Giáo án Mĩ thuật Tiểu học - Bài 21 - Trường Tiểu học Tam Hoà - Nguyễn Thị Nga

- Giáo viên giới thiệu các hình minh họa trong sách giáo khoa , sách giáo viên , bộ ĐDDH để học sinh thấy sự phong phú về hình thức và ý nghĩa của các hình nặn .

- Từ xa xưa các nghệ nhân đã sáng tạo ra nhiều loại tượng từ gôc đá , gốm , đất nung , Ví dụ : hình người , con vật và các đồ vật ngộ nghĩnh , đẹp mắt . ngày nay , các nghệ nhân ở các làng nghề làm ra nhiều sản phẩm có tính nghệ thuật cao phục vụ cho sinh hoạt đời thường và cho khách du lịch , với nhiều loại hình và chất liệu khác nhau như : tượng gỗ sơn mài , tượng đá ; hình các con vật , mô hình chùa , tháp , nhà sàn người gốm , sứ ,.

 

doc2 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 420 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Tiểu học - Bài 21 - Trường Tiểu học Tam Hoà - Nguyễn Thị Nga, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mĩ thuật Bài 21 Tập nặn tạo dáng Đề tài tự chọn š0› A. MỤC TIÊU : Học sinh có khả năng quan sát , biết nặn các hình khối . Hình nặn được hình người ,con vật , và tạo dáng theo ý thích . Học sinh ham thích sáng tạo và cảm nhận được vẻ đẹp của hình khối . B. CHUẨN BỊ : 1.Giáo viên : Sách giáo khoa , Sách Giáo viên . Sưu tầm một số tượng , đồ gốm , đồ mĩ nghệ ; một vài đồ vật được tạo dáng người những vật liệu khác nhau như gỗ , giấy , bìa cứng , vỏ hộp ,( nếu có điều kiện ) . Đất nặn và dụng cụ để nặn . 2.Học sinh : Sách giáo khoa . Sưu tầm đồ mĩ nghệ : Tượng nhỏ , đồ mây tre , ( nếu có điều kiện ). Đất nặn hoặc một số vật liệu để nặn tạo dáng hay giấy màu , hồ dán , kéo , để thực hành xé dán . C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU : Giới thiệu bài . Giáo viên lựa chọn cách giới thiệu bài sao cho hấp dẫn và phù hợp với nội dung . I. Hoạt động 1 : Quan sát , nhận xét . Giáo viên giới thiệu các hình minh họa trong sách giáo khoa , sách giáo viên , bộ ĐDDH để học sinh thấy sự phong phú về hình thức và ý nghĩa của các hình nặn . Từ xa xưa các nghệ nhân đã sáng tạo ra nhiều loại tượng từ gôc đá , gốm , đất nung , Ví dụ : hình người , con vật và các đồ vật ngộ nghĩnh , đẹp mắt . ngày nay , các nghệ nhân ở các làng nghề làm ra nhiều sản phẩm có tính nghệ thuật cao phục vụ cho sinh hoạt đời thường và cho khách du lịch , với nhiều loại hình và chất liệu khác nhau như : tượng gỗ sơn mài , tượng đá ; hình các con vật , mô hình chùa , tháp , nhà sàn người gốm , sứ ,.. II. Hoạt động 2 : Cách nặn . Phần hướng dẫn cách nặn và tạo dáng như đã giới thiệu ở các bài học trước . Giáo viên nhắc lại cách nặn hoặc cách ghepf hình , đồng thời thao tác để học sinh quan sát . Ví dụ : Nặn từng bộ phận rồi ghép dính lại . Nặn từ thỏi đất thành các bộ phận chính , sau đó nặn thêm các chi tiết phụ . Tạo dáng cho sinh động . Giáo viên cho học sinh các bước nặn ở hình gợi ý và phân tích để các em biết cách nặn và sắp xếp hình nặn theo đề tài . Hướng dẫn học sinh biết cách xé dán bằng giấy màu nếu không có đất nặn III. Hoạt động 3 : Thực hành . Bài này có thể tiến hành như sau : Cho học sinh chọn hình định nặn ( người , con vật , cây , quả ,) . Nặn theo cá nhân và nặn theo nhóm . Giáo viên gợi ý , bổ sung cho từng học sinh , từng nhóm về cách nặn và cách tạo dáng để các em hoàn thành bài tập . ( Có thể cho học sinh vẽ hoặc xé , dán nếu không có điều kiện nặn .) VI. Hoạt động 3 : Nhận xét ,đánh giá . Các nhóm và cá nhân bày bài nặn trên bàn , Giáo viên gợi ý , học sinh nhận xét , xếp loại : Hình nặn ( có đặc điểm gì ? ) . Tạo dáng ( có sinh động không ?). Giáo viên nhận xét bài học , khen những nhóm và cá nhân có bài đẹp . Dặn dò : Sưu tầm kiểu chữ n hoa nét thanh , nét đậm và một số kiểu chữ ở sách báo.

File đính kèm:

  • docB¢i 21Tạo nặn tạo d£ng -Đề t¢i tự chọn.doc