1- Hoạt động 1: Quan sát nhận xét:
- Gv giới thiệu 1 số tranh, ảnh các laọi cây
- Tranh vẽ các loại cây gì ?
- Các cây có những bộ phận nào?
Ngoài ra còn có thêm cây gì nữa?
- Màu sắc các cây như thế nào?
- Em hãy kể một số loại cây khác mà em biết
2- Hoạt động 2: Cách vẽ
- Vẽ thân, cành
- Vẽ vòm lá.
- Vẽ thêm chi tiết
- Vẽ màu theo ý thích
3- Hoạt động 3: Thực hành.
- GV cho hs xem một số bài hs cũ
- Gv quan sát, gợi ý cho hs vẽ
4- Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá
- GV chọn một số bài để nhận xét
+ Em thích bài nào nhất ? Vì sao ?
- GV nhận xét và tuyên dương
- Cây cối có tác dụng che bóng mát và cung cấp khí ôxy vì vậy các em nên chăm sóc, trồng cây và bảo vệ cây ở trường cũng như ở nhà, không nên chặt, bẻ cành cây
7 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 577 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Tiểu học - Tuần 15 - Năm học 2009-2010 (bản chuẩn), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15
Ngày tháng năm 20
Bài 15: VẼ CÂY
I- Mục tiêu:
- Nhận biết các loại cây và hình dáng của chúng.
- biết cách vẽ 1 loại cây
- Vẽ được hình cây và vẽ màu theo ý thích
II. Chuẩn bị:
GV HS
- Tranh, ảnh về các loại cây - Vở tập vẽ 1
- Hình hướng dẫn cách vẽ cây - Bút chì, tẩy, bút màu
- Một số bài của hs vẽ
III. Các hoạt động dạy học:
- Ổn định
- Kiểm tra đồ dùng học vẽ.
- Bài mới.
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
* Giới thiệu bài
1- Hoạt động 1: Quan sát nhận xét:
- Gv giới thiệu 1 số tranh, ảnh các laọi cây
- Tranh vẽ các loại cây gì ?
- Các cây có những bộ phận nào?
Ngoài ra còn có thêm cây gì nữa?
- Màu sắc các cây như thế nào?
- Em hãy kể một số loại cây khác mà em biết
2- Hoạt động 2: Cách vẽ
- Vẽ thân, cành
- Vẽ vòm lá.
- Vẽ thêm chi tiết
- Vẽ màu theo ý thích
3- Hoạt động 3: Thực hành.
- GV cho hs xem một số bài hs cũ
- Gv quan sát, gợi ý cho hs vẽ
4- Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá
- GV chọn một số bài để nhận xét
+ Em thích bài nào nhất ? Vì sao ?
- GV nhận xét và tuyên dương
- Cây cối có tác dụng che bóng mát và cung cấp khí ôxy vì vậy các em nên chăm sóc, trồng cây và bảo vệ cây ở trường cũng như ở nhà, không nên chặt, bẻ cành cây
- Tranh vẽ cây cau, cây dừa, cây chuối, cây phượng
- Cây có các bộ phận là :
Thân cây, cành cây, vòm lá
Một số loại cây còn có hoa, quả
- Thân cây có màu khác với lá cây,
- Hs trả lời
- Hs vẽ
- Hs nhận xét về:
+ Hình vẽ
+ Màu sắc
+ Hs chọn ra bài mình thích.
IV. Dặn dò:
- Quan sát các hình dáng, màu sắc, mọi vật xung quanh
- Chuẩn bị bài sau: Vẽ lọ hoa
+ Mang theo đầy đủ đồ dùng học vẽ.
TUẦN 15
Ngày tháng năm 20
Bài 15: Vẽ theo mẫu: VẼ CÁI CỐC.
I. Mục tiêu:
- Hs biết quan sát, so sánh, nhận xét hình dáng của các loại cốc.
- Biết cách vẽ, và vẽ được các loại cốc.
II. Chuẩn bị:
GV HS
- Một số cái cốc có hình dáng, màu sắc, - Vở tập vẽ 2
chất liệu khác nhau để giới thiệu và so sánh. - Bút chì, màu vẽ
- Một số bài hs vẽ cái cốc
III. Các hoạt động dạy học:
- Ổn định.
- Kiểm tra đồ dùng.
- Bài mới
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
1- Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
- GV giới thiệu 1 vài cái cốc có hình dáng khác nhau.
+ Các loại cốc này có gì giống và khác nhau?
- Các loại cốc này làm bằng chất liệu gì?
- Em còn biết loại cốc nào khác nữa? Và làm bằng chất liệu gì?
* Có rất nhiều loại cốc với các hình dáng, màu sắc khác nhau
2- Hoạt động 2: Cách vẽ:
- Vẽ phát hình.
* GV đặt mẫu.
+ Cái cốc có khung hình gì?
- Vẽ các nét thẳng, nét cong.
- Vẽ tay cầm (nếu có)
- Trang trí ở miệng, thân hoặc gần đáy.
- Trang trí tự do bằng các hình hoa, lá.
- Vẽ màu theo ý thích.
3- Hoạt động 3: Thực hành:
- GV cho hs xem một số bài hs vẽ.
- GV quan sát và gợi ý thêm cho hs vẽ hình, trang trí, vẽ hoạ tiết và vẽ màu.
4- Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:
+ Em có nhận xét gì về các bài vẽ?
+ Em thích bài nào nhất? Vì sao?
- GV nhận xét, tuyên dương.
* Cái cốc dùng để uống nước, chúng ta phải luôn làm vệ sinh sạch sẽ, để nơi cao ráo, thoáng mát, để khi uống nước sẽ đem lại sức khoẻ cho cơ thể ta.
- Hs trả lời.
* Giống nhau: Loại cốc nào cũng có miệng, thân, đáy.
* Khác nhau:
Loại có miệng rộng hơn đáy
Loại có miệng và đáy bằng nhau.
Loại có thêm đế và tay cầm
Cách trang trí khác nhau.
- Các loại cốc làm bằng các chất liệu khác nhau: nhựa, thuỷ tinh, sứ, inox
- Hs trả lời:
- Cái cốc có khung hình chữ nhật đứng.
- Miệng cốc, thân cốc, đáy cốc
- Hs tự chọn mẫu vẽ.
- Vẽ vừa với phần giấy ở vở tập vẽ 2.
- Hs nhận xét về:
+ Hình dáng.
+ Trang trí.
+ Màu sắc.
+ Chọn bài mình thích.
IV. Dặn dò:
- Quan sát 1 số loại cốc.
- Chuẩn bị bài sau: Vẽ con vật
+ Quan sát các con vật.
+ Mang theo đầy đủ đồ dùng học vẽ.
TUẦN 15
Ngày tháng năm 20
Bài 15: NẶN CON VẬT
I. Mục tiêu:
- Hs biết đặc điểm của con vật
- Biết cách nặn và tạo dáng con vật theo ý thích
- Yêu mến các con vật
II. Chuẩn bị:
GV HS
- Tranh, ảnh các con vật - Vở tập vẽ 3
- đất nặn - Bút chì, màu vẽ
- Một vài con vật do GV nặn
III. Các hoạt động dạy học:
- Ổn định
- Kiểm tra đồ dùng học vẽ.
- Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
* Giới thiệu bài:
Hôm trước chúng ta học bài gì ?
- Hôm nay chúng ta cùng nặn con vật
1- Hoạt động 1: Quan sát nhận xét
- Gv giới thiệu cho hs xem một số con vật đã được nặn
+ tên các con vật này là gì ?
+ Các con vật này có những bộ phận nào
+ Có những đặc điểm nào để nhận biết từng con vật
- Em chọn con vật nào để nặn
- Có rất nhiều con vật khác nhau, em hãy tự chọn một con vật để nặn
2- Hoạt động 2: Cách nặn
- GV dùng đất nặn
- Cách nặn cũng giống như cách vẽ, ta nặn bộ phận nào trước
- Ghép dính các bộ phận lại với nhau dùng que tăm
- Có thể tạo dáng cho con vật như : đi, đứng, chạy..
- Có thể nặn một màu hoặc nhiều màu
3- Hoạt động 3: Thực hành
- Gv cho hs hoạt động nhóm ( 4 nhóm )
- Nêu nhiệm vụ của từng nhóm
- Gv quan sát giúp đỡ hs làm bài
4-Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:
- Gv đặt sản phẩm sao cho cả lớp quan sát được
- Em nhận xét gì về các bài?
- Em thích con vật nào nhất? Vì sao ?
- GV nhận xét và tuyên dương
* các em biết chăm sóc , thương yêu và bảo vệ loài vật
- Vẽ con vật quen thuộc
- Con gà, con voi, con mèo..
- Các con vật đều có đầu, mình, đuôi, chân...
- Con gà trống có mào đỏ, lông có nhiều màu, đuôi cong có nhiều màu..
- con voi có mình to, 4 chân cao to khoẻ, có cái vòi, 2 cái ngà...
- Con mèo đầu tròn, mình dài, 2 tai ngắn..
- Nặn bộ phận chính trước
nặn chi tiết sau
- Hs lắng nghe
- Hs chọn đề tài để nặn
- Hs tự sắp xếp theo đề tài
- Hs nhận xét về:
+ Hình dáng
+ Đặc điểm con vật
- Tìm ra bài mình thích
IV. Dặn dò;
- Sưu tầm tranh dân gian Đông Hồ
- Chuẩn bị bài sau: Vẽ trang trí: Vẽ màu vào hình có sẵn
+ Mang theo đầy đủ dụng cụ học vẽ
Bài 15: Vẽ tranh
Vẽ chân dung
I/ Mục tiêu
- Học sinh nhận biết được đặc điểm của một số khuôn mặt người.
- Học sinh biết cách vẽ và vẽ được tranh chân dung theo ý thích.
- Học sinh biết quan tâm đến mọi người.
II/ Chuẩn bị
GV: - Một số ảnh chân dung.
- Một số tranh chân dung của hoạ sĩ, của học sinh và tranh ảnh về đề tài khác.
HS : - Giấy vẽ, vở tập vẽ 4, bút chì, tẩy, sáp màu.
III/ Hoạt động dạy – học
HĐ của giáo viên
HĐ của Học sinh
1.Quan sát, nhận xét
- Gv yêu cầu HS quan sát tranh, ảnh đã chuẩn bị:
+ Hình dáng khuôn mặt?
- Giáo viên tóm tắt:
+ Mỗi người đều có khuôn mặt khác nhau.
+ Mắt, mũi, miệng của mỗi người có hình dạng khác nhau;
+ Vị trí của mắt, mũi, miệng ... trên khuôn mặt của mỗi người một khác (xa, gần, cao, thấp, ...)
2.Cách vẽ chân dung:
+ Phác hình khuôn mặt theo đặc điểm của người định vẽ cho vừa với tờ giấy,
+ Có thể trang trí cho áo thêm đẹp và phù hợp với nhân vật.
- Giáo viên cho xem một số bài vẽ chân dung của lớp trước để các em học tập cách vẽ.
3.Thực hành:
+ Vẽ phác hình khuôn mặt, cổ, vai, tóc cho vừa với phần giấy.
+ Vẽ mầu tóc, da áo và màu nền theo cảm nhận riêng.
+ HS quan sát tranh và trả lời:
+ Hình trái xoan, hình vuông, hình tròn ...
+ Vẽ cổ, vai và đường trục của mặt;
+ Tìm vị trí của tóc, tai, mắt, mũi, miệng ... để vẽ hình cho rõ đặc điểm.
+ Vẽ các nét chi tiết đúng với nhân vật.
+ Vẽ màu da, tóc, áo;
+ Vẽ màu nền;
+ Các nhóm hỏi lẫn nhau theo sự hướng dẫn của GV.
4.Nhận xét,đánh giá.
- GV h/dẫn HS n/xét một số bài vẽ về:
+ Bố cục, cách vẽ hình, các chi tiết-màu.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu cảm nghĩ của mình về một số bài vẽ chân dung.
- Học sinh xếp loại bài vẽ theo ý thích.
- GV bổ sung cho ý kiến của HS, k/luận và khen ngợi những HS có bài vẽ đẹp.
* Dặn dò: - Quan sát, nhận xét nét mặt con người khi vui, buồn, lúc tức giận, ...
- Sưu tầm các loại vỏ hộp để chuẩn bị cho bài sau.
TUẦN 15
Ngày soạn: Ngày giảng:
VẼ TRANH
ĐỀ TÀI QUÂN ĐỘI
I. Mục tiêu
- Hs tìm chọn được hình ảnh phù hợp với nội dung đề tài.
-HS biết cách vẽ và vẽ được tranh về đề tài quân đội theo cảm nhận riêng.
- Hs yêu quý và kính trọng các cô các chú bộ đội
II. Chuẩn bị.
- GV: SGK,SGV
-1 số tranh ảnh về quân đội
- HS: SGK, vở ghi, giấy vẽ,vở thực hành
III. các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Giới thiệu bài
- Cho HS hát tập thể 1 bài có nội dung về đề tài Quân đội
- GV giới thiệu 1 vài bức tranh, ảnh đã chuẩn bị
Hs quan sát
Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài
GV: giới thiệu một số tranh ảnh về đề tài quân đội
Tranh vẽ về đề tài Quân đội có các cô các chú là hình ảnh chính
+ Trang phục( mũ, quần, áo)
+ Đề tài về Quân đội rất phong phú
Hs quan sát
GV: gợi ý cho HS nhận xét được những hình ảnh về hoạt độnh của chú bộ đội như: gặt lúa, chống bão lũ, đứng gác
- Cho Hs quan sát xem tranh ảnh về quân đội để các em nhớ lại hình ảnh, màu sắcvà không gian cụ thể.
Hs chú ý và nhớ lại các hình ảnh về các cô chú bộ đội
Hoạt động 2: cách vẽ tranh
GV hướng dẫn hs cách vẽ như sau:
+ Cho hs quan sát hình tham khảo ở SGK và gợi ý cho HS cách vẽ theo các bước:
+ Sắp xếp và vẽ các hình ảnh vẽ rõ nội dung
HS lắng nghe và thực hiện
+Vẽ hình ảnh chính trước hình ảnh phụ sau.
+ Điều chỉnh hình vẽ và vẽ thêm các chi tiết cho tranh sinh động.
+ Vẽ màu theo ý thích.
+ Màu sắc cần có độ đậm nhạt thích hợp với tranh và đẹp mắt.
Hoạt động 3: thực hành
GV yêu cầu hs làm bài trên giấy vẽ hoặc bài thực hành
Hs thực hiện
GV: đến từng bàn quan sát hs vẽ
HS vẽ bài
Hoạt động 4: nhận xét đánh giá
GV nhận xét chung tiết học
Khen ngợi những nhóm, cá nhân tích cực phát biểu ý kiến XD bài
Nhắc hs sưu tầm bài vẽ có hai vật mẫu của các bạn lớp trước và tranh tĩnh vật của các hoạ sĩ trên sách báo.
Hs lắng nghe
File đính kèm:
- TUAN 15.doc