HĐ1: Giới thiệu tranh dân gian. - GV cho HS xem 2 đến 3 bức tranh dân gian và giới thiệu. + Tranh do các nghệ nhân dân gian sáng tác
+ Trong tranh có các hình ảnh đẹp,. - GV cho HS xem tranh Lợn ăn cây ráy và
gợi ý:
+ Trong tranh có những hình ảnh nào ? +Vẽ màu như thế nào ? - GV tóm tắt: HĐ2: Hướng dẫn HS cách vẽ màu: - GV cho HS xem 1 số bài của HS năm trước. - GV hướng dẫn: +Vẽ màu theo ý thích. + Tim màu thích hợp để vẽ màu nền để làm nổi bật hình ảnh con lợn,. HĐ3: Hướng dẫn HS thực hành. - GV y/c HS chia nhóm. - GV phát hình vẽ Lợn ăn cây ráy cho các nhóm. - GV ham muật lớn nhắc nhở các nhóm vẽ.
16 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 526 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Tiểu học - Tuần 25 - Trường TH Lê Văn Tám - Năm học 2013-2014 - Lê Huy Tuấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- HS vẽ bài. Vẽ tiếp họa tiết và vẽ màu vào hình chữ nhật. Vẽ màu theo ý thích.
- HS đưa bài lên để nhận xét.
- HS nhận xét về họa tiết, màu sắc.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe dặn dò.
MĨ THUẬT: Bài 25: Vẽ tranh
ĐỀ TÀI TRƯỜNG EM
I- MỤC TIÊU.
- Hiểu đề tài trường em.
- Biết cách vẽ trang đề tài Trường em.
- HS tập ve tranh đề tài Trường em.
*HS khá, giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.
II- THIẾT BỊ DẠY -HỌC.
*GV: - SGK, SGV, một số tranh ảnh về trường học.
- Hình gợi ý cách vẽ
- Bài vẽ của HS lớp trước về đề tài nhà trường.
*HS: - SGK, sưu tầm tranh ảnh về trường học.
- Giấy vẽ hoặc vở thực hành, bút chì, tẩy, màu,...
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giới thiệu bài mới.
HĐ1:Tìm và chọn nội dung đề tài.
- GV y/c HS xem tranh, ảnh về đề tài nhà trường và đặt câu hỏi.
+ Những bức tranh này có nội dung gì ?
+ Có những hình ảnh nào ?
+ Màu sắc trong tranh ?
- GV nhận xét.
- GV y/c HS nêu 1 số nội dung về đề tài trường em ?
- GV tóm tắt.
HĐ2: Hướng dẫn HS cách vẽ.
- GV y/c HS nêu các bước tiến hành vẽ tranh?
- GV hướng dẫn vẽ tranh ở bộ ĐDDH.
HĐ3: Hướng dẫn HS thực hành.
- GV nêu y/c vẽ tranh.
- GV bao quát lớp nhắc nhở HS vẽ hình ảnh chính nổi bật nội dung, vẽ màu theo ý thích.
-GV giúp đỡ HS yếu, động viên HS khá,giỏi
* Lưu ý: Không được dùng thước để vẽ.
HĐ4: Nhận xét, đánh giá.
- GV chọn 1 số bài đẹp, chưa đẹp để nhận xét
- GV gọi 2 đến 3 HS nhận xét.
- GV nhận xét, đánh giá bổ sung.
* Dặn dò:
- Sưu tầm tranh của thiếu nhi. Chuẩn bị bài sau: TTMT: Xem tranh của thiếu nhi.
- Đưa vở tập vẽ,/.
- HS quan sát và trả lời câu hỏi.
+ Phonh cảnh trường em, giờ ra chơi trên sân trường,...
+ Người, nhà, sân trường, cột cờ,...
+ Có đậm, nhạt, màu sắc tươi vui,...
- HS lắng nghe.
- HS trả lời: đến trường, tan học, giờ học trên lớp,...
- HS lắng nghe.
-HS trả lời:
B1: Vẽ mảng chính, mảng phụ.
B2: Vẽ hình ảnh.
B3: Vẽ chi tiết hoàn chỉnh hình.
B4: Vẽ màu.
- HS quan sát và lắng nghe.
- HS vẽ bài sáng tạo, vẽ màu theo ý thích,...
- HS đưa bài lên để nhận xét.
- HS nhận xét về nội dung, hình ảnh, màu sắc,...
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe dặn dò.
MĨ THUẬT: Bài 25: Thường thức mĩ thuật
XEM TRANH BÁC HỒ ĐI CÔNG TÁC
I-MỤC TIÊU:
- Hiểu nội dung bức tranh qua bố cục, hình ảnh, màu sắc.
- Biết được một số thông tin sơ lược về họa sĩ Nguyễn Thụ
- HS tập mô tả, nhận xét khi xem tranh.
*HS khá, giỏi: Nêu được lý do tại sao thích hay không thích bức tranh.
II-THIẾT BỊ DẠY-HỌC:
*GV: - SGK,SGV.
- Một số tranh vẽ về Bác của các hoạ sĩ.
*HS: - SGK, sưu tầm tranh ảnh về Bác Hồ.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giới thiệu bài mới.
HĐ1:Giới thiệu vài nét về hoạ sĩ Nguyễn Thụ:
- GV y/c HS xem mục1 trang 77 SGK và đặt câu hỏi:
+ Nơi sinh của hoạ sĩ Nguyễn Thụ?
+ Những tác phẩm nổi tiếng của ông?
- GV bổ sung:
HĐ2:Xem tranh Bác Hồ đi công tác.
- GV y/c hs chia nhóm.
- GV phát phiếu học tập.
+ Hình ảnh chính trong bức tranh?
+ Dáng vẽ từng nhân vật trong tranh?
+ Hình dáng của 2 con ngựa?
+ Màu sắc của bức tranh?
+ Em thích bức tranh không?Vì sao?
- GV y/c các nhóm trình bày kết quả.
- GV y/c HS bổ sung cho các nhóm.
- GV bổ sung làm rõ nội dung bức tranh.
- GV cho HS xem 1số bức tranh của các hoạ sĩ khác vẽ về Bác Hồ và hướng dẫn.
HĐ3:Nhận xét, đánh giá:
- GV nhận xét chung về tiết học.
- Biểu dương 1 số HS tích cực phát biểu ý kiến XD bài.
* Dặn dò:
- Sưu tầm 1 số dòng chữ in hoa nét thanh nét đậm. Chuẩn bị bài sau: VTT: Tập kẻ kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm.
- Nhớ đưa vở, bút chì, thước, tẩy, màu,...
- HS quan sát và trả lời câu hỏi:
+ Hoạ sĩ Nguyễn Thụ sinh 1930, quê ở xã Đắc Sở ,huyện Hoài Đức, tỉnh Hà tây,...
+ Dân quân, đấu vật, làng ven núi,..
- HS lắng nghe.
- HS chia nhóm.
- HS thảo luận theo nhóm.
N1: H.ảnh Bác Hồ và anh cảnh vệ,..
N2: Bác Hồ dáng ung dung,thư thái,..
N3: Mỗi con 1 dáng đang bước đi,..
N4: Màu hồng chủ đạo trong tranh,..
N5: Thích.Vì bức tranh đẹp,...
- Đại diện nhóm trình bày.
- HS bổ sung cho các nhóm.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát và lắng nghe.
- HS lắng nghe nhận xét.
- HS lắng nghe dặn dò:
THỦ CÔNG: CẮT, DÁN HÌNH CHỮ NHẬT (T2)
I. MỤC TIÊU: Học sinh:
- Biết cách kẻ, cắt, dán hình chữ nhật.
- Kẻ, cắt, dán được hình chữ nhật. Có thể kẻ, cắt hình chữ nhật theo cách đơn giản. Đường cắt tương đối thẳng. Hình dán tương đối phẳng.
- Yêu thích môn học, tích cực học tập và vận dụng tốt kiến thức đã học vào bài thực hành.
* Với HS khéo tay: Kẻ và cắt, dán được hình chữ nhật theo hai cách. Đường cắt thẳng. Hình dán phẳng. Có thể kẻ, cắt được thêm hình chữ nhật có kích thước khác.
II/ THIẾT BỊ DẠY- HỌC:
*GV: Hình chữ nhật mẫu dán trên giấy nền, tờ giấy kẻ ô lớn.
*HS: 1 tờ giấy màu hình chữ nhật, 1 tờ giấy vở học sinh, vở thủ công.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bài mới:
*Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi tựa
*Tìm hiểu bài:
- GV treo bảng hình chữ nhật mẫu, hỏi: Hình chữ nhật có mấy cạnh? Độ dài các cạnh như thế nào?
- Giáo viên hướng dẫn mẫu cách kẻ:
- GV hướng dẫn cách kẻ hình chữ nhật.
- GV tiếp tục hướng dẫn cách cắt và dán hình chữ nhật.
- Cho học sinh thực hành, giáo viên quan sát.
- Hướng dẫn cách kẻ thứ 2: Tận dụng 2 cạnh của tờ giấy làm 2 cạnh của hcn có độ dài cho trước, như vậy chỉ còn cắt 2 cạnh còn lại.
- GV cho học sinh thực hành kẻ, cắt hình chữ nhật theo cách đơn giản trên giấy vở có kẻ ô.
*Củng cố và dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà xem lại bài. Chuẩn bị bài sau: Cắt, dán hình chữ vuông (T1).
- Cả lớp theo dõi và thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
Cắt, dán hình chữ nhật (T2)
- Học sinh quan sát hình chữ nhật mẫu và trả lời câu hỏi: Hình chữ nhật có 2 cạnh dài bằng nhau và 2 cạnh ngắn bằng nhau.
- HS nghe và quan sát GV làm mẫu.
+ Lấy 1 điểm A trên mặt giấy kẻ ô, từ A đếm xuống 5 ô theo dòng kẻ được điểm D. Từ A và D đếm sang phải tô theo đường kẻ ta được B và C. Nối lần lượt A với B, B với C, C với D, D với A ta được hình chữ nhật ABCD.
+ Cắt theo cạnh AB, BC, CD, DA được hình chữ nhật, bôi hồ, dán cân đối.
- Học sinh quan sát giáo viên thao tác mẫu từng bước cắt và dán. Học sinh kẻ, cắt hình chữ nhật trên giấy vở.
- Học sinh thực hành kẻ và cắt trên giấy vở theo yêu cầu và hướng dẫn của giáo viên.
- Cả lớp lắng nghe và ghi nhớ cách làm.
- HS thực hành hành kẻ, cắt hình chữ nhật theo cách đơn giản trên giấy vở có kẻ ô theo yêu cầu của giáo viên.
- HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
KỸ THUẬT: CHĂM SÓC RAU, HOA (T2)
I/ MỤC TIÊU :
- Biết mục đích , tác dụng , cách tiến hành một số công việc chăm sóc rau , hoa .
- Biết cách tiến hành một số công việc chăm sóc rau , hoa .
- Làm được một số công việc chăm sóc rau , hoa .
* Có thể thực hành chăm sóc rau , hoa trong các bồn cây của trường (nếu có). Ở những nơi không có điều kiện thực hành , không bắt buộc HS thực hành chăm sóc rau, hoa.
II/ THIẾT BỊ DẠY - HỌC:
- Cây hồng trong chậu, dầm xới ,bình tưới, rỗ đựng cỏ, dụng cụ tưới cây.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*Bài mới: Giới thiệu bài:
*HĐ2:
- Cho học sinh thực hiện chăm sóc rau hoa.
- Kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ lao động của học sinh.
- Phân công và giao nhiệm vụ cho từng nhóm thực hành.
- Gọi từng nhóm nêu lại các công việc chăm sóc rau, hoa.
- GV quan sát, hướng dẫn các nhóm thực hiện
*HĐ 3: Đánh giá kết quả học tập
- Chuẩn bị dụng cụ đầy đủ.
- Thực hiện đúng thao tác kỹ thuật.
- Đảm bảo thời gian và an toàn lao động.
- GV nhận xét chung.
* Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ và kết quả học tập của HS.
- Dặn HS chuẩn bị tiết sau: Các chi tiết về dụng cụ của bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
- Chia lớp thành 4 nhóm chăm sóc 4 bồn hoa.
- 4 nhóm thực hành
- Nhóm 1, 2 nhận xét với nhau nhóm nào thực hiện tốt.
- Nhóm 3, 4 nhận xét với nhau nhóm nào thực hiện tốt.
- HS thu dọn dung cụ , cỏ dại và vệ sinh dụng cụ lao động , chân tay sau khi hoàn thành công việc .
- HS tự đánh giá
- 1 HS nêu lại ghi nhớ.
- Học Sinh chú ý lắng nghe dặn dò.
KỸ THUẬT: LẮP XE BEN (T2)
I/ MỤC TIÊU : HS cần phải :
- Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe ben.
- Lắp được xe ben đúng kĩ thuật, đúng qui trình.
- Rèn luyện tính cẩn thận khi thao tác lắp, tháo các chi tiết của xe ben.
II/ THIẾT BỊ DẠY - HỌC:
- Mẫu xe ben đã lắp sẵn.
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giới thiệu bài :
*HĐ 1: Quan sát, nhận xét mẫu.
- GV cho HS quan sát mẫu xe ben đã lắp sẵn.
- Để lắp được xe ben, theo em cần phải lắp mấy bộ phận? Kể tên các bộ phận đó?
*HĐ2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
a) Hướng dẫn chọn các chi tiết
- Yêu cầu:
b) Lắp từng bộ phận
+ Lắp khung sàn xe và các giá đỡ (H 2-SGK)
- Yêu cầu:
+ Lắp sàn ca bin và thanh đỡ (H.3-SGK)
- Yêu cầu:
+ Lắp hệ thống giá đỡ trục bánh xe sau (H.4-SGK)
- Yêu cầu:
+ Lắp trục bánh xe trước (H.5a-SGK)
- GV yêu cầu:
+ Lắp ca bin (H.5b-SGK)
c) Lắp ráp xe ben (H.1-SGK)
- GV tiến hành lắp xe ben theo các bước trong SGK.
- Yêu cầu:
d) Hướng dẫn tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
- GV hướng dẫn cách tháo và xếp các chi tiết vào hộp.
- Yêu cầu:
*Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuận bị bài sau: Lắp xe ben (T3)
- HS quan sát kĩ từng bộ phận và trả lời.
- Cần lắp 5 bộ phận : khung sàn xe và các giá đỡ, sàn ca bin và các thanh đỡ, hệ thống giá đỡ trục bánh xe sau,trục bánh xe trước, ca bin.
- HS chọn đúng, đủ từng loại chi tiết xếp vào nắp hộp.
- HS quan sát H.2 (SGK) và chọn các chi tiết để lắp.
- 1 HS lên lắp khung sàn xe.
- HS chọn chi tiết và lắp.
- HS quan sát hình, 2 HS lên lắp
- 1 HS lên bảng lắp, lớp nhận xét, bổ sung.
- HS lên bảng lắp 1-2 bước.
-Vài HS đọc nd ghi nhớ ở SGK.
- Học Sinh chú ý lắng nghe dặn dò.
File đính kèm:
- GIAO AN MT TUAN 25 2013 2014 CKTKN.doc