Giáo án Mĩ thuật Tiểu học - Vẽ trang trí hình chữ nhật

1. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét.

Mục tiêu: HS hiểu được sự giống và khác nhau giữa trang trí hình chữ nhật và trang trí hình vuông, hình tròn.

 GV yêu cầu HS quan sát tranh ảnh,đồ vật có hình chữ nhật, hình vuông, hình tròn để so sánh sự giống và khác nhau của ba dạng bài.

+ Giống nhau:

• Hình mảng chính ở giữa, được vẽ to; họa tiết, màu sắc thường được sắp xếp đối xứng qua các trục .

• Trang trí một số đồ vật dạng hình chữ nhật cũng không khác biệt nhiều so với trang trí hình vuông, hình tròn.

• Màu sắc có đậm, có nhạt làm rõ trọng tâm.

+ Khác nhau:

• Do đặc điểm hình dáng của hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật mà trang trí đối xứng qua trục oqe các hình này cũng có sự khác biệt . Hình chư nhật thường được trang trí đối xứng qua 1 hoặc 2 trục; hình vuông thường được trang trí qua 1,2 hoặc 4 trục ; hình tròn có thể trang trí đối xứng qua 1 trục, 2, 3 hoặc nhiều trục .

 Có nhiều cách trang trí hình chữ nhật : mảng hình ở giữa có thể là hình vuông, hình thoi, hình bầu dục (ô van ) , ; Bốn góc có thể là mnangr hình vuông, hoặc hình tam giác , xung quanh có thể là đúng diềm hoặc một số họa tiết phụ .

 

doc2 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 408 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Tiểu học - Vẽ trang trí hình chữ nhật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MĨ THUẬT VẼ TRANG TRÍ TRANG TRÍ HÌNH CHỮ NHẬT š&› A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : HS hiểu được sự giống và khác nhau giữa trang trí hình chữ nhật và trang trí hình vuông, hình tròn. HS biết cách trang trí và trang trí được hình chữ nhật. HS cảm nhận được vẻ đẹp của các đồ vật dạng hình chữ nhật có trang trí. B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : * Giáo viên: SGK, SGV. Sưu tầm một số tranh ảnh về trang trí hình chữ nhật, hình vuông, hình tròn để so sánh; một cái khay, tấm thảm, chiếc khăn.. *Học sinh: SGK. Sưu tầm tranh ảnh một số đồ vật hình chữ nhật có trang trí. Vở thực hành, bút chì, tẩy, màu vẽ . C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : * Giới thiệu bài : HS quan sát mẫu . 1. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét. Mục tiêu: HS hiểu được sự giống và khác nhau giữa trang trí hình chữ nhật và trang trí hình vuông, hình tròn. GV yêu cầu HS quan sát tranh ảnh,đồ vật có hình chữ nhật, hình vuông, hình tròn để so sánh sự giống và khác nhau của ba dạng bài. + Giống nhau: Hình mảng chính ở giữa, được vẽ to; họa tiết, màu sắc thường được sắp xếp đối xứng qua các trục . Trang trí một số đồ vật dạng hình chữ nhật cũng không khác biệt nhiều so với trang trí hình vuông, hình tròn. Màu sắc có đậm, có nhạt làm rõ trọng tâm. + Khác nhau: Do đặc điểm hình dáng của hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật mà trang trí đối xứng qua trục oqe các hình này cũng có sự khác biệt . Hình chư nhật thường được trang trí đối xứng qua 1 hoặc 2 trục; hình vuông thường được trang trí qua 1,2 hoặc 4 trục ; hình tròn có thể trang trí đối xứng qua 1 trục, 2, 3 hoặc nhiều trục . Có nhiều cách trang trí hình chữ nhật : mảng hình ở giữa có thể là hình vuông, hình thoi, hình bầu dục (ô van ) ,; Bốn góc có thể là mnangr hình vuông, hoặc hình tam giác , xung quanh có thể là đúng diềm hoặc một số họa tiết phụ . 2. Hoạt động 2: Cách trang trí . Mục tiêu: GV hướng dẫn cách trang trí cho học sinh GV cho HS xem hình hướng dẫn cách vẽ trong SGK để HS thấy được cách vẽ, nhắc lại cách tiến hành chung khi vẽ trang trí hình chữ nhật và làm mẫu cho HS quan sát: Vẽ hình chữ nhật cân đối với khổ giấy. Kẻ trục, tìm và sắp xếp các hình mảng, có mảng to, mảng nhỏ. Tìm hình mảng và vẽ hoạ tiết cho phù hợp. Vẽ màu theo ý thích ở hoạ tiết và vẽ nền. Nên dùng từ 4 đến 5 màu ; các họa tiết giống nhau vẽ cùng một màu, cùng độ đậm nhạt . 3. Hoạt động 3: Thực hành . Mục tiêu: HS biết cách trang trí và trang trí được hình chữ nhật. Giáo viên giới thiệu bài vẽ của HS cho các em tham khảo Giáo viên cho HS làm bài vào vở thực hành. Cho một vài nhóm vẽ trên khổ giấy lớn Giáo viên quan sát uốn nắn,hướng dẫn thêm cho các nhóm. Giáo viên gợi ý cho học sinh : Kẻ trục . Tìm hình mảng : mảng chính lớn và các mảng phụ nhỏ hơn. Chú ý đến khoảng trống giữa các mảng ( học sinh thường vẽ các mảng chính nhỏ và các khoảng trống rộng nên bài trang trí không có trọng tâm , hình mảng rời rạc, ) . Tìm họa tiết và vẽ họa tiết vào những mảng đối xứng qua trục . Vẽ màu vào các họa tiết và nền; vẽ màu gọn, đều, có đậm, có nhạt, ( chú ý bảo đảm tính đối xứng của các họa tiết, các mảngtrg hình chữ nhật ) . Giáo viên gợi ý cụ thể hơn cho học sinh còn lúng túng và động viên, khích lệ những học sinh có khả năng để các em tự tin tìm tòi phát huy được tính sáng tạo. 4. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá: Mục tiêu:HS nêu và nhận xét được những bài vẽ đẹp. HS cảm nhận được vẻ đẹp của các đồ vật dạng hình chữ nhật có trang trí. GV cùng HS lựa chọn một số bài đẹp và chưa đẹp của các nhóm, của cá nhân và gợi ý HS nhận xét, xếp loại về: Bố cục Vẽ hoạ tiết. Vẽ màu. HS nhận xét- GV bổ sung. 5. Củng cố – dặn dò. GV nhận xét tiết học Khen ngợi HS tích cực phát biểu ,những nhóm vẽ đẹp. Dặn dò: Sưu tầm tranh ảnh về ngày Tết, lễ hội và mùa xuân ở sách báo .

File đính kèm:

  • doc18. Mĩ thu¬̣t Vẽ trang trí Trang trí hình chữ nh¬̣t.doc