Giáo án môn âm nhạc – lớp 1,2,3,4,5 tuần 28

BÀI DẠY: ÔN TẬP 2 BÀI HÁT: QUẢ; HÒA BÌNH CHO BÉ.

 NGHE HÁT ( HOẶC NGHE NHẠC ).

Ngày dạy: 20 - 3 - 2013 Người soạn: Hồ Ngọc Hải

 I/ MỤC TIÊU: HS biêt hát theo giai điệu và đúng lời ca 2 bài hát. Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách, nhịp.

 II/ CHUẨN BỊ:

 Đàn Organ, một số nhạc cụ gõ thường dùng.

 III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.

 

doc14 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1945 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn âm nhạc – lớp 1,2,3,4,5 tuần 28, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y dạy: 19 - 03 – 2012 I/ MỤC TIÊU: Biết hát theo giai điệu và đúng lời 1. Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách, theo nhịp. Biết tác giả bài hát là nhạc sĩ Lưu Hữu Phước. II/ CHUẨN BỊ: Đàn Organ, thanh phách, song loan. ( Dịch giọng - 4). Đàn và hát chuẩn xác bài Thiếu nhi thế giới liên hoan . III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1/ Hoạt động 1: Học hát bài Thiếu nhi thế giới liên hoan. Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước sinh ngày 12- 9- 1921 tại huyện Ô Môn, tỉnh Cần Thơ. Ông viết nhạc năm 15 tuổi. Ông mất vào ngày 12- 6- 1989 tại thành phố Hồ Chí Minh> Ông đã được nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Một số bài hát viết cho thiếu nhi như: Múa vui, Reo vang bình minh, Em viết tên Bác Hồ... GV giới thiệu thêm: Hằng năm , nhiều nước trên thế giới tổ chức trại hè cho các em thiếu nhi.Tại đó có trẻ em các nước ở khắp 5 châu cùng tham gia vào các hoạt động bổ ích như biểu diễn văn nghệ, thi vẽ tranh, tham gia các diễn đàn về quyền trẻ em, phản đối chiến tranh bảo vệ hòa bình, môi trường... Bài hát Thiếu nhi thế giới liên hoan nói lên tình cảm của tuổi thơ trong các cuộc họp như thế. GV đệm đàn và hát mẫu cho HS nghe. Cho HS đọc lời ca. GV giải thích: “khôn ngăn” nghĩa là không ngăn được, “cơn chiến chinh” là cuộc chiến tranh, “biên giới sâu” nghĩa là biên giới xa xôi. Bài hát chia làm 2 đoạn: Đoạn 1 gồm 4 câu. “ Ngàn dặm xa.............thái bình”. Đoạn 2: Gồm 4 câu còn lại, câu cuối được mở rộng. GV dạy cho HS hát từng câu hát ngắn, chú ý hát đúng những tiếng có luyến 2 nốt nhạc. Trong khi bày hát GV lắng nghe để sửa sai cho các em. Biết lấy hơi, hát rõ lời. Sau khi bày xong cho các em hát theo dãy. 2/ Hoạt động 2: Củng cố bài hát. + Hướng dẫn HS trình bày bài hát theo cách hát đối đáp và hòa giọng. Chia lớp thành 2 dãy. - Hát đối đáp: Đoạn 1: Mỗi dãy hát 1 câu “ Ngàn dặm xa.... thái bình”. Đoạn 2: Cả lớp cùng hòa giọng “ Vui liên hoan................ca yêu đời”. Lời 2 cũng thực hiện như lời 1, trong khi hát kết hợp gõ đệm theo phách, hoặc theo nhịp. + Cũng có thể cho 2 em HS 1 nam và 1 nữ hát đối đáp ở đoạn 1, đoạn 2 cả lớp cùng hòa giọng. - Vừa rồi các em được học hát bài gì? - Nhạc và lời của ai? - Giai điệu bài hát như thế nào? - Nội dung bài hát nói lên điều gì? Về nhà tập trình bày bài hát theo hình thức đối đáp cho quen. Học thuộc lời của bài hát và tìm động tác phụ họa để tiết sau học. - HS lắng nghe - HS lắng nghe - HS thực hiện. . -HS thực hiện theo hướng dẫn của gv. ( Thiếu nhi thế giới liên hoan). ( Lưu Hữu Phước). ( Vui tươi, nhịp nhàng). (Nói lên tình cảm của tuổi thơ trong các trại hè như thế). - HS lắng nghe và ghi nhớ. GIÁO ÁN MÔN : ÂM NHẠC. LỚP: 4 . TIẾT THỨ: 56. TUẦN: 28. BÀI DẠY: ÔN LUYỆN BÀI HÁT : THIẾU NHI THẾ GIỚI LIÊN HOAN. Nhạc và lời: Lưu Hữu Phước. Ngày dạy: 22 - 03 – 2012 I/ MỤC TIÊU: Biết hát theo giai điệu và đúng lời 1. Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách, theo nhịp. Biết tác giả bài hát là nhạc sĩ Lưu Hữu Phước. II/ CHUẨN BỊ: Đàn Organ, thanh phách, song loan. ( Dịch giọng - 4). Đàn và hát chuẩn xác bài Thiếu nhi thế giới liên hoan . III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: + Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Thiếu nhi thế giới liên hoan. - GV đàn dạo lại 1 vài câu hát cuối và cho HS hát hòa với tiếng đàn , kết hợp gõ đệm theo phách. - Cho HS tập hát có lĩnh xướng, hòa giọng , vừa hát vừa gõ đệm theo phách. GV chọn 2 em HS 1 nam và 1 nữ để hát lĩnh xướng. Cách hát như sau: + HS nữ lĩnh xướng: Ngàn dặm xa............thân tình, vừa hát vừa gõ đệm theo phách . + HS nam nối tiếp: Loài giặc kia......... thái bình, vừa hát vừa gõ đệm theo phách. + Cả lớp hòa giọng: Vui liên hoan .........yêu đời, vừa hát vừa gõ đệm theo phách bằng 2 âm sắc. Lời 2 trình bày tương tự như cách hát ở lời 1. ( cuối lời 1 GV đếm 2-3-4 để HS vào hát lời 2). + Hoạt động 2: Tập động tác phụ họa cho bài hát. Cho 2 HS khá lên trình bày lời 1 và động tác phụ họa, GV chọn động tác thích hợp hướng dẫn HS cả lớp tập theo, GV đệm đàn. HS đứng hát và thể hiện động tác phụ họa. Nếu HS không làm được GV có thể hướng dẫn 1 vài động tác hoặc cho vận động theo nhạc. III/ Củng cố - Dặn dò: - Vừa rồi các em được học hát bài gì? - Nhạc và lời của ai? - Giai điệu bài hát như thế nào? - Nội dung bài hát nói lên điều gì? Về nhà tập trình bày bài hát theo hình thức đối đáp cho quen. Học thuộc lời của bài hát và tìm động tác phụ họa để tiết sau học, xem bài TĐN số 8. TIẾT THỨ: 55. TUẦN: 28. BÀI DẠY: ÔN TẬP 2 BÀI HÁT: VƯỜN XUÂN, EM VẪN NHỚ TRƯỜNG XƯA. KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC. Ngày dạy: 25 - 3 -2013. Người soạn: Hồ Ngọc Hải I/ MỤC TIÊU: Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. Biết hát kết hợp vận động phụ họa. Biết gõ đệm theo phách, theo nhịp. Biết nội dung câu chuyện. II/ CHUẨN BỊ: Đàn và nhạc cụ gõ quen dùng. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC. Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1/ Phần mở đầu: Giới thiệu nội dung tiết học. 2/ Phần hoạt động: + Hoạt động 1: Ôn tập bài Vườn xuân GV đệm đàn cho HS nghe lại giai điệu của bài hát, sau đó cả lớp cùng hòa giọng và vỗ tay đệm theo phách . - Cho HS hát đồng ca kết hợp gõ đệm. Cho từng nhóm trình bày bài hát, kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc. + Hoạt động 2: Ôn tập bài Em vẫn nhớ trường xưa. GV dạo đàn ở câu cuối, HS hát , kết hợp vỗ tay theo phách. - Cho HS hát ôn cách hát có lĩnh xướng, đối đáp và đồng ca. ( GV chọn 1 em HS hát tốt hát phần lĩnh xướng và chia lớp thành 2 dãy.). + Lĩnh xướng: Trường làng em có hàng tre..............thấy vui êm đềm. + Đối đáp: Nhóm 1: Tình quê...... yêu thương . Nhóm 2: Bao mùa..... đến trường Nhóm 1: Thầy cô......cho em. Nhóm 2: Yêu nước.........gia đình. Cả lớp đồng ca: Tre xanh kia .............................em vẫn nhớ trường xưa. Cho HS hát kết hợp vận động theo nhạc theo từng nhóm, HS còn lại gõ đệm theo phách. b/ Nội dung 2: Kể chuyện âm nhạc: Khúc hát dưới trăng. GV giới thiệu về Bét-tô-ven: Bét-tô-ven ( 1770-1827) là nhạc sĩ thiên tài người Đức, sinh ở thành Bon, mất ở Viên. Ông là tác giả..............cổ điển ở Việt Nam. ( Xem SGV). GV kể câu chuyện cho HS nghe. Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung câu chuyện. - Vì sao Bét-tô-ven lại ghé vào thăm nhà người thợ giày? - Tại sao ông lại chơi đàn với sự xúc động mãnh liệt? - Giai điệu bản Sô-nát Ánh trăng xuất hiện khi Bét-tô-ven nhìn thấy những gì? + Cho HS kể lại câu chuyện (theo tranh nếu có). Mỗi em kể từng đoạn. Một HS kể toàn câu chuyện. - Vì sao Bét-tô-ven sáng tác được những bản nhạc nổi tiếng? - Qua câu chuyện vừa kể các em có thái độ ( cảm nhận) gì trong cuộc sống? (Biết trân trọng cuộc sống lao động và tình yêu thương con người, đó là nguồn gốc tạo nên những tác phẩm có giá trị). Vì thế các em cần phải học tập thật tốt tất cả những môn học để sau này giúp ích cho bản thân, xã hội. - Em nào có thể nói tên những nốt nhạc ở khuông nhạc đầu trong bài Em vẫn nhớ trường xưa? ( Đồ -Mì - Son - Lá - Mi - Fa - Son). Về nhà ôn luyện để tiết sau học - HS thực hiện. HS hát đồng ca. - HS hát lĩnh xướng. - HS thực hiện. - HS hát lĩnh xướng. - HS thực hiện. - HS lắng nghe, ghi nhớ. ( Vì ông nghe thấy tiếng đàn dương cầm). ( Vì nhận ra con gái người thợ giày bị mù). ( Ông nhìn thấy ánh trăng vàng, những ngôi sao lấp lánh trên nền trời, nóc nhà thờ cổ kính, hàng cây dương liễu...). ( Bởi vì ông có tấm lòng nhân ái, biết đồng cảm với người nghèo khó và ông biết cảm nhận, rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên). - HS trả lời - HS lắng nghe, ghi nhớ. GIÁO ÁN MÔN : ÂM NHẠC. LỚP: 5 . TIẾT THỨ: 56. TUẦN: 28. ÔN LUYỆN: ÔN TẬP 2 BÀI HÁT: VƯỜN XUÂN, EM VẪN NHỚ TRƯỜNG XƯA. KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC. Ngày dạy: 25 - 3 -2013. Người soạn: Hồ Ngọc Hải. I/ MỤC TIÊU: Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. Biết hát kết hợp vận động phụ họa. Biết gõ đệm theo phách, theo nhịp. Biết nội dung câu chuyện. II/ CHUẨN BỊ: Đàn và nhạc cụ gõ quen dùng. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC. + Hoạt động 1: Ôn tập bài Vườn xuân GV đệm đàn cho HS nghe lại giai điệu của bài hát, sau đó cả lớp cùng hòa giọng và vỗ tay đệm theo phách . - Cho HS hát đồng ca kết hợp gõ đệm. Cho từng nhóm trình bày bài hát, kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc. + Hoạt động 2: Ôn tập bài Em vẫn nhớ trường xưa. GV dạo đàn ở câu cuối, HS hát , kết hợp vỗ tay theo phách. - Cho HS hát ôn cách hát có lĩnh xướng, đối đáp và đồng ca. ( GV chọn 1 em HS hát tốt hát phần lĩnh xướng và chia lớp thành 2 dãy.). + Lĩnh xướng: Trường làng em có hàng tre..............thấy vui êm đềm. + Đối đáp: Nhóm 1: Tình quê...... yêu thương . Nhóm 2: Bao mùa..... đến trường Nhóm 1: Thầy cô......cho em. Nhóm 2: Yêu nước.........gia đình. Cả lớp đồng ca: Tre xanh kia .............................em vẫn nhớ trường xưa. Cho HS hát kết hợp vận động theo nhạc theo từng nhóm, HS còn lại gõ đệm theo phách. b/ Nội dung 2: Kể chuyện âm nhạc: Khúc hát dưới trăng. GV giới thiệu về Bét-tô-ven: Bét-tô-ven ( 1770-1827) là nhạc sĩ thiên tài người Đức, sinh ở thành Bon, mất ở Viên. Ông là tác giả..............cổ điển ở Việt Nam. ( Xem SGV). GV kể câu chuyện cho HS nghe. Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung câu chuyện. - Vì sao Bét-tô-ven lại ghé vào thăm nhà người thợ giày? - Tại sao ông lại chơi đàn với sự xúc động mãnh liệt? - Giai điệu bản Sô-nát Ánh trăng xuất hiện khi Bét-tô-ven nhìn thấy những gì? + Cho HS kể lại câu chuyện (theo tranh nếu có). Mỗi em kể từng đoạn. Một HS kể toàn câu chuyện. - Vì sao Bét-tô-ven sáng tác được những bản nhạc nổi tiếng? - Qua câu chuyện vừa kể các em có thái độ ( cảm nhận) gì trong cuộc sống? (Biết trân trọng cuộc sống lao động và tình yêu thương con người, đó là nguồn gốc tạo nên những tác phẩm có giá trị). Vì thế các em cần phải học tập thật tốt tất cả những môn học để sau này giúp ích cho bản thân, xã hội. - Em nào có thể nói tên những nốt nhạc ở khuông nhạc đầu trong bài Em vẫn nhớ trường xưa? ( Đồ -Mì - Son - Lá - Mi - Fa - Son). Về nhà xem lại 2 bài TĐN số 7 và 8 để tiết sau học

File đính kèm:

  • docGA nhac t 28.doc
Giáo án liên quan