện đốt nóng dây tóc đèn đến nhiệt độ cao , dây tóc đèn phát sáng.
· Câu hỏi 3 : Nêu các đặc điểm của đèn sợi đốt .
-> Trả lời : Đặc điểm của đèn sợi đốt :
a. Đèn phát ra ánh sáng liên tục
b. Hiệu xuất quang thấp
c. Tuổi thọ thấp
6. Hoạt động dặn dò – giao bài : thời gian : phút
- Đọc kĩ phần ghi nhớ.
- Xem trước bài 39 “Đèn huỳnh quang”.
V. RÚT KINH NGHIỆM :
Ngày 03 tháng 12 năm 2006
DUYỆT TỔ BỘ MÔN GV THỰC HIỆN
LÝ THIẾU HÀO
Phòng Giáo dục Quận 6 GIÁO ÁN MÔN CÔNG NGHỆ 8
Trường THCS Văn Thân BÀI SỐ : 39 Tên bài :
ĐÈN HUỲNH QUANG
Thời gian : 1 TIẾT
Tiết 34
Tuần 17 (từ ___/___ đến ___/___/_____ )
Ngày soạn : ___/___/_____
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Kiến thức : Hiểu được cấu tạo và nguyên lí làm việc của đèn huỳnh quang .
2. Kỹ năng : Hiểu được các đặc điểm của đèn huỳnh quang .
3. Thái độ : Hiểu được ưu nhược điểm của mỗi loại đèn điện để lựa chọn hợp lí đèn chiếu sáng trong nhà .
II. TRỌNG TÂM BÀI :
Học sinh biết được cấu tạo và nguyên lí làm việc của đèn ống Huỳnh Quang.
III. CHUẨN BỊ :
1. Chuẩn bị của giáo viên :
- Tài liệu tham khảo :
· Nguyễn Minh Đường, Đặng Văn Đào, Trần Hữu Quế, Trần Mai Thu, Nguyễn Văn Vận – Công nghệ 8, Công nghiệp – NXB Giáo Dục.
· Nguyễn Minh Đường, Đặng Văn Đào, Trần Hữu Quế, Trần Mai Thu, Nguyễn Văn Vận – Sách Giáo viên Công nghệ 8, Công nghiệp – NXB Giáo Dục.
· Nguyễn Minh Đồng, Trịnh Xuân Lâm – Thiết kế bài giảng Công Nghệ 8, Trung học cơ sở – NXB Hà Nội 2004.
- Phương tiện :
· Bộ đèn ống Huỳnh quang, đèn compac huỳnh quang.
· Mẫu vật các bộ phận của đèn huỳnh quang.
2. Chuẩn bị của học sinh :
- Xem Trước bài 39 “Đèn huỳnh quang”.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1. Hoạt động ổn định lớp : thời gian : phút
2. Hoạt động kiểm tra bài cũ : thời gian : phút
· Câu hỏi 1 : Sợi đốt làm bằng chất gì ? Vì sao sợi đốt là phần tử rất quan trọng của đèn ?
-> Trả lời :
a. Sợi đốt
- Sợi đốt làm bằng hợp kim Vonfram có dạng lò xo xoắn chịu nhiệt cao .
b. Bóng thuỷ tinh
- Bóng thuỷ tinh được làm bằng thuỷ tinh chịu nhiệt , rút hết không khí và bơm khí trơ .
c. Đuôi đèn
- Đuôi đèn bằng đồng hoặc sắt tráng kẽm , trên đuôi có hai cục tiếp xúc .
- Có hai kiểu đuôi : đuôi xoáy và đuôi ngạnh
· Câu hỏi 2 : Phát biểu nguyên lí làm việc của đèn sợi đốt .
-> Trả lời : Dòng điện đốt nóng dây tóc đèn đến nhiệt độ cao , dây tóc đèn phát sáng.
· Câu hỏi 3 : Nêu các đặc điểm của đèn sợi đốt .
-> Trả lời : Đặc điểm của đèn sợi đốt :
a. Đèn phát ra ánh sáng liên tục
b. Hiệu xuất quang thấp
c. Tuổi thọ thấp
3. Hoạt động giới thiệu bài mới : thời gian : phút
Đèn huỳnh quang và đèn compact huỳnh quang là loại đèn thông dụng nhất hiện nay. Tuỳ theo hình dáng, kích thước, màu sắc ánh sáng, công suất mà đèn được dùng để chiếu sáng trong gia đình , trên đường phố , trong các xưởng nhà máy … Vì sao chúng có tính năng như vậy , chúng ta cùng đi nghiên cứu : Đặc điểm , cấu tạo , nguyên lý làm việc của chúng . GV ghi đầu bài lên bảng .
4. Hoạt động 4 : Nội dung hoạt động thời gian : phút
Nội dung
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
I. Đèn ống huỳnh quang :
1. Cấu tạo :
a. Ống thuỷ tinh
Ống thuỷ tinh có các chiều dài : 0,3m ; 0,6m ; 1,2m ; 1,5m ; 2,4m ; … Mặt trong ống có phủ lớp bột huỳnh quang (hợp chất chủ yếu là phôtpho) . không khí trong ống được rút hết và bơm vào ống một ít hơi thuỷ ngân và khí trơ (acgon , krypton) .
b. Điện cực :
- Điện cực làm bằng dây Vonfram có dang lò xo xoắn được tráng một lớp Bari – oxit để phát ra điện tử .
- Có hai điện cực , mỗi điện cực có hai đầu tiếp điện đưa ra ngoài gọi là chân đèn .
2. Nguyên lí làm việc :
- Sự phóng điện giữa hai điện cực của đèn tạo ra tia tử ngoại tác dụng vào lớp bột huỳnh quang phát sáng .
3. Đặc điểm của đèn ống :
a. Hiện tượng nhấp nháy
b. Hiệu suất phát quang cao
c. Tuổi thọ cao
d. Mồi phóng điện : khoảng cách giữa hai đầu điện cực lớn để đèn phóng điện được cần phải mồi phóng điện.
4. Các số liệu kĩ thuật .
- Điện áp định mức : 127 V, 220 V
- Công suất định mức :
· Chiều dài ống 0.6m : 18W ¸ 20W
· Chiều dài ống 1.2m : 36W ¸ 40W
5. Sử dụng :
- Hiệu suất phát quang và tuổi thọ của đèn huỳnh quang cao hơn đèn sợi đốt
- Người ta dùng đèn huỳnh quang để chiếu sáng trong nhà
II. Đèn compac huỳnh quang :
- Chấn lưu đặt trong đuôi đèn
- Kích thước gọn nhẹ dễ sử dụng
- Hiệu suất phát quang cao
III. So sánh đèn sợi đốt và đèn huỳnh quang :
Điền vào SGK
GV : Đèn huỳnh quang có cấu tạo mấy phần?
GV : Ta có thể thay đổi màu sắc ánh sáng của đèn huỳnh quang được không?
GV : Điện cực của đèn huỳnh quang giống và khác đèn sợi đốt như thế nào?
GV : Đèn huỳnh quang hoạt động nhờ gì?
GV : Tại sao đèn nhấp nháy?
GV : Tại sao phải mồi phóng điện?
GV : Đèn compac huỳnh quang có thể thay đèn sợi đốt hay không?
HS : Đèn huỳnh quang có cấu tạo gồm 2 phần : ống thuỷ tinh và điện cực.
HS : Đèn huỳnh quang có ánh sáng trắng của hơi thuỷ ngân nên muốn đổi màu chỉ cần thay hơi trong đèn.
HS : Điện cực của đèn huỳnh quang rất giống đèn sợi đốt nhưng bean trên có tráng một lớp bari oxít.
HS : Đèn huỳnh quang hoạt động nhờ sự tác dụng của tia tử ngoại lên lơp1 bột huỳnh quang.
HS : Đèn nhấp nháy là do ảnh hưởng của tầng số dòng điện.
HS : Do khoảng cách giữa hai đầu điện cực lớn nên cần phải có sự mồi phóng điện.
HS : Đèn compac huỳnh quang có thể thay đèn sợi đốt vì tiết kiệm điện năng, nhỏ gọn, hiệu suất phát quang và tuổi thọ cao.
5. Hoạt động củng cố : thời gian : phút
· Câu hỏi 1 : Phát biểu nguyên lý làm việc của đèn quỳnh quang?
-> Trả lời : Sự phóng điện giữa hai điện cực của đèn tạo ra tia tử ngoại, tia tử ngoại tác dụng vào lớp bột quỳnh quang (phủ bên trong ống) phát ra ánh sáng.
· Câu hỏi 2 : Nêu đặc điểm của đèn quỳnh quang?
-> Trả lời : Các đặc điểm của đèn quỳnh quang :
Phát ra ánh sáng không liên tục, có hiện tượng nhấp nháy gây mỏi mắt.
Hiệu suất phát quang lớn, gấp 5 lần so với đèn sợi đốt.
Tuổi thọ khoảng 8000 giờ, lớn gấp nhiều lần so với đèn sợi đốt.
Cần mồi phóng điện.
· Câu hỏi 3 : Vì sao người ta thường dùng đèn quỳnh quang để chiếu sáng nhà ở, lớp học, công sở, nhà máy, . . .?
-> Trả lời : Sử dụng đèn quỳnh quang để chiếu sáng nhà ở, lớp học, công sở, nhà máy, . . . vì so với đèn sợi đốt, đèn quỳnh quang có hiệu suất phát quang cao hơn (tiết kiệm điện năng), ít phát nhiệt ra môi trường và tuổi thọ cao hơn.
6. Hoạt động dặn dò – giao bài : thời gian : phút
- Đọc kĩ phần ghi nhớ.
- Xem trước bài 40 “Thực hành đèn ống huỳnh quang”.
V. RÚT KINH NGHIỆM :
Ngày 03 tháng 12 năm 2006
DUYỆT TỔ BỘ MÔN GV THỰC HIỆN
LÝ THIẾU HÀO
File đính kèm:
- giao an cong nghe 8 hkI.doc