Giáo án Mĩ thuật Tiểu học - Vẽ tranh Đề tài an toàn giao thông

 Cho học sinh quan sát tranh về an toàn giao thông ,gợi ý học sinh nhận xét :

• Cách chọn nội dung đề tài về an toàn giao thông .

• Những hình ảnh đặc trưng về đề tài này : người đi bộ, xe đạp, xe máy, ô tô, tàu thuỷ, cột tín hiệu, biển báo,

• Khung cảnh chung : nhà cửa, cây cối, đường xá ,

 Giáo viên gợi ý học sinh nhận xét được những hình ảnh đúng hoặc sai về an toàn giao thông ở tranh, từ đó tìm được nội dung cụ thể và các hình ảnh để vẽ tranh.

 Ví dụ : vẽ đường phố; vẽ cảnh học sinh đi bộ trên vỉa hè; học sinh sang đường ; cảnh người qua lại ở ngã ba, ngã tư ; thuyền bè đi lại trên sông, biển,

 

doc2 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 392 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Tiểu học - Vẽ tranh Đề tài an toàn giao thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MĨ THUẬT : VẼ TRANH ĐỀ TÀI AN TOÀN GIAO THÔNG š&› A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : Học sinh hiểu biết về an toàn giao thông và tìm chon được hình ảnh phù hợp với nội dung đề tài . Học sinh vẽ được tranh vâe đề tài an toàn giao thông theo cảm nhận riêng. Học sinh có ý thức chấp hành Luật Giao thông . B ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Tranh ảh, về an toàn giao thông (đường bộ , đường thuỷ) . Một số biển báo giao thông . Giấy vẽ khổ A4 , bút chì , tẩy , màu vẽ . C . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : I . Kiểm tra bài cũ : Chấm 5 bài trang trí đối xứng qua trục . Nhận xét đánh giá. II . Bài mới : 1. : Giới thiệu bài 2. Hoạt động 1: Chọn nội dung đề tài : Cho học sinh quan sát tranh về an toàn giao thông ,gợi ý học sinh nhận xét : Cách chọn nội dung đề tài về an toàn giao thông . Những hình ảnh đặc trưng về đề tài này : người đi bộ, xe đạp, xe máy, ô tô, tàu thuỷ, cột tín hiệu, biển báo, Khung cảnh chung : nhà cửa, cây cối, đường xá , Giáo viên gợi ý học sinh nhận xét được những hình ảnh đúng hoặc sai về an toàn giao thông ở tranh, từ đó tìm được nội dung cụ thể và các hình ảnh để vẽ tranh. Ví dụ : vẽ đường phố; vẽ cảnh học sinh đi bộ trên vỉa hè; học sinh sang đường ; cảnh người qua lại ở ngã ba, ngã tư ; thuyền bè đi lại trên sông, biển, Hành động 2: Cách vẽ : Giáo viên cho học sinh quan sát tranh về an toàn giao thông và gợi ý cách vẽ + đặt câu hỏi để gợi ý cho học sinh tự tìm ra các bước vẽ tranh : Sắp xếp và vẽ các hình ảnh : người, phương tiện giao thông , cảnh vật, Vẽ hình ảnh chính trước, hình ảnh phụ sau . Điều chỉnh hình vẽ và vẽ thêm các chi tiết cho tranh sinh động. Vẽ màu tùy ý thích . Giáo viên lưu ý học sinh : Các hình người và phương tiện giao thông trong tranh cần có hình dáng thay đổi để tạo không khí tấp nập, nhộn nhịp của hoạt động giao thông . Tranh cần có các hình ảnh phụ để thể hiện không gian cụ thể những không vẽ nhiều quá hình ảnh sẽ làm cho bố cục tranh vụn vặt, không rõ trọng tâm. Màu sắc trong tranh cần các các độ : đậm, đậm vừa, nhạt để các hình mảng thêm chặt chẽ và đẹp mắt . Giáo viên dùng các câu hỏi gợi ý cho học sinh trao đổi, thảo luận để tìm cách thể hiện cụ thể . Hoạt động 3: Thực hành : Cho HS vẽ cá nhân hoặc vẽ theo nhóm trên khổ giấy A3 hoặc trên bảng lớp . Học sinh tự vẽ . Giáo viên theo dõi, giúp đỡ những học sinh yếu chưa nắm được cách chọn nội dung, cách vẽ để các em hoàn thành được bài .. Nhắc học sinh tìm cách thể hiện đề tài ,cách chọn và sắp xếp hình ảnh theo ý thích để bài vẽ đa dạng, phong phú . 5. Hoạt động 4 : Nhận xét đánh giá : Chọn 1 số bài hoàn thành và chưa hoàn thành để cả lớp nhận xét đánh giá . Giáo viên chỉ rõ những phần đạt và chưa đạt yêu cầu ở từng bài . Yêu cầu các nhóm trao đổi, nhận xét, xếp loại các bài vẽ . Chấm 1 số bài đã hoàn thành . III . Củng cố , dặn dò : Nhận xét tiết học . Về nhà hoàn chỉnh ( Nếu chưa xong ). Sưu tầm , quan sát một số đồ vật có dạng trụ và cầu .

File đính kèm:

  • doc7.MĨ THUẬT Vẽ tranh đề t¢i ATGT.doc
Giáo án liên quan