Giáo án Mĩ thuật Tiểu học - Tập nặn con vật quen thuộc

 Con vật trong tranh là con vật gì ?

 Con vật có những bộ phận nào ?

+ Hình dáng của chúng khi đi , đứng , chạy, nhảy thay đổi như thế nào ?

+ Nhận xét về sự giống, khác nhau giữa các con vật .

+ Ngoài những con vật trong tranh, em còn biết con vật nào nữa ?

+ Em thích con vật nào nhất ? vì sao ?

 Em hãy miêu tả hình dáng , mầu sắc của con vật em định nặn .

3. Hoạt động 2 : Cách nặn :

 Giáo viên gợi ý cho học sinh cách nặn :

+ Nhớ lại hình dáng đặc điểm con vật sẽ nặn.,

+ Chọn màu đất cho con vật sẽ nặn ( các bộ phận. chi tết ) .

+ Nhào đất kĩ cho mềm cho dẻo trước khi nặn.

+ Có thể nặn theo 2 cách :

• Nặn theo từng bộ phận và chi tiết của con vật rồi ghép, dính lại .

• Nhào đất thành một thỏi rồi vuốt, kéo dài thành hình chnhs của con vật. Nặn thêm các chi tiết và tạo dáng cho con vật hoàn chỉnh ( tạo dáng đi, đứng, chạy, nhảy, cho sinh động ) .

 Giáo viên nặn và tạo dáng cho con vật đơn giản để học sinh quan sát, nắm được từng bước nặn ( nên nặn theo cả hai cách )

 

doc2 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 382 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Tiểu học - Tập nặn con vật quen thuộc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MĨ THUẬT : TẬP NẶN TẠO DÁNG NẶN CON VẬT QUEN THUỘC š&› A . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU Học sinh nhận biết được hình dáng ,đặc điểm của con vật trong các hoạt động . Học sinh biết cách nặn và nặn được con vật theo cảm nhận riêng . Học sinh có ý thức chăm sóc . bảo vệ các con vật . B . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Sưu tầm tranh, ảnh về các con vật quen thuộc . Đất nặn và đồ dụng cần thiết để nặn . C . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : I . Kiểm tra bài cũ : - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh . II . Bài mới : 1.Giới thiệu bài 2. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét : Con vật trong tranh là con vật gì ? Con vật có những bộ phận nào ? Hình dáng của chúng khi đi , đứng , chạy, nhảy thay đổi như thế nào ? Nhận xét về sự giống, khác nhau giữa các con vật . Ngoài những con vật trong tranh, em còn biết con vật nào nữa ? Em thích con vật nào nhất ? vì sao ? Em hãy miêu tả hình dáng , mầu sắc của con vật em định nặn . 3. Hoạt động 2 : Cách nặn : Giáo viên gợi ý cho học sinh cách nặn : Nhớ lại hình dáng đặc điểm con vật sẽ nặn., Chọn màu đất cho con vật sẽ nặn ( các bộ phận. chi tết ) . Nhào đất kĩ cho mềm cho dẻo trước khi nặn. Có thể nặn theo 2 cách  : Nặn theo từng bộ phận và chi tiết của con vật rồi ghép, dính lại . Nhào đất thành một thỏi rồi vuốt, kéo dài thành hình chnhs của con vật. Nặn thêm các chi tiết và tạo dáng cho con vật hoàn chỉnh ( tạo dáng đi, đứng, chạy, nhảy, cho sinh động ) . Giáo viên nặn và tạo dáng cho con vật đơn giản để học sinh quan sát, nắm được từng bước nặn ( nên nặn theo cả hai cách ) 3. Hành động 2: Thực hành : Học sinh nặn theo nhóm : những học sinh nặn con vật giống nhau , ngồi chung 1 nhóm . mỗi học sinh nặn 1 con vật có khích thước khác nhau, tư thế khác nhau để xếp thành 1 đàn . Học sinh thực hành cá nhân : nặn theo ý thích, nếu nặn được nhiều con vật thí xếp theo đề tài . Giáo viên quan sát hướng dẫn thêm . Nhắc học sinh giữ vệ sinh khi thực hành Hoạt động 3: Nhận xét đánh giá : Yêu cầu học sinh trình bầy theo nhóm hoặc cá nhân để cả lớp cùng nhận xét , xếp loại . Giáo viên khen ngợi những nhóm, cá nhân có bài nặn đẹp. III . Củng cố, dặn dò : Nhận xét tiết học . Chọn một số bài nặn đẹp để làm ĐDDH . Tìm và quan sát 1 số hoạ tiết trang trí.

File đính kèm:

  • doc5.MĨ THUẬT Nặn c£c con vật quen thuộc.doc