HĐ1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét. - GV cho HS xem 1 số bài trang trí đường điểm và gợi ý. +Họa tiết đưa vào trang trí đường diềm ? +Những họa tiết giống nhau vẽ như thế nào. +Màu sắc ? - GV tóm tắt. - GV cho HS xem 2 mẫu đường diềm đã chuẩn bị và gợi ý. +Em có nhận xét gì về 2 đường diêm ? + Các họa tiết được sắp xếp như thế nào ? + Được vẽ màu như thế nào ? HĐ2: Hướng dẫn HS cách vẽ họa tiết. - GV y/c HS quan sát hình ở vở Tập vẽ 3. - GV vẽ minh họa bảng và hướng dẫn. + Cách phác trục để vẽ họa tiết đối xứng cho đều và cân đối. +Vẽ họa tiết giống với họa tiết có sẵn. + Những họa tiết giống nhau vẽ bằng nhau. +Vẽ màu theo ý thích.
18 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 512 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật - Tuần 1 - Trường TH Lê Văn Tám - Năm học 2012-2013 - Lê Huy Thân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GV
THỂ DỤC: ĐỘI HÌNH ĐỘI NGỦ – TRÒ CHƠI “KẾT BẠN”
I/ MỤC TIÊU:
- Thực hiện được tập hợp hàng dọc, dóng hàng, cách chào, báo cáo khi bắt đầu và kết thúc giờ học, cách xin phép ra vào lớp
- Thực hiện cơ bản đúng điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, trái, quay sau.
- Trò chơi “Kết bạn”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi.
II/ ĐỊA ĐIỂM, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1, Địa điểm: sân trường, vệ sinh sân tập
2, Đồ dùng: 1 còi
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nội dung
Phương pháp tổ chức
1. Phần mở đầu:
- Cán sự tập hợp lớp, Gv nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu giờ học, chấn chỉnh đội ngũ.
- Khởi động: Giậm chân theo nhịp 1-2.
- Bài cũ: Quay phải, trái, sau.
Gv và hs quan sát nhận xét
2. Phần cơ bản:
a, Tập hợp hàng dọc, dóng hàng,điểm số, chào báo cáo khi bắt đầu và kết thúc giờ học, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái, quay sau:
- Cán sự điều khiển hs tập, Gv quan sát, sửa sai hs.
- Từng tổ về vị trí tập luyện, tổ trưởng điều khiển, Gv quan sát sửa sai cho hs.
- Từng tổ trình diễn thi đua: Gv và hs quan sát nhận xét, biểu dương tổ tập tốt
- Cả lớp tập củng cố: cán sự điều khiển, Gv quan sát sửa sai cho hs
b, Trò chơi “Kết bạn”:
- Gv nêu tên, nhắc cách chơi, luật chơi
- Hs chơi thử
- Hs chơi chính có thi đua, Gv đkhiển
3. Phần kết thúc:
- Thả lỏng: Hs hát, vỗ tay theo nhịp
- Gv cùng hs hệ thống bài học
- Gv nhận xét
- Dặn dò: ôn ĐHĐN
x x x x x x
x x x x x x
x x x x x x
GV
GV x x x x x x
x x x x x x
x x x x x x
x GV x
x x
x x
x x
x x
x x x x x
x x x x x x
x x x x x x
x x x x x x
GV
THỦ CÔNG: GẤP TÊN LỬA ( tiết 2)
I/ MỤC TIÊU
Biết cách gấp tên lửa.
Gấp được tên lửa. Các nếp gấp phẳng, thẳng ,sản phẩm đẹp. HS gấp được tên lửa thành thạo.
HS hứng thú và yêu thích gấp hình.
* Với HS khéo tay: Gấp được tên lửa , Các nếp gấp phẳng, thẳng . Tên lửa sử dụng được.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: Mẫu tên lửa được gấp bằng giấy thủ công. Giấy thủ công có kẻ ô. Mẫu quy trình giấy tên lửa.
HS: Giấy nháp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra :Gấp tên lửa
- Yêu cầu h/s nêu các bước thực hiện để gấp tên lửa
- Nhận xét
2.Bài mới :
a) Giới thiệu : Gấp tên lửa (T2)
b) Hướng dẫn các hoạt động:
Hoạt động 1:Quan sát –nhận xét
- GV : hỏi lại các thao tác gấp tên lửa ở tiết 1.
+ Muốn gấp được tên lửa các em thực hiện mấy bước? (có 2 bước).
* Bước 1: Gấp tạo mũi tên và thân tên lửa.
* Bước 2 : Tạo tên lửa và sử dụng.
Hoạt động 2: Hướng dẫn – thực hành gấp tên lửa
- Tổ chức cho HS thực hành gấp tên lửa theo tổ.
- Gợi ý HS trình bày sản phẩm và chọn ra những sản phẩm đẹp để tuyên dương nhằm khích lệ HS.
- Theo dõi nhắc nhở từng tổ.
- Đánh giá sản phẩm của HS.
- Chia lớp thành 2 đội thi đua phóng tên lửa.
- Nhận xét -Tuyên dương đội thắng.
3 Nhận xét - dặn dò :
- Nhận xét về tinh thần, thái độ, kết quả học tập của HS.
- Dặn dò chuẩn bị bài sau : Gấp máy bay phản lực.
B1: Gấp tạo mũi & thân tên lửa
B2: Tạo tên lửa & sử dụng
- HS trả lời.
- HS phát biểu, cả lớp theo dõi nhận xét.
- Nêu lại các bước gấp.
- HS thực hành gấp theo tổ gấp tên lửa và trình bày trên giấy A4. Thi đua với các tổ khác.
- Từng tổ lên trình bày sản phẩm.
- Đại diện 2 dãy bàn lên thi đua.
-Cả lớp theo dõi nhận xét.
- Học sinh lắng nghe.
THỦ CÔNG: GẤP TÀU THỦY HAI ỐNG KHÓI (T2)
I/ MỤC TIÊU: Giúp HS :
- Biết cách gấp tàu thủy hai ống khói.
- Gấp được tàu thủy hai ống khói. Các nếp gấp tương đối thẳng, phẳng. Tàu thủy tương đối cân đối.
- GD HS có thói quen lao động theo quy trình; hứng thú với giờ học.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Mẫu tàu thủy hai ống khói; tranh quy trình, giấy nháp, giấy thủ công, kéo.
- HS: Giấy thủ công, kéo, bút màu.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ: -Kiểm tra đồ dùng của học sinh.
2.Bài mới: Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu trực tiếp và ghi đề bài.
HĐ1: HS thực hành gấp tàu thủy hai ống khói.
- GV gọi HS gấp tàu thủy theo các bước đã hướng dẫn.
- GV nhận xét.
- Cho HS quan sát và nhắc lại quy trình gấp tàu thủy hai ống khói.
- Y/C HS thực hành. GV đến từng bàn quan sát, uốn nắn, giúp đỡ cho HS còn lúng túng.
- HD HS dán vào vở và trang trí cho đẹp.
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.
- GV và HS nhận xét, đánh giá.
HĐ2: Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của HS.
- Dặn chuẩn bị bài sau: “Gấp con ếch”.
- HS để đồ dùng lên bàn.
- HS lắng nghe và nhắc lại.
- 1,2HS thực hiện, lớp quan sát.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát và nhắc lại quy trình.
- HS thực hành.
- HS theo dõi.
- HS trưng bày sản phẩm theo nhóm.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
ĐẠO ĐỨC: TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP (tiết 2)
I/ MỤC TIÊU:
- Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập.
- Biết được: Trung thực trong học tập giúp em tiến bộ, được mọi người yêu mến.
- Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của học sinh.
- Có thái độ và hành vi trung thực trong học tập.
* KNS:
- Kĩ năng nhận thức về sự trung thực trong học tập của bản thân.
- Kĩ năng bình luận, ph phn những hnh vi khơng trung thực trong học tập.
- Kĩ năng làm chủ bản thân trong học tập
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
Sách giáo khoa. Các mẩu chuyện, tấm gương về sự trung thực trong học tập.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Kiểm tra bài cũ:
Trung thực trong học tập (tiết 1)
- Vì sao cần phải trung thực trong học tập?
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
* Dạy bài mới:
Giới thiệu bài: Trung thực trong học tập (tiết 2)
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (BT3)
- Giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận nhóm
- Yêu cầu học sinh thảo luận
- Mời đại diện nhóm trình bày kết quả
- Giáo kết luận về cách ứng xử đúng trong mỗi tình huống:
Chịu nhận điểm kém rồi quyết tâm học để gỡ lại.
Báo lại cho cô giáo biết để chữa lại điểm cho đúng.
Nói bạn thông cảm, vì làm như
vậy là không trung thực trong học tập.
Hoạt động 2: Trình bày tư liệu đã sưu tầm được (bài tập 4)
- Yêu cầu vài học sinh trình bày, giới thiệu tư liệu đã sưu tầm được
- Yêu cầu thảo luận lớp: Em nghĩ gì về những mẩu chuyện, tấm gương đó?
- Nhận xét, bổ sung
* GDKNS:
- Kĩ năng nhận thức về sự trung thực trong học tập của bản thân.
- Kĩ năng bình luận, ph phn những hnh vi khơng trung thực trong học tập.
- Kĩ năng làm chủ bản thân trong học tập
GV kết luận: Xung quanh chúng ta có nhiều tấm gương về trung thực trong học tập. Chúng ta cần học tập các bạn đó.
*Củng cố - dặn dò:
- Giáo viên đưa ra một số tình huống, học sinh đưa que đúng, sai.
Tình huống 1: Em luôn đi học sớm để mượn bài tập về nhà của bạn chép trước khi vào học.
Tình huống 2: Khi em không hiểu bài, em nhìn sang bài của bạn bên cạnh để chép mà không yêu cầu cô giảng lại.
Tình huống 3: Chép bài văn mẫu có sẵn trong các sách.
Tình huống 4: Tự mình làm các bài tập làm văn, trong đó có học tập những câu văn hay.
Tình huống 5: Khi không hiểu bài, nhờ cô giáo hoặc bạn giảng lại chứ nhất định không chép bài của bạn.
- Luôn thực hiện trung thực trong học tập và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
- Chuẩn bị bài: Vượt khó trong học tập (tiết 1)
- Nhận xét tiết học
- Học sinh nêu trước lớp
- Nhận xét, tuyên dương
- Học sinh hình thành nhóm và nhận nhiệm vụ
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện nhóm trình bày kết quả
- Cả lớp trao đổi, chất vấn, nhận xét, bổ sung
- Học sinh trình bày, giới thiệu
- Lớp thảo luận (có thể thảo luận nhóm đôi)
- Nhận xét, bổ sung
- HS thể hiện dúng sai bắng thẻ màu: xanh, đỏ
+ Tình huống 1:( S) xanh.
+ Tình huống 2:( S) xanh.
+ Tình huống 3:( S) xanh.
+ Tình huống 4 :( Đ) đỏ.
+ Tình huống 5 :( Đ) đỏ.
Học sinh lắng nghe
KĨ THUẬT: VẬT LIỆU, DỤNG CỤ CẮT, KHÂU THÊU ( tiết 2)
I/ MỤC TIÊU :
- Biết được đặc điểm , tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu , dụng cụ đơn giản thường dùng đề cắt , khâu , thêu .
- Biết cách và thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ (gút chỉ)
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Mẫu vải, chỉ khâu, chỉ thêu, kim khâu, kim thêu.
- Kéo cắt vải, kéo cắt chỉ.
- Khung thêu,sáp, phấn màu, thước dây, thướt dẹt.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Kiểm tra bài cũ :
- Cách cầm kéo cắt vải như thế nào ?
- Hãy kể tên các dụng cụ , vật liệu dùng để cắt , khâu , thêu ?
- GV nhận xét
* Bài mới : Giới thiệu bài : ghi tựa bài
- GV nêu mục đích bài học
Hoạt động 1 : HD tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kim
- Quan sát hình 1 và kim khâu mẫu ,em mô tả đặc điểm cấu tạo của kim khâu
- Gv bổ sung những đặc điểm của kim khâu , kim khâu có nhiều cở to nhỏ khác nhau .
- HD HS quan sát các hình 5a , 5b , 5c trong SGK
- Nêu cách xâu chỉ vào kim ?
- Cách vê nút chỉ ?
- Gọi HS lên bảng thực hiện thao tác xâu kim
- GV và HS quan sát nhận xét
- GV vừa nêu những điểm cần lưu ý vùa thực hiện thao tác minh họa để HS biết cách xâu kim và vê nút chỉ
- Theo em vê nút chỉ có tác dụng gì ?
Hoạt động 2: HS thực hành xâu chỉ vào kim
- Kiểm tra sự chuẩn bị
- GV đến từng bàn quan sát chỉ dẫn hoặc giúp đỡ thêm những em còn lúng túng .
- Đánh giá kết quả thực hành GV gọi 1 số HS thực hiện các thao tác xâu chỉ vê nút chỉ .
- GV đánh giá kết quả học tập một số HS * Củng cố, dặn dò:
- Em hãy kể tên 1 số dụng cụ cắt , khâu thêu .
- GV nhận xét tiết học ,dặn HS chuẩn bị tiết sau
- 1-2 HS trả lời và thực thành
- 1 HS trả lời .
- HS nhắc lại
- Kim khâu gồm 3 phần : đầu ,thân , đuôi
+ Đầu nhọn sắc
+ Thân thon về phía đầu
+ Đuôi có lổ để xâu chỉ
- Vuốt cho 1 đầu chỉ nhọn , tay trái cầm kim đưa ngang tầm mắt . Tay phải cầm chỉ cách đầu chỉ đã vuốt 1 cm .
- HS trả lời
- HS lên bảng thực hiện
- HS quan sát
- Làm cho sợi chỉ không tuột ra khỏi mảnh vải .
- ( Chú ý hơn đối với HS nam )
- HS thực hành xâu chỉ và vê nút chỉ theo nhóm
- HS khác nhận xét các thao tác của bạn
- Học sinh nhắc lại.
- Học sinh lắng nghe.
File đính kèm:
- Giao an MT tuan 2 20122013 CKTKN.doc