Giáo án Mĩ thuật Tiểu học - Vẽ khối hộp và vẽ khối cầu

 Giáo viên đặt mẫu ở vị trí thích hợp, yêu cầu học sinh quan sát, nhận xét về đặc điểm, hình dáng, kích thước, độ đậm, nhạt của mẫu qua những câu hỏi gợi ý sau:

+ Các mặt của khối hộp giống nhau hay khác nhau ?

+ Khối hộp có mấy mặt ?

+ Bề mặt của khối cầu có giống của khối hộp không ?

+ So sánh độ đậm nhạt của khối hộp và khối cầu ?

+ Nêu tên 1 vài đồ vật có hình dáng giống khối hộp và khối cầu ?

 Giáo viên yêu cầu học sinh ước lượng tỉ lệ kích thước của 2 khối : Khối hộp và khối cầu ( Ước lượng bằng mắt ).

 Giáo viên bổ sung và tóm tắt những ý chính :

+ Hình dáng đặc điểm của hình khối cầu và khối hình hộp ?

+ Khung hình chung của mẫu và khung hình của từng mẫu vật .

+ Tỉ lệ giữa 2 mẫu vật .

+ Độ đậm, nhạt chung và độ đậm nhạt riêng của từng mẫu vật. Do tác dụng của ánh sáng

 

doc3 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 355 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Tiểu học - Vẽ khối hộp và vẽ khối cầu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MĨ THUẬT : VẼ THEO MẪU VẼ KHỐI HỘP VÀ VẼ KHỐI CẦU š&› A . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : Học sinh biết cấu trúc của khối hộp khối cầu; biết quan sát, so sánh, nhận xét hình dáng chung của mẫu và hình dáng của từng vật mẫu . Học sinh biết cách vẽ và vẽ được mẫu khối hộp và khối cầu . Học sinh quan tâm tìm hiểu các đồ vật có dạng hình khối hộp và khối cầu. B ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Giáo viên : SGK. SGV. Chuẩn bị Mẫu khối cầu và khối hộp . Bài vẽ của học sinh lớp trước . Học sinh : SGK. Giấy vẽ, bút chì, tẩy . C . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : I . Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra việc hoàn thành bài trường em của học sinh . Giáo viên nhận xét . II . Bài mới : 1.Giới thiệu bài 2. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét . Giáo viên đặt mẫu ở vị trí thích hợp, yêu cầu học sinh quan sát, nhận xét về đặc điểm, hình dáng, kích thước, độ đậm, nhạt của mẫu qua những câu hỏi gợi ý sau: + Các mặt của khối hộp giống nhau hay khác nhau ? + Khối hộp có mấy mặt ? + Bề mặt của khối cầu có giống của khối hộp không ? + So sánh độ đậm nhạt của khối hộp và khối cầu ? + Nêu tên 1 vài đồ vật có hình dáng giống khối hộp và khối cầu ? Giáo viên yêu cầu học sinh ước lượng tỉ lệ kích thước của 2 khối : Khối hộp và khối cầu ( Ước lượng bằng mắt ). Giáo viên bổ sung và tóm tắt những ý chính : Hình dáng đặc điểm của hình khối cầu và khối hình hộp ? Khung hình chung của mẫu và khung hình của từng mẫu vật . Tỉ lệ giữa 2 mẫu vật . Độ đậm, nhạt chung và độ đậm nhạt riêng của từng mẫu vật. Do tác dụng của ánh sáng 3. Hoạt động 2: Cách vẽ : Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát mẫu đồng thời gợi ý học sinh cách vẽ : So sánh giữa chiếu cao và chiều ngang của mẫu để vẽ khung hình chung sau đó phác hoạ khung hình riêng của từng mẫu vật. Vẽ hình khối hộp : Vẽ khung hình của khối hộp . Xác định tỉ lệ các mặt của khối hộp. Vẽ phác hình các mặt khối người nét thẳng. Hoàn chỉnh hình . Vẽ hình khối cầu : Vẽ khung hình của khối cầu là hình vuông. Vè các đường chéo và trục ngang, trục dọc của khung hình . Lấy các điểm đối xứng qua tâm . Dựa vào các điểm, vẽ phác hình bằng nét thẳng, rồi vẽ thành nét cong đều . Giáo viên gợi ý học sinh các bước tiếp theo : So sánh giữa 2 khối về vị trí, tỉ lệ và chỉnh sửa hình vẽ cho đúng . Vẽ đậm nhạt bằng ba độ chính : đậm, đậm vừa, nhạt. Hoàn chỉnh bài vẽ . Hoạt động 3: Thực hành . Học sinh vẽ tranh . Giáo viên quan sát hướng dẫn Khi học sinh vẽ, cần nhắc các em quan sát so sánh để xác định đúng khung hình chung, khung hình riêng của mẫu. Nhắc học sinh chú ý bố cục cho cân đối ; vẽ đậm nhạt đơn giản ( vẽ bằng ba độ đậm nhạt chính ). Gợi ý thêm cho những học sinh còn lúng túng . 5. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá . Học sinh trình bầy bài vẽ . Gợi ý học sinh nhận xét, xếp loại . Giáo viên bổ sung nhận xét, điều chỉnh xếp loại và khen những học sinh có bài vẽ tốt . III . Củng cố , dặn dò : Nhận xét tiết học . Em nào chưa hoàn chỉnh thì về làm tiếp . Quan sát các con vật quen thuộc . Sưu tầm tranh ảnh về con vật. Chuẩn bị đất nặn cho bài sau.

File đính kèm:

  • doc4.MĨ THUẬT vẽ theo mẫu Vẽ khối hộp lập phương.doc
Giáo án liên quan