Giáo án môn: âm nhạc. Lớp: 1. Tuần: 24

1/ Hoạt động 1: Dạy hát bài Quả (lời 1, lời 2)

GV giới thiệu bài hát , tác giả, nội dung bài hát.

GV vừa đệm đàn và hát mẫu cho HS nghe.

Hướng dẫn HS đọc lời ca theo tiết tấu của bài hát.(Đọc xong lời nào, tập hát lời đó).

Tập cho HS hát từng câu, mỗi câu hát từ 2-3 lần để thuộc lời và giai điệu của bài hát.

Nhắc HS biết lấy hơi giữa mỗi câu hát.

Sau khi tập xong cho HS hát nhiều lần GV lắng nghe và sửa sai nếu có.

Cho HS hát theo dãy , theo nhóm, cá nhân.

 

doc12 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2376 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn: âm nhạc. Lớp: 1. Tuần: 24, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong nâu và em bé”. _________________________________________ GIÁO ÁN MÔN: ÂM NHẠC LỚP: 2. TIẾT THỨ : 47. TUẦN : 24. BÀI DẠY : ÔN TẬP BÀI HÁT :CHÚ CHIM NHỎ DỄ THƯƠNG. Ngày dạy: 17 -2-2014. Người soạn: Hồ Ngọc Hải I/ MỤC TIÊU : HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca. Hát kết hợp vận động phụ họa, II/ CHUẨN BỊ. Nhạc cụ gõ. Đàn Organ. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1/ Kiểm tra bài cũ. Gọi một vài em HS hát lại bài hát “Chú chim nhỏ dễ thương”. GV nhận xét và sửa sai cho các em. 2/ Bài mới: a/ Hoạt động 1: Ôn tập bài hát “Chú chim nhỏ dễ thương”. GV đệm đàn cho HS hát kết hợp gõ đệm theo phách cho từng tổ, từng dãy... HS hát kết hợp vận động . GV chia lớp thành nhiều nhóm. Từng nhóm cầm tay nhau xếp thành vòng tròn, miệng hát, chân bước theo phách. Lần thứ nhất chuyển động theo chiều kim đồng hồ ( Lại đây hỡi .........dễ thương này).Lần thứ hai đi ngược chiều kim đồng hồ ( Lại đây hỡi.......... dễ thương). Nắm tay nhau đứng tại chỗ dùng chân đá về phía trước theo nhịp ( Mời bạn ...........vang lừng).Vẫn đứng nguyên tại chỗ nhún theo nhịp cho câu hát ( Chim ơi.......A....). Sau đó quay lại động tác đầu cho 2 câu hát cuối. GV chỉ định cho 1 vài nhóm lên biểu diễn trước lớp. b / Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm. C Lại đây hỡi chú chim nhỏ xinh dễ thương này xx x x x x x x x x x x x x x x x x - GV phân công các nhóm sử dụng nhạc cụ gõ khác nhau ( thanh phách, song loan, mõ, trống nhỏ...). Cho HS luyện tập nhiều lần cho thành thạo. c / Hoạt động 3: Nghe nhạc. GV chọn 1 bài hát thiếu nhi hoặc trích đoạn một tác Phẩm nhạc không lời cho HS nghe. 3/ Củng cố dặn dò. Cho HS hát lại bài hát “ Chú chim nhỏ dễ thương” 1 lần kết hợp gõ đệm theo phách. - HS thực hiện - HS thực hiện - Hát ôn theo h/dẫn của GV. - Chú ý nhìn GV làm mẫu. Sau đó các em làm theo từng động tác. - HS luyện tập theo nhóm. - Lắng nghe và ghi nhớ. HS thực hiện. TIẾT THỨ : 48. TUẦN : 24. BÀI DẠY : ÔN LUYỆN BÀI HÁT :CHÚ CHIM NHỎ DỄ THƯƠNG. Nội dung: HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca. Hát kết hợp vận động phụ GV đệm đàn cho HS hát kết hợp gõ đệm theo phách cho từng tổ, từng dãy... HS hát kết hợp vận động . GV chia lớp thành nhiều nhóm. GV chỉ định cho 1 vài nhóm lên biểu diễn trước lớp. Nghe nhạc. GV chọn 1 bài hát thiếu nhi hoặc trích đoạn một tác ohẩm nhạc không lời cho HS nghe. Cho HS hát lại bài hát “ Chú chim nhỏ dễ thương” 1 lần kết hợp gõ đệm theo phách. Xem lại 3 bài hát “ Trên con đường đến trường, Hoa lá mùa xuân, chú chim nhỏ dễ thương” để tiết sau học ôn. TIẾT THỨ : 47. Lớp:4 TUẦN : 24. BÀI DẠY : ÔN TẬP BÀI HÁT :CHIM SÁO. ÔN TẬP TĐN SỐ 5, SỐ 6. Ngày dạy: 17-2-2014 I/ MỤC TIÊU : Biết hát theo giai điệu và lời ca. Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát, theo phách. HS biết hát kết hợp động tác múa phụ họa bài hát “ Chim sáo”. Tập đọc và nghe thang âm: Đô- Rê- Mi- Son- La. Đô- Rê- Mi- Son. II/ CHUẨN BỊ: Tập một vài động tác phụ họa cho bài hát. Đàn Organ và nhạc cụ thanh phách, song loan. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1/ Hoạt động 1: a/ Nội dung 1: Ôn tập bài hát Chim sáo. GV đệm đàn cho HS hát lại bài Chim sáo. Từng tổ trình bày bài hát kết hợp gõ đệm theo phách. GV hướng dẫn HS trình bày bài hát kết hợp vận động theo nhạc. Cho một vài nhóm lên trước lớp trình bày bài hát kết hợp vận động theo nhạc. b/ Nội dung 2: Ôn tập TĐN số 5, số 6. + Ôn bài TĐN số 5 Hoa bé ngoan. GV dùng đàn cho HS nghe 2 thang âm: Đô- Rê- Mi- Son- La. Thay đổi vị trí các nốt trong thang âm, từ 2 âm, 3 âm, 4 âm. GV đàn cho HS tập nghe và nhận ra tên nốt. - GV đàn giai điệu, HS đọc nhạc, hát lời kết hợp gõ đệm theo phách. Cho từng tổ trình bày bài tập đọc nhạc số 5 kết hợp gõ đệm theo phách. + Ôn bài TĐN số 6.Múa vui. GV cho HS nghe 2 âm với 2 mức độ: nói đúng tên nốt và đọc đúng độ cao. Cho HS nghe 3 âm với 2 mức độ: nói đúng tên nốt và đọc đúng độ cao. GV đàn giai điệu, HS đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo phách. . Từng tổ trình bày bài TĐN số 6 kết hợp gõ đệm theo phách. 2/ Hoạt động 2: Củng cố dặn dò. GV cho HS hát lại bài hát “Chim sáo”. GV nhận xét giờ học. Về nhà xem lại trước tiết học sau để tiết sau học. - HS thực hiện. - HS thực hiện theo tổ. - HS biểu diễn. - HS lắng nghe thực hiện. - HS thực hiện bài tập nhạc . - HS lắng nghe thực hiện. - HS thực hiện bài tập nhạc . - HS lắng nghe và ghi nhớ. TIẾT THỨ : 48. TUẦN : 24. BÀI DẠY : ÔN LUYỆN BÀI HÁT :CHIM SÁO. ÔN TẬP TĐN SỐ 5, SỐ 6. . I/Mục tiêu : - Biết đây là bài dân ca của dân tộc Khơ – me ở Nam Bộ. Biết hát theo giai điệu và lời ca. Biết đọc và ghép nhạc TĐN số 5 và số 6. 2/Kiểm tra bài cũ: 3/Bài mới: Hoạt động 1: Luyện bài hát “Chim sáo” - GV đệm đàn cho HS hát lại bài Chim sáo. - Từng tổ trình bày bài hát kết hợp gõ đệm theo phách. - GV hướng dẫn HS trình bày bài hát kết hợp vận động theo nhạc. - Cho một vài nhóm lên trước lớp trình bày bài hát kết hợp vận động theo nhạc. Hoạt động 2: a/ Ôn luyện ôn tập TĐN số 5 - HS luyện tập tiết tấu vài lần cho thuần thục. - Em hãy nêu tên các nốt nhạc có trong bài TĐN số 5 ? - HS luyện đọc và ghép lời TĐN số 5. b/ Ôn luyện ôn tập TĐN số 6 - HS luyện tập tiết tấu vài lần cho thuần thục. - Em hãy nêu tên các nốt nhạc có trong bài TĐN số 5 ? Trong bài TĐN số 6 có bao nhiêu câu hát? Em hãy so sánh điểm giống nhau và khác nhau tronh 2 câu nhạc bài TĐN số 6? ( Mỗi câu hát đều có 4 nhip,3 nhịp đầu giống nhau chỉ khác ở nhịp thứ 4. Câu 1 kết thúc ở mốt Rê, câu 2 kết thúc ở Đô). GV từng câu 2-3 lần rồi bắt nhịp cho HS đọc. Sau khi tập xong cả 2 câu GV đàn giai điệu HS đọc nhạc và kết hợp ghép lời ca. HS đọc nhạc , ghép lời ca kết hợp gõ đệm theo tiết tấu của bài. 4/Củng cố-dặn dò: - Cho từng tổ trình bày bài hát Chim sáo. Về nhà học thuộc lời ca và tập vận động phụ họa. TIẾT THỨ : 47. TUẦN : 24. BÀI DẠY : HỌC HÁT BÀI : VƯỜN XUÂN Theo điệu Sa- ri-ăng. Dân ca Khmer ( Nam Bộ). Đặt lời mới: Nam Anh. Ngày dạy: 17 - 02 -2014 Người soạn: Phạm Văn Khôi. I/ MỤC TIÊU : - Biết đây là bài dân ca của dân tộc Khơ – me ở Nam Bộ. Biết hát theo giai điệu và lời ca. Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát, theo phách. Hát đúng những âm có luyến, láy và ngắt hơi đúng chỗ. II/ CHUẨN BỊ: Bản đồ hành chính Việt Nam. Đàn Organ, nhạc cụ gõ song loan, thanh phách. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1/ Hoạt động 1: Học hát bài “Màu xanh quê hương”. - GV giới thiệu: Hôm nay các em học bài hát Màu xanh quê hương, đây là bài dân ca của đồng bào Khmer (Nam Bộ) sống ở các tỉnh: Trà Vinh, Sóc Trăng, Tây Ninh...Bài hát miêu tả khung cảnh quê hương yên vui, thanh bình, có hình ảnh lá cờ Tổ quốc tung bay và đàn em bé đi tới trường, có hình ảnh hàng cây xanh, cánh đồng ngô lúa. Bài hát có nhịp điệu sôi nổi, tươi vui. - Cho 1 HS đọc lời ca ( lời 1-2) của bài hát. Mỗi lời 4 câu hát. + Lời 1: Câu 1: Xanh xanh quê hương...........................nơi đây. Câu 2: Lung linh lung linh..............................tươi thêm. Câu 3: Rung rinh rung rinh............................bên đường. Câu 4: Tung tăng tung tăng...........................tới trường. + Lời 2: Cách chia tương tự như lời 1 của bài hát. GV đệm đàn và hát mẫu cho HS nghe. Dạy cho HS hát từng câu ngắn theo lối móc xích. GV đệm đàn theo giai điệu. + Lưu ý: Cần hướng dẫn các em giữ hơi và lấy hơi nhanh mới có thể hát hết câu và nối tiếp sang câu khác. Nốt nhạc cuối cùng của lời 1 là nốt đơn có dấu ngân tự do, nốt này nên kéo dài 2 phách rưỡi. Sau khi bày xong cả 2 lời GV cho HS luyện tập nhiều lần theo dãy, nhóm, tổ... GV lắng nghe và sửa sai cho các em. GV hát mẫu những chỗ cần thiết. 2/ Hoạt động 2: Luyện tập. GV hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp. Chia lớp thành 2 dãy, dãy này hát dãy còn lại gõ đệm theo phách hoặc theo nhịp. Hướng dẫn HS hát đối đáp theo cách chia mỗi lời hát gồm có 4 câu. HS hát kết hợp vận động theo nhịp. 3/ Hoạt động 3: Củng cố dặn dò. Cho cả lớp hát lại bài hát 2 lần kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp ( GV đệm đàn theo). - Vừa rồi các em học hát bài gì? - Giai điệu bài hát như thế nào? - Nội dung bài hát nói lên điều gì? Về nhà hát cho thuộc và đúng giai điệu của bài hát. Xem trước tiết học sau. - HS xem bản đồ - HS lắng nghe. - HS nắm nội dung bài hát. - HS đọc lời ca - HS lắng nghe. - HS hát theo h/dẫn của GV. Chú ý lấy hơi đúng chỗ. - HS sửa chỗ sai. - HS thực hiện. - HS hát theo dãy. - HS hát kết hợp vận động. - HS tự trả lời. - Thiết tha, rộn ràng - ( Miêu tả khung cảnh quê hương yên vui thanh bình, có hình ảnh lá cờ Tổ quốc tung bay, đàn em bé tới trường, có hàng cây xanh và cánh đồng ngô lúa.). - HS lắng nghe, ghi nhớ. GIÁO ÁN MÔN: ÂM NHẠC LỚP: 5. TIẾT THỨ : 48. TUẦN : 24. BÀI DẠY : ÔN LUYỆN BÀI : VƯỜN XUÂN Theo điệu Sa- ri-ăng. Dân ca Khmer ( Nam Bộ). Đặt lời mới: Nam Anh. Ngày dạy: 17 - 2 -2014. Người soạn: Phạm Văn Khôi. Nội dung: - Biết đây là bài dân ca của dân tộc Khơ – me ở Nam Bộ. Biết hát theo giai điệu và lời ca. Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát, theo phách. GV đệm đàn cho HS nghe lại giai điệu bài hát Vườn xuân GV cho cả lớp hát lại bài hát 1 lần kết hợp vỗ tay theo nhịp.kết hợp gõ đệm theo phách Chia lớp thành 3 dãy: Dãy A hát , 2 dãy còn lại vỗ tay theo nhịp. Dãy B hát , 2 dãy còn lại vỗ tay theo nhịp. Dãy B hát , 2 dãy còn lại vỗ tay theo nhịp. Hướng dẫn HS hát đối đáp theo cách chia mỗi lời hát gồm có 4 câu. Hướng dẫn HS hát kết hợp vận động phụ họa. Sinh hoạt nhóm, tìm động tác múa phụ họa Cho cả lớp hát lại bài hát 2 lần kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp ( GV đệm đàn theo). - Vừa rồi các em học hát bài gì? (Màu xanh quê hương) - Giai điệu bài hát như thế nào?- Thiết tha, rộn ràng - Nội dung bài hát nói lên điều gì? - ( Miêu tả khung cảnh quê hương yên vui thanh bình, có hình ảnh lá cờ Tổ quốc tung bay, đàn em bé tới trường, có hàng cây xanh và cánh đồng ngô lúa.). Về nhà hát cho thuộc và đúng giai điệu của bài hát. Xem trước tiết học sau.

File đính kèm:

  • docGA AN tuan 24.doc
Giáo án liên quan