HS quan sát tranh và trả lời:
+ Màu tím, da cam, nâu
+ Vàng + Đỏ = da cam
-Gam nóng: Đỏ, nâu, vàng, da cam.
-Gam lạnh: Xanh lá cây, xanh lam
-Màu lạnh gây cảm giác mát .
7 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 517 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Tiểu học - Tuần 1 đến 4 (bản đẹp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI І
MÀU SẮC VÀ CÁCH PHA MÀU
I/MỤC TIÊU:
- HS biết cách pha màu nhị hợp như màu: Da cam, tím, xanh lá cây.
- HS nhận biết được các cặp màu bổ túc và các màu nóng, lạnh.
II/CHUẨN BỊ:
- SGK, Vở tập vẽ 4, màu sáp, bột màu, bút vẽ và bảng pha màu.
- Hình giới thiệu 3 màu cơ bản(màu gốc) và hình hướng dẫn cách pha màu.
III/:CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1.Ổn định tổ chức :
2.Kiểm tra bài cũ :(2p)
3.Bài mới : (32 p)
Hoạt động dạy và học:
-Kiểm tra đồ dùng học tập.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG 1: quan sát nhận xét.
-GV cho HS quan sát H2 ,H3 ở SGK và giải thích cách pha màu.
-GV giới thiệu các cặp màu bổ túc.
* GV tóm tắt: Từ 3 màu cơ bản ta pha trộn 2 màu khác nhau tạo ra màu thứ 3.
-GV cho HS xem gam màu nóng, lạnh và cho HS tìm 1 số màu lạnh?
-HS quan sát tranh và trả lời:
+ Màu tím, da cam, nâu
+ Vàng + Đỏ = da cam
-Gam nóng: Đỏ, nâu, vàng, da cam...
-Gam lạnh: Xanh lá cây, xanh lam
-Màu lạnh gây cảm giác mát..
HOẠT ĐỘNG 2: cách pha màu.
-Treo tranh vẽ lên bảng hướng dẫn HS pha màu.
-GV yêu cầu HS làm bài tập.
-HS quan sát:
+HS nhận ra các màu đã g.thiệu như màu xanh lam, tím, da cam
+HS tập pha các màu ở giấy nháp.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG 3: Thực hành.
+ GV hướng dẫn HS chọn các gam màu nóng, lạnh để tô màu.
- GV theo dõi hướng dẫn HS làm bài.
+ HS làm bài vào vở tập vẽ .
+ làm bài cá nhân.
- Thực hành tại lớp.
HOẠT ĐỘNG 4: Nhận xét đánh giá.
- GV cùng HS chọn ra một số bài và gợi ý để HS nhận xét-xếp loại.
- Khen ngợi ,động viên những học sinh ,nhóm học sinh chọn, pha màu đúng.
- GV nhận xét chung giờ học.
-HS nhận xét.
-Mức độ đậm, nhạt của bài vẽ.
4.Dặn dò:(1p)
-Hoàn thành bài vẽ.
- Yêu cầu HS quan sát màu sắc trong thiên nhiên và gọi tên màu.
- Quan sát hoa, lá và chuẩn bị một số hoa, lá thật.
- Chuẩn bị đồ dùng cho bài học sau.
------------------ & ------------------
BÀI 2
VẼ THEO MẪU
VẼ HOA LÁ
I/MỤC TIÊU:
-HS nhận biết được hình dáng,đặc điểm và cảm nhận được vẻ đẹp của hoa lá.
-HS vẽ được bông hoa, lá theo mẫu.Vẽ màu theo mẫu hoặc theo ý thích.
-HS yêu thích vẻ đẹp của hoa lá trong thiên nhiên ,có ý thức chăm sóc bảo vệ cây cối.
II/CHUẨN BỊ:
- SGK, SGV.Tranh ảnh một số loại hoa, lá có hình dáng, màu sắc đẹp ; một số bông hoa, cành lá đẹp để làm mẫu vẽ.
III/:CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1.Ổn định tổ chức :
2.Kiểm tra bài cũ :(2p)
3.Bài mới : (32 p)
Hoạt động dạy và học:
-Kiểm tra đồ dùng học tập.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG 1: quan sát nhận xét.
- GV dùng tranh ,ảnh ,hoa ,lá thật cho HS xem và đặt các câu hỏi về :
+ Tên của các bông hoa, chiếc lá ;
+ Hình dáng, đặc điểm mỗi loại hoa ,lá
+ Màu sắc của mỗi hoa, lá ;
+ Sự khác nhau về hình dáng, màu sắc.
- Sau mỗi câu trả lời của HS, GV bổ sung và giải thích rõ hơn về hình dáng đặc điểm của một số hoa lá.
- HS quan sát tranh và trả lời:
+ Kể tên, hình dáng, màu sắc của một số loại hoa, lá khác mà em biết:
-Hình dáng, đặc điểm, màu sắc, sự phong phú, đa dạng và vẻ đẹp của các loại hoa, lá.
HOẠT ĐỘNG 2: cách vẽ hoa -lá.
- GV cho HS xem bài vẽ hoa, lá của HS các lớp trước.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
-HS quan sát kĩ hoa ,lá trước khi vẽ.
+ Vẽ khung hình chung của hoa ,lá.
+ Ước lượng tỉ lệ và vẽ phác các nét chính của hoa lá.
+ Chỉnh sửa cho gần với mẫu.
+ Vẽ nét chi tiết cho rõ đặc điểm của
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
-GV giới thiệu hình gợi ý cách vẽ và hình 2,3 trang 7 SGK:
hoa, lá.
-Có thể vẽ màu theo mẫu hoặc theo ý thích.
HOẠT ĐỘNG 3: Thực hành.
- GV lưu ý HS quan sát kĩ mẫu trước khi vẽ; sắp xếp cho cân đối với tờ giấy; vẽ theo trình tự các bước.
- GV quan sát và gợi ý, hướng dẫn bổ sung thêm.
- HS nhìn mẫu để vẽ.
-Vẽ theo các bước đã hướng dẫn có thể vễ màu theo ý thích.
HOẠT ĐỘNG 4: Nhận xét đánh giá.
- GV cùng HS chọn một số bài có ưu ,nhược điểm rõ nét để nhận xét.
- GV nhận xét chung giờ học.
-HS nhận xét.
+Bố cục.
+Hình dáng.
+Đặc điểm.
+ Màu sắc.
-Tự xếp loại.
4.Dặn dò:(1p)
-Hoàn thành bài vẽ.
-Chuẩn bị đồ dùng cho bài học sau.
------------------ & ------------------
BÀI 3
VẼ TRANH
ĐỀ TÀI CÁC CON VẬT QUEN THUỘC
I/MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Hoàn thành bài vẽ tranh con vật.
2. Kĩ năng: - Biết tô màu đẹp, vẽ con vật đúng yêu cầu.
3. Thái độ: - Giáo dục học sinh yêu thích con vật.
II/CHUẨN BỊ:
GV: - Sưu tầm một số tranh, ảnh về đề tài các con vật.
- Hình gợi ý cách vẽ ở bộ ĐDDH
HS : - Sưu tầm tranh,ảnh về đề tài các con vật.
- Giấy vẽ, vở tập vẽ 4, bút chì,tẩy.
III/:CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1.Ổn định tổ chức :
2.Kiểm tra bài cũ :(2p)
3.Bài mới : (32 p)
Hoạt động dạy và học:
-Kiểm tra đồ dùng học tập.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động1:Tìm,chọn nội dung đề tài
- Sử dụng GCTQ ở bộ ĐDDH hỏi về:
- Tên con vật?
- Hình dáng và màu sắc các con vật ?
- Các bộ phận chính của con vật?
* Ngoài những con vật trong tranh em còn biết những con vật nào khác?
- Em thích con vật nào nhất?Vì sao?
- Em sẽ vẽ con vật nào?
- HS quan sát tranh các con vật và trả lời:
+ Thân to và dài, màu trắng
+ Đầu, chân, tai, thân.
* HS trả lời:
Hoạt động 2: Cách vẽ con vật
- GV dùng tranh ảnh các con vật gợi ý cho HS cách vẽ con vật theo các bước.
* GV lưu ý HS:
- Có thể vẽ thêm một số hình ảnh khác cho sinh động.
-GV vẽ từng bước lên bảng.
-HS quan sát.
-HS lắng nghe.
-HS quan sát cách vẽ.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
+B1:vẽ phác hình dáng chung của con vật .
+B2:vẽ các bộ phận chi tiết cho rõ đặc điểm.
+B3:hoàn chỉnh và vẽ màu.
-Chọn màu và vẽ màu theo ý thích của mình
+B1: vẽ phát hình dáng chung của con vật.
+B2: Vẽ các bộ phận chi tiết cho rõ đặc điểm.
+B3: Hoàn chỉnh và vẽ màu.
- Sửa chữa hoàn chỉnh hình và vẽ màu cho phù hợp.
Hoạt động 3:Thực hành.
- GV yêu cầu HS :
- GV quan sát chung và hướng dẫn bổ sung thêm cho từng HS còn lúng túng về cách vẽ.
-Hoàn thành bài vẽ.
+ HS làm bài theo hướng dẫn.
+ Chú ý cách sắp xếp bố cục cho cân đối với giấy.
+ Chú ý cách vẽ màu.
- Chỉnh sửa bài lần cuối.
Hoạt động 4: Nhận xét,đánh giá.
- GV cùng HS chọn một số bài h.thành và chưa hoàn thành nhận xét về:
+ Cách chọn con vật, Cách sắp xếp hình và cách vẽ hình
- GV nhận xét chung giờ học.
-Quan sát nhận xét.
+Bố cục .
+Bài vẽ con vật.
+Màu sắc.
+Tự xếp loại.
4.Dặn dò:(1p)
- Tìm và xem những đồ vật có trang trí đường diềm.
- Chuẩn bị đồ dùng cho bài học sau.
------------------ & ------------------
BÀI 4
VẼ TRANG TRÍ
CHÉP HỌA TIẾT TRANG TRÍ DÂN TỘC
I/MỤC TIÊU:
- HS tìm hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của hoạ tiết trang trí dân tộc.
- HS biết cách chép và chép được hoạ tiết một vài hoạ tiết trang trí dân tộc.
- HS yêu quý,trân trọng và có ý thức giữ gìn văn hoá dân tộc.
II/CHUẨN BỊ:
GV: - Sưu tầm một số tranh, ảnh mẫu hoạ tiết trang trí dân tộc.
- SGK,SGV và bài vẽ của HS năm trước.
- Hình gợi ý cách chép họa tiết.
HS: - Sưu tầm tranh ,ảnh hoạ tiết trang trí dân tộc.
- Giấy vẽ ,vở tập vẽ 4 ,bút chì ,tẩy.
III/:CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1.Ổn định tổ chức :
2.Kiểm tra bài cũ :(2p)
3.Bài mới : (32 p)
Hoạt động dạy và học:
-Kiểm tra đồ dùng học tập.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1:Quan sát nhận xét
- GV giới thiệu h.ảnh về hoạ tiết trang trí dân tộc ở bộ ĐDDH.
- Các họa tiết trang trí là những hình gì?
- Hình họa tiết trang trí có đặc điểm gì?
- Cách sắp xếp hoạ tiết như thế nào?
- Hoạ tiết trang trí được dùng ở đâu?
-GVbổ sung:
Họa tiết trang trí dân tộc là di sản văn hóa quí báu của ông cha ta để lại ,chúng ta cần phải hoc tập,giữ gìn và bảo vệ di sản ấy
+ HS quan sát tranh và trả lời:
+ Hình hoa, lá.
+ Được đơn giản và được cách điệu.
+ Sắp xếp cân đối.
+ ở đình, chùa, lăng, gốm,vải,khăn, áo.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* GV bổ sung và nhấn mạnh:
-Đường nét hài hòa cách sắp xếp cân đối chăt chẽ.
-HS lắng nghe.
Hoạt động 2: Cách chép hoạ tiết.
- GV hướng dẫn HS phác hình chung và vẽ các đường trục dọc, ngang để tìm vị trí các phần hoạ tiết.
- Hoàn chỉnh hình và tô màu.
+ Quan sát và vẽ theo các bước.
+B1:Vẽ khung hình chung.
+B2:Vẽ các nét thẳng.
+B3: Hoàn chỉnh và vẽ màu.
Hoạt động 3:Thực hành.
-GV yêu cầu HS chọn và chép hình hoạ tiết trang trí dân tộc ở SGK.
+ HS vẽ theo các bước đã hướng dẫn.
+ Quan sát kỹ hình trước khi vẽ.
+ Vẽ màu theo ý thích.
Hoạt động 4: Nhận xét,đánh giá.
- GV cùng HS chọn một số bài ưu ,nhược điểm để nhận xét về:
-Gợi ý HS xếp loại bài đã nhận xét.
- GV nhận xét chung giờ học.
-Quan sát bài vẽ nhận xét về.
+Cách vẽ hình.
+cách vẽ nét.
+Vẽ màu.
-Tự xếp loại.
4.Dặn dò:(1p)
-Hoàn thành bài vẽ.
- Chuẩn bị đồ dùng cho bài học sau.
File đính kèm:
- mt tuan 1 t5.doc