.MỤC TIÊU:
1.1.Kiến thức:
_Hs hiểu biết thêm về những cống hiến của giới văn nghệ sĩ nói chung,giới mỹ thuật nói riêng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam.
_Hiểu được vai trò của Bác Hồ trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp,Mỹ
1.2.Kỹ năng:
_Biết được một số tác phẩm nổi tiếng là của tác giả nào.
1.3.Thái độ:
_Nhận ra vẻ đẹp của một số tác phẩm phản ánh về chiến tranh,thêm yêu thích nền MT Việt Nam.
_Thêm yêu kính và biết ơn Bác Hồ.
2.NỘI DUNG HỌC TẬP:
_Học sinh biết thêm về mỹ thuật Việt Nam giai đoạn 1954-1975.
3.CHUẨN BỊ:
3.1.Giáo viên:
_Tranh mỹ thuật Việt Nam 1954-1975
3.2.Học sinh:
_Xem trước nội dung bài.
_Sưu tầm tranh ảnh,bài viết liên quan đến họa sĩ và tác phẩm được giới thiệu trong bài.
4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện.
5 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 623 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 9 - Tiết 10: Thường thức mỹ thuật sơ lược về mỹ thuật Việt Nam giai đoạn 1954-1975 - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10
Tiết 10
Ngày dạy: 15/10/2013
THƯỜNG THỨC MỸ THUẬT
SƠ LƯỢC VỀ MỸ THUẬT VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 1954-1975
1.MỤC TIÊU:
1.1.Kiến thức:
_Hs hiểu biết thêm về những cống hiến của giới văn nghệ sĩ nói chung,giới mỹ thuật nói riêng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam.
_Hiểu được vai trò của Bác Hồ trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp,Mỹ
1.2.Kỹ năng:
_Biết được một số tác phẩm nổi tiếng là của tác giả nào.
1.3.Thái độ:
_Nhận ra vẻ đẹp của một số tác phẩm phản ánh về chiến tranh,thêm yêu thích nền MT Việt Nam.
_Thêm yêu kính và biết ơn Bác Hồ.
2.NỘI DUNG HỌC TẬP:
_Học sinh biết thêm về mỹ thuật Việt Nam giai đoạn 1954-1975.
3.CHUẨN BỊ:
3.1.Giáo viên:
_Tranh mỹ thuật Việt Nam 1954-1975
3.2.Học sinh:
_Xem trước nội dung bài.
_Sưu tầm tranh ảnh,bài viết liên quan đến họa sĩ và tác phẩm được giới thiệu trong bài.
4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện.
8a1
8a2
8a3
4.2.Kiểm tra miệng:
_Kt dụng cụ học tập của hs
4.3.Bài mới:
*Giới thiệu bài:
_Giai đoạn 1954-1975,đất nước ta vẫn chưa hoàn toàn độc lập,miền Bắc đã bắt đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội,còn miền Nam vẫn tiếp tục đấu tranh chống đế quốc Mỹ.Giai đoạn này MT Việt Nam cũng không ngừng phát triển và đã đạt được những thành tưu nhất định.Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về MT Việt Nam giai đoạn 1954-1975.
Hoạt động của gv và gs
Nội dung
*Hoạt động 1:Hướng dẫn Hs tìm hiểu về bối cảnh lịch sử(Hs biết sơ lược về bối cảnh lịch sử) 10p
?Hãy cho biết tình hình đất nước sau chiến thắng Điện Biên?
=>Đất nước bị chia làm 2 miền,miền Bắc xây dựng CNXH,miền Nam dưới chế độ Mỹ-ngụy.
*Gv tích hợp giáo dục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh:
Bác Hồ là người có công rất lớn trong 2 cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ,sau chiến thắng Điện Biên đất nước ta tạm thời bị chia cắt thành 2 miền,lúc này cả nước hướng về miền Nam ruột thịt theo lời kêu gọi của Bác Hồ:vừa xây dựng CNXH,vừa đấu tranh giải phóng miền Nam,thống nhất đất nước.
?Lúc này các họa sĩ đã làm gì đối với đất nước?
=>Các họa sĩ tích cực tham gia sản xuất và chiến đấu
_Gv:Bác Hồ từng nói”các họa sĩ là những chiến sĩ trên mặt trận văn hóa,văn nghệ” để khẳng định vai trò cần thiết của các họa sĩ trong giai đoan khó khăn của đất nước.
?Các tác phẩm của họ phản ánh điều gì?
=>Phản ánh khí thế xây dựng và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta.
*Hoạt động 2:Hướng dẫn Hs tìm hiểu thành tựu cơ bản của MT cách mạng Việt Nam(Hs hiểu thành tựu cơ bản của MT cách mạng Việt Nam)20p
?Nền MT Việt Nam đã phát triển như thế nào sau ngày hòa bình lập lại ở miền Bắc?
=>Phát triển cả về chiều sâu lẫn chiều rộng,hình thành đội ngũ họa sĩ đông đảo.
_Gv:đây là giai đoạn các họa sĩ có nhiều tác phẩm với đề tài phong phú(đề tài chiến tranh cách mạng,sản xuất công-nông nghiệp,văn hóa giáo dục)
?Các họa sĩ đã dùng những chất liệu gì để thể hiện tác phẩm của mình?
=>Các chất liệu:sơn mài,lụa,khắc gỗ,sơn dầu,màu bột.
_Gv chia lớp thành 4 nhóm thảo luận(3 phút):kể tên và tác giả của một số tác phẩm tiêu biểu cho các chất liệu:sơn mài,lụa,khắc gỗ,sơn dầu,màu bột.
_Gv gọi một nhóm trình bày,các nhóm khác nhận xét,bổ sung.
_Gv kết luận.Bổ sung.
*Tranh sơn mài:
_Gv:Sơn mài là chất liệu lấy từ cây Sơn(trồng nhiều ở vùng đồi trung du Phú Thọ)
_Tranh sơn mài giữ vị trí quan trọng trong nền hội họa hiện đại VN,là sự kết hợp giữa chất liệu truyền thống và nội dung hiện đại.
_Những tác phẩm tiêu biểu:Tát nước đồng chiêm(Trần Văn Cẩn);Bình minh trên nông trang(Nguyễn Đức Nùng);Nhớ một chiều Tây Bắc(Phan Kế An);Trái tim và nòng súng(Huỳnh Văn Gấm)
*Tranh lụa:
_Lụa là chất liệu truyền thống của phương Đông và Việt Nam
_Kỹ thuật vẽ chủ yếu là vẽ màu mảng phẳng,màu sắc nhẹ nhàng.Dùng hồ nền trên lụa và dùng bút lông mềm để vẽ màu.
_Tác phẩm tiêu biểu:Con đọc bầm nghe(Trần Văn Cẩn);Được mùa(Nguyễn Tiến Chung);Về nông thôn sản xuất(Ngô Minh Cầu)
*Tranh khắc gỗ:
_Dùng ván gỗ để khắc các bản vẽ nét,sau bôi màu và in ra giấy.Chịu ảnh hưởng của dòng tranh Đông Hồ và Hàng Trống.Có thể in ra thành nhiều bản.
_Tác phẩm tiêu biểu:Mẹ con(Đinh Trọng Khang);Mùa xuân(Nguyễn Thụ);Chùa Tây Phương(Trần Nguyên Đán)
*Tranh sơn dầu:
_Sơn dầu là chất liệu của phương Tây du nhập vào nước ta từ khi có trường Cao đẳng mỹ thuật Đông Dương(1925)
_Tác phẩm tiêu biểu:Một buổi cày(Lưu Công Nhân);Đồi cọ(Lương Xuân Nhị);Công nhân cơ khí(Nguyễn Đỗ Cung);Thanh niên thành đồng(Nguyễn Sáng)
*Tranh màu bột:
_Màu bột là chất liệu gọn,nhẹ,ở dạng bột,khi sử dụng phải pha với nước và keo để kết dính.Vẽ trên giấy,vải,gỗ
_Tác phẩm tiêu biểu:Ao làng(Phan Thị Hà);Đền voi phục(Văn Giáo);Mùa xuân trên bản(Trần Lưu Hậu)
?Ngoài hội họa,mỹ thuật VN còn loại hình nào phát triển?
=>Điêu khắc.
?Điêu khắc sử dụng những chất liệu gì?
=>Chất liệu:đá,gỗ,thạch cao,xi măng, đồng
?Kể một số tác phẩm tiêu biểu?
=>Các bức tượng: Liệt sĩ Võ Thị Sáu (Diệp Minh Châu);Nắm đất miền Nam(Phạm Xuân Thi);Chiến thắng Điện Biên(Nguyễn Hải)
_Gv nhấn mạnh:sự phong phú về nội dung và đa dạng về nghệ thuật đã ghi lại dấu ấn quan trọng trong sự phát triển của mỹ thuật hiện đại Việt Nam.Các tác phẩm hội họa của các họa sĩ trong giai đoạn này đã có tác dụng động viên tinh thần chiến đấu của các chiến sĩ trên mặt trận giải phóng dân tộc,thống nhất đất nước.
I.Vài nét về bối cảnh lịch sử:
_Đất nước bị chia làm 2 miền:miền Bắc xây dựng CNXH,miền Nam đấu tranh chống Mỹ-ngụy.
_Các họa sĩ tham gia vào sản xuất và chiến đấu.
II.Thành tựu cơ bản của MT cách mạng Việt Nam:
_Nền mỹ thuật VN đã phát triển cả về chiều sâu lẫn chiều rộng.Các họa sĩ sử dụng nhiều chất liệu để sáng tác.
_Tranh sơn mài:Tát nước đồng chiêm(Trần Văn Cẩn);Bình minh trên nông trang(Nguyễn Đức Nùng);Nhớ một chiều Tây Bắc(Phan Kế An)
_Tranh lụa:Con đọc bầm nghe(Trần Văn Cẩn);Được mùa(Nguyễn Tiến Chung); Bữa cơm mùa thắng lợi(Nguyễn Phan Chánh)
_Tranh khắc gỗ:Mẹ con(Đinh Trọng Khang);Chùa Tây Phương(Trần Nguyên Đán); Mùa xuân(Nguyễn Thụ)
_Tranh sơn dầu:Một buổi cày(Lưu Công Nhân);Đồi cọ (Lương Xuân Nhị);Công nhân cơ khí(Nguyễn Đỗ Cung)
_Tranh màu bột:Đền voi phục (Văn Giáo);Ao làng(Phan Thị Hà);Mùa xuân trên bản (Trần Lưu Hậu)
_Điêu khắc:gỗ,đá,thạch cao,xi măng,đồngNắm đất miền Nam(Phạm Xuân Thi);Liệt sĩ Võ Thị Sáu(Diệp Minh Châu)
=>Các tác phẩm chủ yếu phản ánh đề tài chiến tranh cách mạng,sản xuất công-nông nghiệp.
4.4.Tổng kết:
_Gv đặt câu hỏi củng cố bài:
?Các tác phẫm hội họa VN giai đoạn 1954-1975 chủ yếu phản ánh đề tài gì?
?Các họa sĩ đã dùng những chất liệu gì để sáng tác?
?Điêu khắc hiện đại VN sử dụng chất liệu gì?
=>Chủ yếu phản ánh đề tài chiến tranh cách mạng và đề tài sản xuất công-nông nghiệp.
=>Các chất liệu:sơn mài,lụa,khắc gỗ,sơn dầu,màu bột.
=>Các chất liệu:gỗ,đá,thạch cao,xi măng,đồng
4.5.Hướng dẫn học tập:
*Đối với bài học tiết này:
_Về nhà học bài.
_Trả lời câu hỏi 1,2 sách giáo khoa/108.
*Đối với bài học tiết sau:
_Chuẩn bị bài: Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của MT VN giai đoạn 1954-1975
+Xem trước nội dung bài học
+Sưu tầm tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.
5.PHỤ LỤC:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- So luoc mi thuat Viet Nam.doc