Giáo án Mĩ thuật Tuần 11-16 Lớp 3 - Nguyễn Thăng Trung

I/ Mục tiêu

-Học sinh biết cấu tạo hình dáng, đặc điểm của cành lá, biết cách vẽ và vẽ được cành lá đơn giản.

-HS khá ,giỏi sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu.

*GD cho HS biết yêu quí và bảo vệ cây.

II/Chuẩn bị

GV: - Một số cành lá khác nhau về hình dáng, màu sắc (có 3 đến 4 lá).

 - Một vài bài trang trí có hoạ tiết là chiếc lá hay cành lá.

HS : - Vở tập vẽ 3, bút chì,tẩy,màu.

 

doc6 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1159 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Tuần 11-16 Lớp 3 - Nguyễn Thăng Trung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuyên dương các bài đẹp, đúng. *GD cho HS biết yêu quí cây xanh. *Dặn dò: Quan sát các loại cành lá để tiết sau luyện vẽ. Tuần 12 Thứ tư ngày 18 tháng 11 năm 2009 Bài 12: Vẽ tranh Đề tài Ngày nhà giáo Việt nam I/ Mục tiêu - HS hiểu nội dung đề tài Ngày nhà giáo Việt Nam. - Biết cách vẽ tranh và vẽ được tranh về ngàu NGVN. *HS khá ,giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp. *GD HS về ý nghĩa ngày NGVN,yêu quý, kính trọng thầy giáo, cô giáo. II/Chuẩn bị GV: - Sưu tầm một số tranh về đề tài ngày 20 - 11 và một số tranh đề tài khác. - Bài vẽ của học sinh các lớp trước về ngày 20 – 11. HS : - Giấy vẽ, vở tập vẽ 3, bút chì,tẩy,màu. III/Hoạt động dạy-học chủ yếu 1.Kiểm tra đồ dùng. 2.Bài mới: Giới thiệu, ghi đề. T.g Hoạt động dạy Hoạt động học 07’ 6’ 19’ Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đ/t -Giới thiệu một số tranh,gợi ý để HS nhận ra: + Tranh về ngày 20 - 11 có những hình ảnh gì?+ Hình ảnh chính, hình ảnh phụ? + Màu sắc? - Giáo viên kết luận: Có nhiều cách vẽ tranh về ngày 20 -11, Tranh thể hiện được không khí của ngày lễ; Cảnh nhộn nhịp, vui vẻ của giáo viên và HS; Màu sắc rực rỡ của ngày lễ (quần áo, hoa ....);Tình cảm yêu quý của HS đối với thầy giáo, cô giáo. Hoạt động 2-Cách vẽ :Vừa vẽ bảng vừa h/d: +Chọn nội dung + Vẽ hình ảnh chính, chú ý đến các dáng người cho tranh sinh động. + Vẽ các hình ảnh phụ. + Vẽ màu theo ý thích. Hoạt động 3: Thực hành -Cho HS thực hành. - GV đến từng bàn để hướng dẫn thêm cho các em còn yếu. *Khai thác để hiểu nội dung đề tài Ngày nhà giáo Việt Nam. + HS quan sát và trả lời câu hỏi theo nhận biết, lớp bổ sung. *HS theo dõi để nắm được cách vẽ. +HS tặng hoa, vây quanh thầy cô, cùng cha mẹ tặng hoa, lễ kỉ niệm... -HS nêu lại các bước thực hiện. -HS thực hành vẽ vào vở. *HS khá ,giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp. 06’ Hoạt động 4: Nhận xét,đánh giá. - Giáo viên chọn 1 số bài gợi ý học sinh nhận xét về:Nội dung, hình ảnh, màu... - Học sinh tìm tranh mà mình thích và xếp loại theo cảm nhận riêng. - Giáo viên nhận xét tuyên dương về tinh thần học tập của lớp và khen ngợi HS có tranh đẹp. *GD HS về ý nghĩa ngày NGVN,yêu quý, kính trọng thầy giáo, cô giáo. Dặn dò HS Chuẩn bị tiết sau luyện vẽ. Tuần 13 Thứ tư ngày 25 tháng 11 năm 2009 Bài 13: Vẽ trang trí Trang trí cái bát I/ Mục tiêu -Học sinh biết cách trang trí cái bát.- Trang trí được cái bát theo ý thích. *HS khá, giỏi:Chọn và sắp xếp họa tiết cân đối, phù hợp hình cái bát, tô màu đều, rõ hình chính, phụ. II/Chuẩn bị GV: - Chuẩn bị một vài cái bát có hình dáng và trang trí khác nhau. - Một số cái bát không trang trí để so sánh. HS : - Giấy vẽ, vở tập vẽ 3, bút chì,tẩy,màu. III/Hoạt động dạy-học chủ yếu -Kiểm tra đồ dùng. -Giới thiệu, ghi bài T.g Hoạt động dạy Hoạt động học 06’ 7’ 18’ Hoạt động 1: Quan sát,nhận xét -Giới thiệu một số cái bát, gợi ý HS nhận biết: + Hình dáng các loại bát? + Các bộ phận của cái bát? + Cách trang trí trên bát? -GV nhận xét chung. Hoạt động 2: Cách trang trí -Vừa vẽ vừa hướng dẫn: +Cách sắp xếp họa tiết: Sử dụng đường diềm hay trang trí đối xứng, trang trí không đồng đều .... (SGV) +Tìm và vẽ họa tiết theo ý thích. - Vẽ màu: màu thân bát, màu hoạ tiết. -Cho HS xem các bài vẽ ở vở tập vẽ. Hoạt động 3: Thực hành - GV yêu cầu HS thực hành. - GV đến từng bàn để hướng dẫn. - Giáo viên gợi ý học sinh: + Chọn cách trang trí. + Vẽ hoạ tiết. + Vẽ màu (có thể vẽ màu ở thân bát hoặc để trắng). -HS quan sát và trả lời câu hỏi: +Cao, thấp... +Miệng, thân, đáy. +Học sinh tự tìm và tìm ra cái bát đẹp theo ý thích. *HS theo dõi để nắm cách vẽ. - HS nhắc lại cách vẽ. -Tự thực hành vẽ trang trí bài vào vở tập vẽ 3. *HS khá, giỏi:Chọn và sắp xếp họa tiết cân đối, phù hợp hình cái bát, tô màu đều, rõ hình chính, phụ. 06’ Hoạt động 4: Nhận xét,đánh giá. - GV chọn 1 số bài hoàn thành và gợi ý HS nhận xét về bố cục, họa tiết, màu... - GV nhận xét , tuyên dương, nhận xét chung giờ học. Dặn dò HS: - Quan sát các loại bát để tiết sau luyện vẽ. Tuần 14 Thứ tư ngày 2 tháng 12 năm 2009 Bài 14: Vẽ theo mẫu Vẽ con vật quen thuộc I/ Mục tiêu -Biết quan sát, nhận xét về đặc điểm, hình dáng một số con vật quen thuộc. -Biết cách vẽ và vẽ được hình con vật theo trí nhớ. -HS khá, giỏi:Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu. *GD cho HS yêu quí và bảo vệ các con vật chung quanh chúng ta. II/Chuẩn bị GV: - Tranh, ảnh một vài con vật. HS : - Giấy vẽ, vở tập vẽ 3, bút chì,tẩy,màu. III/Hoạt động dạy-học chủ yếu -Kiểm tra đồ dùng. -Giới thiệu: Giáo viên bắt cái cho các em hát một số bài hát có liên quan đến con vật và yêu cầu các em gọi tên các con vật trong bài hát. T.g Hoạt động dạy Hoạt động học. 7’ 7’ 18’ 5’ Hoạt động 1: Quan sát,nhận xét -Giáo viên giới thiệu hình ảnh một số con vật để HS nhận biết: + Tên các con vật? + H/ dáng bên ngoài và các bộ phận ? + Sự khác nhau của các con vật? - Yêu cầu học sinh tả lại đặc điểm con vật mà mình thích. Hoạt động 2: Cách vẽ -Vừa vẽ bảng và hướng dẫn: + Vẽ các bộ phận chính trước. + Vẽ các bộ phận nhỏ sau + Vẽ màu theo ý thích.. - Chú ý các dáng hoạt động của con vật: đi, đứng, chạy ... Hoạt động 3: Thực hành - GV giới thiệu một vài con vật. - GV đến từng bàn để hướng dẫn. + HS chọn con vật và vẽ theo trí nhớ. + Có thể vẽ 1-2 con vật mà mình thích. + Vẽ thêm hình ảnh phụ cho sinh động. Hoạt động 4: Nhận xét,đánh giá. - GV chọn 1 số bài và gợi ý HS nhận xét: bố cục, hình dáng, màu sắc. - GV nhận xét tuyên dương. *GD biết yêu quí các con vật. *Thực hành để biết quan sát, nhận xét về đặc điểm, hình dáng một số con vật quen thuộc. +HS quan sát và trả lời câu hỏi: +Đầu, mình, chân, đuôi... +Khác nhau về hình dáng,màu sắc... -HS tự tả lại, bổ sung. *Theo dõi để biết cách vẽ. -HS nêu lại các bước vẽ. -Làm bài vào vở tập vẽ 3.Tự vẽ 1 con vật theo trí nhớ. -HS khá, giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu. -Nhận xét, bổ sung. -Chọn hình vẽ đẹp theo ý mình. Dặn dò HS: -Quan sát các con vật để tiết sau luyện vẽ. Tuần 15 Thứ tư ngày 9 tháng 12 năm 2009 Bài 15: Tập nặn tạo dáng tự do Nặn hoặc vẽ, xé dán hình con vật I/ Mục tiêu - Hiểu đặc điểm,hình dáng của con vật. -Biết cách nặn và tạo dáng được con vật theo ý thích. *HS khá, giỏi:Hình nặn cân đối, gần giống con vật mẫu. *GD yêu quí và bảo vệ các con vật chung quanh. II/Chuẩn bị GV: - Sưu tầm tranh, ảnh các con vật. - Đất nặn hoặc giấy màu. HS : - Sưu tầm tranh,ảnh về bài vẽ con vật của HS lớp trước. -ở tập vẽ 3, bút chì,tẩy,màu,đất nặn. III/Hoạt động dạy-học chủ yếu 1.Kiểm tra đồ dùng. 2.Giới thiệu –ghi đề. T.g Hoạt động dạy Hoạt động học 07’ 07’ 18’ Hoạt động 1: Quan sát,nhận xét - Giáo viên giới thiệu tranh, ảnh hoặc các bài tập nặn để học sinh nhận biết: + Tên con vật? + Các bộ phận của con vật? + Đặc điểm của con vật? + Màu sắc của con vật? -Tóm ý. - Yêu cầu học sinh chọn con vật sẽ nặn. Hoạt động 2: Cách năn con vật + Thực hành và h/d + Nặn bộ phận lớn trước(mình, đầu) + Nặn các bộ phận nhỏ sau(chân,đuôi...) + Ghép, dính thành con vật. + Tạo dáng cho sinh động. - Có thể nặn con vật bằng đất một màu hay nhiều màu...chú ý các hoạt động. Hoạt động 3: Thực hành - Cho thực hành. - GV đến từng bàn để hướng dẫn, giupd đỡ cho HS yếu. *Khai thác để hiểu đặc điểm,hình dáng của con vật. + HS quan sát và trả lời +Đầu, mình, chân, đuôi... +To, nhỏ, dài, tròn... +Đen, vàng, trắng... +HS nêu. *Quan sát theo dõi để biết cách nặn. -Nêu lại các bước nặn. -Thực hành nặn con vật tùy thích. *HS khá, giỏi:Hình nặn cân đối, gần giống con vật mẫu. 05’ Hoạt động 4: Nhận xét,đánh giá. -Học sinh bày bài tập, GV chọn 1 số sản phầm cho HS nhận xét về: Hình dáng; Đặc điểm con vật;Tìm ra một số bài đẹp. GV nhận xét, tuyên dương các bài đẹp. *GD HS yêu quí và bảo vệ các con vật chung quanh chúng ta. Dặn dò HS: Chuẩn bị tiết sau luyện nặn (hoặc xé dán). Tuần 16 Thứ tư ngày 16 tháng 12 năm 2009 Bài 16: Vẽ trang trí Vẽ màu vào hình có sẵn (Đấu vật - phỏng theo tranh dân gian Đông Hồ) I/ Mục tiêu - Học sinh hiểu biết hơn về tranh dân gian Việt Nam . - Biết cách chọn màu và vẽ màu phù hợp, tô được màu vào hình vẽ sẵn. *HS khá, giỏi: Tô màu đều, gọn trong hình, màu sắc phù hợp làm rõ hình ảnh. - GD học sinh yêu thích nghệ thuật dân tộc. II/Chuẩn bị GV: - Sưu tầm một số tranh dân gian có đề tài khác nhau (của các dòng tranh Đông Hồ, Hàng Trống, Kim Hoàng, ...) - Một số bài tập vẽ màu của học sinh các lớp trước. HS : - Vở tập vẽ 3, bút chì,tẩy,màu. III/Hoạt động dạy-học chủ yếu 1.Kiểm tra đồ dùng. 2.Giới thiệu ,ghi đề. T.g Hoạt động dạy Hoạt động học 08’ 07’ 18’ Hoạt động 1: Giới thiệu tranh d/gian -Giới thiệu một số tranh gợi ý và tóm tắt để HS biết: + Tranh vẽ đề tài gì? -Tóm ý:+ Tranh dân gian là các dòng tranh cổ truyền của Việt Nam, có tính nghệ thuật độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc, thường được vẽ, in, bán và dịp Tết nên còn gọi là tranh Tết.Tranh dân gian do nhiều nghệ nhân sáng tác và sản xuất mang tính truyền thống từ đời này qua đời khác, nổi bật nhất là dòng tranh Đông Hồ ở tỉnh Bắc Ninh. Hoạt động 2: Cách vẽ màu - Gợi ý học sinh tìm màu phù hợp theo ý thích để vẽ người, khố, đai thắt lưng, tràng pháo và màu nền, ... -Có thể vẽ màu nền trước, sau đó vẽ màu có các hình người sau . Hoạt động 3: Thực hành - GV đến từng bàn để h/ dẫn, giúp đỡ HS yếu.. *Khai thác để hiểu biết hơn về tranh dân gian Việt Nam . +Sinh hoạt,trang trí, thờ... + Học sinh nêu một số tranh dân gian mà các em biết, có thể là có ở địa phương. -HS xem tranh đấu vật để nhận ra các hình vẽ ở tranh: các dáng người ngồi, các thế vật, ... - Học sinh tự vẽ màu vào hình theo ý thích. *HS khá, giỏi: Tô màu đều, gọn trong hình, màu sắc phù hợp làm rõ hình ảnh. 05’ Hoạt động 4: Nhận xét,đánh giá. - GV chọn 1 số bài gợi ý HS nhận xét về cách vẽ màu đẹp, phù hợp.... - GV nhận xét tuyên dương.Nhận xét chung giờ học. Dặn dò HS: - Chuẩn bị tiết sau luyện vẽ màu.

File đính kèm:

  • docGA MT 3 tuan 11-16.doc
Giáo án liên quan