I. Mục tiêu
- Học sinh hiểu biết được một số kiến thức sơ lược về mĩ thuật thời Nguyễn
- Phát triển khả năng phân tích, suy luận và tích hợp kiến thức của học sinh
- Học sinh có nhận thức đúng đắn về truyền thống nghệ thuật dân tộc và tôn trọng và yêu quý các di tích lịch sử văn hoá của quê hương.
II. Chuẩn bị
1. Đồ dùng dạy học
a. Giáo viên
- SGK, Tranh, ảnh giới thiệu về mĩ thuật thời Nguyễn
b. Học sinh
- SGK, sưu tầm tranh, ảnh giới thiệu về mĩ thuật thời Nguyễn
2. Phương pháp dạy - học
- Chủ yếu sử dụng phương pháp gợi mở, trực quan, vấn đáp,.
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài
b. Hoạt động 1: I.Vài nét về bối cảnh lịch sử
18 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 518 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ Thuật Lớp 9 - Tiết 1 đến 8 - Bùi Văn Tùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tài tranh phong cảnh
- HS biết cách tìm, chọn cảnh đẹp và vẽ được tranh về đề tài phong cảnh quê hương.
- Học sinh yêu quê hương và tự hào về nơi mình đang sống
II - Chuẩn bị:
1. Đồ dùng dạy học:
Giáo viên:
- Một số tranh phiên bản phong cảnh của hoạ sĩ ,..
- SGK, tranh của học sinh khoá trước
Học sinh:
- SGK, vở vẽ, màu, chì, tẩy,..
- Sưu tầm tranh phong cảnh trên tạp chí,...
2 . Phương pháp dạy học:
- Chủ yếu sử dụng phương pháp trực quan, vấn đáp, gợi mở,..
III - Tiến trình dạy học:
1. ổn định tổ chức.
- Kiểm tra sĩ số, đồ dùng học tập
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
b. Hoạt động 1: I. Tìm và chọn nội dung đề tài
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh phong cảnh của hoạ sĩ và học sinh khoá trước.
? Những bức tranh trên vẽ những gì?
? Nhận xét tranh vẽ của Hoạ sĩ, HS năm trước ( Màu, bố cục, hình vẽ) ?
- Quan sát, nhận xét
- Quan sát trả lời
- HS quan sát cách thể hiện, kĩ thuật vẽ tạo hiệu quả cho đề tài.
Giáo viên nhấn mạnh:
Trên mỗi vùng miền đều có sự khác nhau về cảnh quan như:
- Miền biển: biển, thuyền buồm, người kéo lưới, câu cá,..
- Miền núi: nhà sàn, rừng, suối,...
- Đồng bằng: nhà cửa, sông,...
Bên cạnh đó mỗi cảnh quan đều có những sắc thái khác nhau trong các mùa khác nhau như mùa đông, mùa hạ, mùa thu, mùa xuân.
? Em thích vẽ về phong cảnh miền nào, vùng nào?
? Em sẽ vẽ những gì?
- Giáo viên nhận xét góp ý.
- Trả lời theo suy nghĩ
- Tả theo suy nghĩ
- Lĩnh hội
c. Hoạt động 2: II. Cách vẽ
- Nêu các bước vẽ tranh ĐT? ( Nhắc lại các bước vẽ, hoặc vẽ minh họa)
+ Chọn chủ đề
+ Tìm bố cục ( mảng chính, phụ)
+ Vẽ hình - hình ảnh tiêu biểu.
+ Vẽ màu - Trang trí, tả thực...
* Chú ý: vẽ màu, hình theo cảm nhận có thể tả thực hay vẽ ước lệ, trang trí...
d. Hoạt động 3: III. Thực hành
- Yêu cầu hs thực hành vẽ tranh đề tài phong cảnh quê hương trên khổ A4.ư
- Xuống lớp động viên, khuyến khích học sinh làm bài.
- Giúp đỡ những em còn lúng túng.
- Thực hành
e. Hoạt động 4: IV. Đánh giá kết quả học tập
- Chọn một số bài hướng dẫn hs nhận xét, rút kinh nghiệm
- Chấm điểm động viên
3. Bài về nhà
- Hoàn thành bài ở lớp (nếu chưa xong)
- Đọc SGK bài số 6
- Sưu tầm tư liệu liên quan đến bài học.
Phó hiệu trưởng
Tổ trưởng
Tuần 6
Tiết 6
Ngày dạy: Lớp 9A, 9B ngày: 30/9/2008
Bài 6: Thường thức mĩ thuật
chạm khắc gỗ đình làng việt nam
I- Mục tiêu:
- Hs hiểu hiểu sơ lược về chạm khắc gỗ đình làng Việt Nam
- Hs cảm nhận được vẻ đẹp của chạm khắc gỗ đình làng Việt Nam.
- Hs có thái độ trân trọng yêu quý và giữ gìn các công trình văn hoá, lịch sử của quê hương đất nước.
II - Chuẩn bị:
1. Đồ dùng dạy học:
Giáo viên:
- Sưu tầm một số ảnh chụp đình làng
- Phiên bản phù điêu
- SGK
Học sinh:
- SGK, Sưu tầm bài viết, ảnh có liên quan tới bài học
2 . Phương pháp dạy học:
- Chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết trình, vấn đáp, gợi mở,..
III - Tiến trình dạy học:
1. ổn định tổ chức.
- Kiểm tra sĩ số.
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
b. Hoạt động 1: I. Khái quát về đình làng Việt Nam
- Yêu cầu hs nghiên cứu SGK phần I trang 73.
? Đình làng dùng vào việc nào của làng?
? Đặc điểm của nghệ thuật chạm khắc gỗ đình làng?
? Có những ngôi đình nổi tiếng còn đến ngày nay mà em biết, ở địa phương em có ngôi đình nào?
- Thực hiện
- Đình là nơi thờ thành hoàng làng, là ngôi nhà chung, nơi hội họp,.. và tổ chức lễ hội của làng.
- Kiến trúc đình làng thường kết hợp với chạm khắc trang trí: đây là nghệ thuật của những người nông dân nên mang đặc điểm mộc mạc, khoẻ khoắn, sinh động,..
- Đình Tây Đằng, đình Chu Quyến, đình Đình Bảng
- ở địa phương có đình Bồ Dương – Hồng Phong.
c. Hoạt động 2: II. Vài nét về chạm khắc gỗ đình làng
- Yêu cầu hs nghiên cứu SGK phần II.
? Chạm khắc gỗ đình làng có đặc điểm gì riêng biệt?
? Nội dung miêu tả các bức chạm khắc của đình làng?
? Nghệ thuật chạm khắc gỗ đình làng có đặc điểm gì?
- Thực hiện
- Là chạm khắc dân gian do người dân sáng tạo nên, vì vậy đối lập với chạm khắc cung đình.
- Miêu tả những hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống thường nhật của người nông dân, đó là cảnh sinh hoạt xã hội: đánh cờ, uống rượu,...
- Nghệ thuật chạm khắc rất sinh động với các nhát chạm dứt khoát, chắc tay, phóng khoáng nhưng rất chính xác, tạo nên độ nông sâu khác nhau, khiến các bức phù điêu đạt tới sự phong phú về hình mảng và hiệu quả không gian.
- Nghệ thuật mang đậm đà tính dân gian và bản sắc dân tộc.
Giáo viên nhấn mạnh:
- Chạm khắc đình làng là một dòng nghệ thuật dân gian đặc sắc, độc đáo trong kho tàng nghệ thuật cổ Việt Nam, được chạm khắc bởi bàn tay người thợ làng xã tạo nên, với những nhát chạm dứt khoát, chắc khoẻ và nguồn cảm hứng dồi dào của sáng tạo. Chạm khắc đình làng thể hiện được cuộc sống muôn màu, muôn vẻ nhưng rất lạc quan yêu đời của người nông dân.
d. Hoạt động 3. III: Đánh giá kết quả học tập
? Nêu đặc điểm của chạm khắc gỗ đình làng Việt Nam?
? Nội dung của các bức chạm khắc gỗ đình làng?
- Nhận xét ý thức xây dựng bài của lớp
4. Bài về nhà:
- Học bài trong SGK và vở ghi
- Sưu tầm ảnh chụp tượng chân dung trên sách báo,..
Phó hiệu trưởng
Tổ trưởng
Tuần 7
Tiết 7
Ngày dạy: Lớp 9A, 9B ngày: 7/10/2008
Bài 7: Vẽ theo mẫu
vẽ tượng chân dung
Tượng thạch cao – vẽ hình
I- Mục tiêu:
- Học sinh hiểu thêm về tỷ lệ các bộ phận trên khuôn mặt người
- Học sinh làm quen với cách vẽ tượng chân dung và vẽ được hình với tỷ lệ các phần chính gần đúng mẫu.
- Học sinh thích vẽ tượng chân dung.
II - Chuẩn bị:
1. Đồ dùng dạy học:
Giáo viên:
- Tượng chân dung thạch cao nữ
- SGK, một số bài vẽ tượng chân dung của giáo viên và hs khoá trước
Học sinh:
- SGK, vở vẽ, màu, chì, tẩy,..
2 . Phương pháp dạy học:
- Chủ yếu sử dụng phương pháp trực quan, vấn đáp, thực hành,..
III - Tiến trình dạy học:
1. ổn định tổ chức.
- Kiểm tra sĩ số, đồ dùng học tập
2. Kiểm tra bài cũ
? Nêu đặc điểm của chạm khắc gỗ đình làng Việt Nam?
? Nội dung của các bức chạm khắc gỗ đình làng?
3. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
b. Hoạt động 1: I. Quan sát, nhận xét
- Giáo viên giới thiệu: tượng là tác phẩm nghệ thuật điêu khắc. Tượng chân dung gồm: tượng đầu, bán thân, toàn thân và được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau như: gỗ, đồng,...
? Kể tên một số bức tượng em biết? chất liệu?
- Yêu cầu hs nghiên cứu SGK tr 78.
? Nhận xét về các H. a,b,c tr 78 SGK?
- G.v bày mẫu và yêu cầu hs quan sát.
? Mẫu thuộc thể loại tượng nào? chất liệu?
? Cấu tạo của tượng?
? Hãy ước lượng tỷ lệ chiều cao và chiều ngang của mẫuđể xác định khung hình của mẫu là hình gì?
? So sánh tỷ lệ của đầu, cổ, đế tượng.
? Tìm vị trí của các bộ phận: tóc, trán, mắt,...
* Nhận xét chung.
- Lĩnh hội
- Tượng Đa – vít (đá hoa cương)
- Tượng Chiến thắng Điện Biên Phủ (đồng)
- Tượng Trần Hưng Đạo (đá)
- Thực hiện
- Cùng là hình ảnh một pho tượng nhưng được chụp ở những vị trí khác nhau
- Quan sát, nhận xét
- Thuộc thể loại bán thân, chất liệu được làm bằng thạch cao.
- Bao gồm: đầu, cổ, đế tượng
- Ước lượng theo vị trí quan sát sau đó rút ra tỷ lệ chiều cao và rộng.
- So sánh, rút ra tỷ lệ
- So sánh, tìm tỷ lệ
- Lĩnh hội
c. Hoạt động 2: II. Cách vẽ
- Yêu cầu học sinh nghiên cứu cách vẽ SGK tr 79.
? Nêu các bước vẽ của bài vẽ TM? GV vẽ minh họa và phân tích các bước vẽ,
->
- Thực hiện
+ Dựng khung hình - tìm bố cục
+ Tìm tỉ lệ - Phác hình nét mờ
+ Vẽ chi tiết - tìm lại tỉ lệ
* Chú ý : Vữa vẽ vừa quan sát, xác định so sánh các tỉ lệ bộ phận của từng mẫu và cả mẫu
d. Hoạt động 3. III. Thực hành
- Yêu cầu hs thực hành
- Khi hs làm bài giáo viên gợi ý: tỷ lệ các bộ phận, ...
- Giúp đỡ những em còn lúng túng.
- Thực hành
e. Hoạt động 4. IV. Đánh giá kết quả học tập
- Chọn một số bài hướng dẫn hs nhận xét về: bố cục, hình vẽ, tỷ lệ,..
- Chấm điểm động viên.
4. Dặn dò
- Về nhà không vẽ tiếp
- Nghiên cứu cách vẽ đậm nhạt ở bài 8.
Phó hiệu trưởng
Tổ trưởng
Tuần 8
Tiết 8
Ngày dạy: Lớp 9A, 9B ngày:14/10/2008
Bài 8: Vẽ theo mẫu
vẽ tượng chân dung
Tượng thạch cao – vẽ đậm nhạt
I- Mục tiêu:
- Học sinh nhận ra các độ đậm nhạt chính, vẽ được các mảng đậm nhạt của tượng ở mức độ đơn giản
- Học sinh vẽ được 3 độ đậm nhạt chính để bước đầu tạo được khối và ánh sáng ở hình vẽ.
- Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của đậm nhạt trong tạo khối.
II - Chuẩn bị:
1. Đồ dùng dạy học:
Giáo viên:
- Tượng chân dung thạch cao nữ
- SGK, một số bài vẽ tượng chân dung của giáo viên và hs khoá trước
Học sinh:
- SGK, vở vẽ, màu, chì, tẩy,..
2 . Phương pháp dạy học:
- Chủ yếu sử dụng phương pháp trực quan, vấn đáp, thực hành,..
III - Tiến trình dạy học:
1. ổn định tổ chức.
- Kiểm tra sĩ số, đồ dùng học tập
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
b. Hoạt động 1: I. Quan sát, nhận xét
? Nhận xét bài của Hoạ sĩ và bài của học sinh năm trước ? bổ sung
? Quan sát ánh sáng và độ đậm nhạt của tượng?
? Hướng dẫn HS quan sát.
- HS quan sát, (Cách vẽ độ đậm nhạt, đánh bóng và độ đậm nhạt)
- Có 3 độ đậm nhạt chính ( đậm, nhạt và sáng) do cấu tạo các bộ phận, hình mảng khác nhau nên các độ cũng khác nhau. Độ đậm nhạt phụ thuộc vào ánh sáng.
c. Hoạt động 2. II. Cách vẽ
- Cho hs các bước tiến hành bài vẽ đậm nhạt tượng chân dung.
? Nêu các bước vẽ của bài vẽ theo mẫu? gv vẽ minh họa và phân tích các bước vẽ.
->
- Quan sát, nhận xét
+ Phân mảng các độ đậm nhạt
+ Phác hình các mảng đậm nhạt theo cấu trúc của khối của mẫu.
+ Đánh bóng (đánh theo khối,diện. Đậm đánh trước, vừa vẽ vừa so sánh các độ với nhau)
* Chú ý : Vữa vẽ vừa quan sát, không nên di chì đều các mảng, nên đánh thành nhiều lớp.
d. Hoạt động 3: III. Thực hành
- Yêu cầu hs thực hành: vẽ tượng chân dung - vẽ đậm nhạt.
- Nhắc hs luôn quan sát mẫu
- Gợi ý hs: phác mảng đậm nhạt, so sánh mức độ đậm nhạt ở các mảng.
- Thực hành
e. Hoạt đông 4. IV. Đánh giá kết quả học tập
- Chọn một số bài hướng dẫn hs nhận xét về:
+ Phác mảng đậm nhạt
+ Các mức độ đậm nhạt
+ Cách vẽ đậm nhạt
- Chấm điểm động viên
- Nhận xét và chọn ra bài vẽ theo ý mình
3. Dặn dò
- Chuẩn bị bài 9: tìm tranh ảnh đơn giản có thể dùng làm mẫu để phóng to.
Phó hiệu trưởng
Tổ trưởng
File đính kèm:
- Giao an Mi thuat tron bo.doc