Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh ảnh các bức tượng về dáng người và gợi ý bằng các câu hỏi:
+ Nêu các bộ phận của cơ thể con người (đầu, thân, chân, tay, ).
+ Mỗi bộ phận cơ thể người có dạng hình gì?
+ Nêu một số dáng hoạt động của con người.
+ Nhận xét về tư thế của các bộ phận cơ thể người ở một số dáng hoạt động.
2. Hoạt động 2: Cách nặn
Giáo viên nêu các bước nặn và nặn mẫu cho học sinh quan sát:
+ Nặn các bộ phận chính trước, nặn các chi tiết sau rồi ghép, dính và chỉnh sửa lại cho cân đối.
+ Có thể nặn hình người từ một thỏi đất và nặn thêm các chi tiết như tóc, mắt, áo, rồi tạo dáng theo ý thích.
Giáo viên gợi ý học sinh sắp xếp các hình nặn theo đề tài (kéo co, đấu vật, bơi thuyền, ).
Lưu ý : Khi nặn mẫu để học sinh quan sát, Giáo viên chú ý cần thao tác chậm và đúng theo trình tự các bước nặn để các em nhìn rõ và ghi nhớ
2 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 329 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Tiểu học - Tập nặn tạo dáng nặn dáng người, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MĨ THUẬT
TẬP NẶN TẠO DÁNG
NẶN DÁNG NGƯỜI
&
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
HS nhận biết được đặc điểm của một số dáng người đang hoạt hoạt động.
Học sinh nặn được một số dáng người đơn giản.
Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của các bức tượng thể hiện về con người.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Giáo viên.
SGK, SGV.
Sưu tầm một số tranh ảnh về các dáng người đang hoạt hoạt động.
Bài nặn của HỌC SINH các lớp trước.
Đất nặn và đồ dùng cần thiết để nặn.
Học sinh:
SGK.
Sưu tầm tranh ảnh theo nội dung bài.
Đất nặn và các đồ dùng cần thiết để nặn hoặc đồ dùng để vẽ, xé, dán.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
* Giới thiệu bài: HS quan sát mẫu.
1. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét.
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh ảnh các bức tượng về dáng người và gợi ý bằng các câu hỏi:
Nêu các bộ phận của cơ thể con người (đầu, thân, chân, tay, ).
Mỗi bộ phận cơ thể người có dạng hình gì?
Nêu một số dáng hoạt động của con người.
Nhận xét về tư thế của các bộ phận cơ thể người ở một số dáng hoạt động.
2. Hoạt động 2: Cách nặn
Giáo viên nêu các bước nặn và nặn mẫu cho học sinh quan sát:
Nặn các bộ phận chính trước, nặn các chi tiết sau rồi ghép, dính và chỉnh sửa lại cho cân đối.
Có thể nặn hình người từ một thỏi đất và nặn thêm các chi tiết như tóc, mắt, áo, rồi tạo dáng theo ý thích.
Giáo viên gợi ý học sinh sắp xếp các hình nặn theo đề tài (kéo co, đấu vật, bơi thuyền, ).
Lưu ý : Khi nặn mẫu để học sinh quan sát, Giáo viên chú ý cần thao tác chậm và đúng theo trình tự các bước nặn để các em nhìn rõ và ghi nhớ .
3. Hoạt động 3: Thực hành
Học sinh có thể vẽ trước một và dáng người trên giấy nháp rồi chọn dáng nào đẹp, sinh động hơn để nặn :
Dáng người cõng, bế em.
Dáng người ngồi đọc sách.
Dáng người chạy, nhảy, đá cầu, đá bóng, ).
Giáo viên cho một số học sinh khá nặn theo nhóm: cùng nặn một sản phẩm có kích thước lớn hơn : người đứng, người ngồi,
Trong thời gian học sinh thực hành ,Giáo viên góp ý , hướng dẫn thêm cho từng học sinh ; khuyến khích các em tìm dáng người và cách nặn khác nhau để bài nặn của lớp phong phú đa dạng hơn .
4. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:
HS trình bày sản phẩm; giáo viên và học sinh cùng chọn, nhận xét và xếp loại một số bài về :
Tỉ lệ của hình nặn ( hài hòa, thuận mắt ).
Dáng hoạt động (sinh động, ngộ nghĩnh ).
Giáo viên tổng kết, khen ngợi những học sinh có bài nặn đẹp .
III. Củng cố – dặn dò.
GV nhận xét tiết học - Khen ngợi HS tích cực phát biểu.
Dặn học sinh sưu tầm tranh ảnh sách báo về trang trí đường diềm ở đồ vật
File đính kèm:
- 13. Mĩ thu¬̣t Tᅡ̣P NẶN TẠO DÁNG NẶN DÁNG NGƯỜI.doc