I.Mục tiêu:
- Tiếp xúc, làm quen với tranh dân gian Việt Nam.
- Biết cách vẽ màu và vẽ được màu vào hình con lợn ráy theo ý thích.
- Bước đầu nhận biết về vẻ đẹp của tranh dân gian.
II.Chuẩn bị:
1.Giáo viên:
- Một số tranh dân gian Đông Hồ.
- Phóng to hình tranh dân gian.
2. Học sinh:
- Vở Tập vẽ 1, bút chì, bút dạ.
9 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1015 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Tuần 25 Trường TH Đạ K’Nàng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Vở vẽ, bút chì màu vẽ .
III.Các hoạt động dạy- Học chủ yếu.
1.Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra dụng cụ học vẽ.
2.Bài mới: - Giới thiệu bài: a.Dẫn dắt, ghi tên bài
b.Nội dung .
Nội dung
Giáo viên
Học sinh
HĐ1: Quan sát , nhận xét.
HĐ2: Cách vẽ hoạ tiết dạng hình vuông , hình tròn
HĐ 3: Thực hành
HĐ4: Nhận xét, đánh giá.
- Giáo viên giới thiệu 1 số hoạ tiết và gợi ý để Học sinh nhận thấy
+ hoạ tiết là hình vẽ để trang trí (ở đĩa, bát , ở áo , túi……)
+ Hoạ tiết trang trí rất phong phú về hình dáng và màu sắc
+ Hoạ tiết dạng hình tam giác
+ Hoạ tiết dạng hình bầu dục
+ Hoạ tiết dạng hình tròn
- Giáo viên gợi ý : cho Học sinh nhận xét hoạ tiết dạng hình vuông , hình tròn ở bộ đồ dùng dạy học
+ Các cánh hoa vẽ bằng nhau
+ Nên vẽ màu giống nhau hoặc xen kẻ ở một hoạ tiết
- Giáo viên cho Học sinh xem hoạ tiết ở vở vẽ và đặt câu hỏi để Học sinh nhận xét
+ 2 hoạ tiết có dạng hình vuông khác nhau về hình và màu
+ 2 hoạ tiết có dạng hình tròn khác nhau về hình và màu.
- Giáo viên hướng dẫn Học sinh cách vẽ
+ Vẽ hình vuông , hình tròn “ to nhỏ tuỳ ý “
+ vẽ các đường trục chia hình ra nhiều phần bằng nhau để vẽ hoạ tiết cho đều
+ Có thể vẽ được nhiều hoạ tiết khác nhau ở hình vuông , hình tròn
+ Gợi ý cách vẽ màu
+ Các hình giống nhau vẽ cùng một màu và cùng độ đậm nhạt
+ Có thể vẽ 2 màu xen kẻ nhau ở một hoạ tiết
-Giáo viên yêu cầu bài tập thực hành vẽ hoạ tiết dạng hình tròn vào túi xách và tô màu theo ý thích
+ Vẽ hoạ tiết vào hình vuông lớn
+ có thể tìm hoạ tiết khác với hình hướng dẫn
+ Vẽ một hoạ tiết ở lớp , 1 hoạ tiết ở nhà (tuỳ chọn )
- Giáo viên gợi ý Học sinh nhận xét 1 số bài và tìm ra bài vẽ đẹp theo ý thích
- Giáo viên bổ sung và chỉ ra vài bài đẹp về hình , về màu .
- Giáo duc các em nhận biêt vai trò của hoa tiêt trong tri trong môn hoc và cuôc sống hàng ngày.
- Học sinh quan sát hoạ tiết mẫu.
- quan sát
- nhận xét
- các cánh hoa chia đều nhau, xen kẽ , xanh đỏ xen kẽ.
- Hs quan sát.
-Học sinh vẽ 1 hoạ tiết tại lớp.
- 3 Học sinh lên bảng vẽ
- cả lớp vẽ bảng con .
.(HS khá giỏi vẽ được họa tiết cân đối, tô màu đều, phù hợp.)
- Học sinh trình bày bài vẽ trước lớp.
- Lớp nhận xét.
* Dặn dò: - Chủân bi đô dung cho bài hoc .
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Mĩ thuật- Lớp 3
§25:Vẽ trang trí
Vẽ tiếp họa tiết và vẽ màu vào hình chữ nhật.
I.Mục tiêu:
-Hs hiểu biêt thêm về sự đa dạng, phong phú của họa tiết trang trí ,nhận biết được đặc điểm của họa tiết trang trí có sẵn trong hình chữ nhật.
- Biết cách vẽ , vẽ đươc hoa tiết còn thiếu vào hình chữ nhật và vẽ màu phù hợp.
- Thấy được vẻ đẹp của trang tri hình chữ nhật.
*Hs khá giỏi : Vẽ được hoạ tiết cân đối, tô màu đều, phù hợp.
II.Chuẩn bị:
1.Giáo viên:
-Một số bài trang trí hình chữ nhật đơn giản.
- Hình mẫu trong SGK phóng to.
2.Học sinh:
- Tranh ảnh về các đề tài.
- Giấy vẽ hoặc vở thực hành, bút chì, tẩy, màu,...
III. Các hoạt động dạy- Học chủ yếu.
1.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học vẽ.
2.Bài mới:a.Giới thiệu bài: - dẫn dắt, ghi tên bài.
b.Nội dung .
Nội dung
Giáo viên
Học sinh
HĐ1: Quan sát, nhận xét
HĐ2: Vẽ tiếp hoạ tiết và vẽ màu vào hình chữ nhật.
HĐ3: Hướng dẫn HS thực hành.
HĐ4: Nhận xét, đánh giá.
-Yêu cầu học sinh quan sát hình chữ nhật đã trang trí trong vở tập vẽ.
- Em thấy hoạ tiết chính đặt ở đâu trong khung hình?
- Hoạ tiết phụ ở đâu?
- Hoạ tiết và màu sắc sắp xếp như thế nào?
- Em thấy trong bài thực hành hoạ tiết vẽ đã xong chưa?
- Muốn vẽ đẹp em cần làm gì?
- Hoạ tiết chính ở hình chữ nhật là hình gì?
- Bông hoa có bao nhiêu cánh? Hình của bông hoa như thế nào?
- Hoạ tiết trang trí các góc có dạng hình gì?
- Yêu cầu học sinh vẽ tiếp hoạ tiết cho hoàn chỉnh. Hoạ tiết giống nhau cần vẽ bằng nhau. Vẽ màu theo ý thích.
- Giáo viên theo dõi, gợi ý, nhắc nhở.
+ Vẽ hoạ tiết đều ( nhìn trục để vẽ)
+ Vẽ màu khác với bài của các bạn xung quanh.
+ Không nên vẽ quá nhiều màu. Các hoạ tiết giống nhau vẽ cùng màu và cùng độ đậm nhạt.
+ Không vẽ màu ra ngoài hoạ tiết.
-Nên vẽ kín hình chữ nhật.
-Nhắc Hs khá giỏi : Vẽ được hoạ tiết cân đối, tô màu đều, phù hợp.
- Giáo viên đánh giá.
+ Vẽ hoạ tiết.
+ Màu sắc.
+ Nhận xét tiết học.Tuyên dương- nhắc nhở.
- Học sinh quan sát.
- Hoạ tiết chính to đặt ở giữa khung hình.
- Hoạ tiết phụ đặt xung quanh và góc.
- Sắp xếp cân đối theo trục (dọc, ngang, hoặc trục chéo).
- Hoạ tiết vẽ chưa xong.
- Cần nhìn mẫu để vẽ, các hoạ tiết giống nhau phải vẽ bằng nhau.
- Bông hoa.
- Bông hoa có 8 cánh, 4 cánh lớp trước và 4 cánh lớp sau. Các cánh hoa đối xứng nhau theo từng cặp.
- Dạng hình tam giác.
- Học sinh làm bài vào vở.
-Hs khá giỏi : Vẽ được hoạ tiết cân đối, tô màu đều, phù hợp.
- Học sinh trình bày bài vẽ trước lớp.
- Lớp nhận xét.
*Dặn dò:- Quan sát con vật quen thuộc.Chuẩn bị đất nặn.
------------------------------------------------------------------------------
Mĩ thuật- Lớp 4
§25: Vẽ tranh
Đề tài Trường em.
I.Mục tiêu:
- HS biết tìm, chọn nội dung và các hình ảnh đẹp về trường học để vẽ tranh.
- HS biết cách vẽ và vẽ được bức tranh về trường của mình, vẽ màu theo ý thích.
- HS thêm yêu mến trường của mình.
II.Chuẩn bị:
1.Giáo viên:
- Tranh, ảnh về đề tài trên.
- Bài vẽ của HS lớp trước.
2.Học sinh
-- Tranh, ảnh về đề tài- Giấy vẽ, vở tập vẽ 4, bút chì, tẩy, màu sáp.
III. Các hoạt động dạy-Học chủ yếu.
1.Kiểm tra bài cũ:- Kiểm tra dụng cụ học vẽ.
2.Bài mới:-Giới thiệu bài: a.Dẫn dắt, ghi tên bài
b.Nội dung .
Nội dung
Giáo viên
Học sinh
HĐ2:Tìm chọn nội dung đề tài .
HĐ2: Cách kẽ
HĐ 3: Hs thực hành.
HĐ 4: Nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu tranh đã chuẩn bị và gợi ý HS cách thể hiện đề tài nhà trường.
+ Tranh vẽ đề tài gì?
+Vì sao ta biết tranh này vẽ về đề tài trường em?
+Kể những hoạt động thường diễn ra trong nhà trường?
+Khung cảnh xung quanh sân trường có những gì?
-GV yêu cầu HS quan sát thêm tranh trong SGK tr 59,60 và tranh của HS lớp trước.
+Cảnh tan trường .
+cảnh đi học dưới trời mưa.
+Hoạt động trong lớp học.
-GV tóm tắt: Trong nhà trường có nhiều hoạt động khác nhau,mỗi hoạt động đều có vẻ đẹp riêng có thể vẽ thành tranh,các em hãy quan sát và nhớ lại lựa chọn một hoạt động để vẽ thành tranh.
-GV yêu cầu HS chọn nội dung hoạt động để vẽ tranh về trường của mình.
+Treo hình minh họa hướng dẫn cách vẽ.
+ Hình dung hoạt động sẽ vẽ,
+ Vẽ phác hình ảnh chính,
+ Vẽ phác hình ảnh phụ.
+ Vẽ chi tiết.
+ Vẽ màu tự chọn.
- GV cho HS quan sat bài vẽ của các bạn lớp trước để tham khảo.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh:
- Yêu cầu chủ yếu với học sinh là vẽ được những hình ảnh của đề tài.
- Vẽ hình người, cảnh vật sao cho thuận mắt, vẽ được các dáng hoạt động.
-Cần vẽ màu tươi sáng có đậm nhạt .
- GV treo một số bài vẽ lên bảng.
+ Bố cục.
+ Tỉ lệ.
+Màu sắc.
-GV xếp loại bài vẽ ,đánh giá tiết dạy.
- HS quan sát và trả lời câu hỏi.
+ Vẽ về đề tài nhà trường.
+Có mái trường, có các bạn HS.
+ Học tập, vui chơi, lao động …
+ Cây, nhà, vườn hoa…
-HS quan sát.
- HS lắng nghe.
+ Các nhóm hỏi lẫn nhau theo sự hướng dẫn của GV.
- Vẽ về ngôi trường ….
* HS làm bài.
- Vẽ được những hình ảnh của đề tài.
- Vẽ được các dáng hoạt động chính và sắp xếp các hình ảnh phụ hỗ trợ hình ảnh chính làm cho bố cục cân đối.
- HS nhận xét một số bài vẽ .
*Dặn dò: - Hoàn thành bài vẽ.
- Chuẩn bị đồ dùng cho bài học sau.
. ----------------------------------------------------------------------------------------
Mĩ thuật- Lớp 5
§25: Xem tranh Bác Hổ đi công tác.
I.Mục tiêu:
- HS tiếp xúc làm quen với tác phẩm Bác Hồ đi công tác và hiểu vài nét về hoạ sĩ Nguyễn Thụ
- HS nhận xét được sơ lược về nội dung mầu sắc và hình ảnh trong tranh.
- HS cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh.
* HS khá giỏi: Nêu được lí do tại sao không thích hay thích bức tranh.
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên;
- SGK,SGV
- Sưu tầm tranh Bác Hồ đi công tác, một số tác phẩm khác của các hoạ sĩ .
2.Học sinh ;
- Giấy hoặc vở thực hành.Bút chì, tẩy, màu vẽ,...
III. Các hoạt động dạy-Học chủ yếu.
1.Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra dụng cụ học vẽ.
2.Bài mới: a.Giới thiệu bài:-Dẫn dắt, ghi tên bài.
b.Nội dung .
Nội dung
Giáo viên
Học sinh
HĐ1: Giới thiệu vài nét về hoạ sĩ
HĐ2: xem tranh Bác Hồ đi công tác
HĐ3: Nhận xét, đánh giá.
- Hoạ sĩ Nguyễn Thụ quê ở xã đắc sở huyện hoài đức tỉnh hà tây. ông là hiệu trưởng trường đại học mĩ thuật hà nội từ 1985- 1992. ông được phong phó giáo sư năm 1984 và danh hiệu nhà giáo nhân dân năm 1988
+hoạ sĩ Nguyễn Thụ trưởng thành trong kháng chiến ông vè trnh bằng nhiều chất liệu khác nhau nhưng thành công nhất là tranh lụa
+ đề tài yêu thích nhất là phong cảnh và sinh hoạt của nhân dân ở miền núi phía bắc…
+ ông có nhiều tranh được giảI thưởng trong nước và quốc tế : dân quân , làng ven núi. Bác Hồ đi công tác, mùa đông….
+ với đóng góp to lớn cho nền mĩ thuạt năm 2001 ông được tặng thưởng giải thưởng nhà nước về văn học – nghệ thuật .
- GV đặt câu hỏi:
+ hình ảnh chính của bức tranh là gì?
+ dáng vẻ trong từng nhân vật trong tranh như thế nào?
+ hình dáng của hai con ngựa như thế nào?
+ Mầu sắc của tranh trầm ấm hay rực rỡ?
GV kết luận : hình ảnh chính của tranh là Bác Hồ và anh cảnh vệ cưỡi ngựa qua suối trên đường đi công tác . Bác ngồi ung dung thư thái trên lưng ngựa với chiếc túi khoác trên vai cho thấy phong cách giản dị của người ….
- GV nhận xét chung tiết học , khen ngợi các nhóm và cá nhân tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài.
Hs quan sát, lắng nghe
Hs nghe
HS lắng nghe và thực hiện.
- Hs quan sát, trả loi.
- hình ảnh Bác Hồ , anh cảnh vệ
- Bác Hồ dáng ung dung thư thái trên lưng ngựa tay cầm dây cương….anh cảnh vệ người ngả về trước
- mỗi con một dáng đang bước đi
- trầm ấm
- Hs lắng nghe.
- Hs lắng nghe.
*.Dặn dò: - Nhắc nhở h\s sưu tầm một số dòng chữ in hoa nét thanh nét đậm ở sách báo.
******************************************************
File đính kèm:
- giao an mt tuan2526.doc