I. Mục tiu:
1. Kiến thức:
- Học sinh nắm bắt được đặc điểm của tranh chân dung và phương pháp vẽ tranh chân dung.
2. Kĩ năng:
- Học sinh nhanh nhẹn trong việc nắm bắt đặc điểm của đối tượng, thể hiện bài vẽ đúng tỷ lệ, có đặc điểm riêng, sử dụng màu sắc hài hòa.
3. Thái độ:
- Học sinh yêu thích môn học, cảm nhận được vẻ đẹp tự nhiên của con người và con người trong tranh.
II. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của gio vin:
- Tranh vẽ của một số họa sĩ và học sinh năm trước.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc trước bài, sưu tầm tranh chân dung, chì, tẩy, vở bài tập.
III. Phương pháp:
Trực quan – Luyện tập
Đàm thoại – Giải thích
IV. Nội dung bi dạy:
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới:
Giới thiệu bài: Tranh chân dung là tranh vẽ miêu tả đặc điểm của con người. Mỗi con người đều có những đặc điểm riêng không thể lẫn lộn. Để giúp các em nắm bắt được đặc điểm và phương pháp vẽ tranh chân dung, hôm nay, chúng ta cùng nhau nghiên cứu bài “Vẽ chân dung”.
3 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 769 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 8 - Bài 22+23: Vẽ chân dung - Năm học 2013-2014 - Trần Lê Viên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Lý Thường Kiệt Năm học: 2013 - 2014
Giáo án Mỹ thuật 8
Giáo viên: Trần Lê Viên
Tuần: Tiết:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Bài: 22 ; 23 – Vẽ theo mẫu
VẼ CHÂN DUNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Học sinh nắm bắt được đặc điểm của tranh chân dung và phương pháp vẽ tranh chân dung.
2. Kĩ năng:
- Học sinh nhanh nhẹn trong việc nắm bắt đặc điểm của đối tượng, thể hiện bài vẽ đúng tỷ lệ, có đặc điểm riêng, sử dụng màu sắc hài hòa.
3. Thái độ:
- Học sinh yêu thích môn học, cảm nhận được vẻ đẹp tự nhiên của con người và con người trong tranh.
II. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Tranh vẽ của một số họa sĩ và học sinh năm trước.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc trước bài, sưu tầm tranh chân dung, chì, tẩy, vở bài tập.
III. Phương pháp:
Trực quan – Luyện tập
Đàm thoại – Giải thích
IV. Nội dung bài dạy:
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới:
Giới thiệu bài: Tranh chân dung là tranh vẽ miêu tả đặc điểm của con người. Mỗi con người đều có những đặc điểm riêng không thể lẫn lộn. Để giúp các em nắm bắt được đặc điểm và phương pháp vẽ tranh chân dung, hôm nay, chúng ta cùng nhau nghiên cứu bài “Vẽ chân dung”.
Nội dung
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bài 22; 23: VTM – VẼ CHÂN DUNG
I/. Quan sát – nhận xét.
- Tranh chân dung là tranh vẽ về một người nào đó. Có thể vẽ khuôn mặt, vẽ nửa người hoặc vẽ toàn thân.
- Tranh chân dung thường tập trung miêu tả đặc điểm riêng và trạng thái tình cảm của nhân vật.
II/. Cách vẽ chân dung.
1. Phác hình khuôn mặt.
2. Tìm tỷ lệ các bộ phận.
3. Vẽ chi tiết.
III/. Bài tập.
- Quan sát và tập phác thảo tỷ lệ chân dung bạn bè trong lớp.
7’
8’
25’
3’
1’
- GV ghi tên bài lên bảng
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
- GV cho HS xem một số ảnh chụp và tranh vẽ về chân dung.
- Yêu cầu HS nhận xét về hai thể loại chân dung trên.
- GV phân tích làm nổi bật những đặc điểm chính của tranh chân dung.
- GV cho HS xem một số tranh chân dung nổi tiếng và yêu cầu HS nêu cảm nhận của mình.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách vẽ chân dung.
+ Hướng dẫn HS phác hình khuôn mặt.
- GV cho HS quan sát tranh chân dung và yêu cầu nhận xét về hình dáng của khuôn mặt.
- GV phân tích trên tranh mẫu và hướng dẫn HS vẽ đường trục của khuôn mặt và đường trục của các bộ phận trên khuôn mặt tùy theo hướng nhìn của mình
- GV cho HS nhận xét về đường trục khuôn mặt và các bộ phận ở tranh mẫu.
- GV vẽ minh họa.
+ Hướng dẫn HS tìm tỷ lệ các bộ phận.
- Cho HS nhắc lại tỷ lệ khuôn mặt người đã học ở bài trước.
- Cho HS xem chân dung mẫu và nêu nhận xét về tỷ lệ khuôn mặt trong tranh.
- GV cho HS nêu nhận xét về tỷ lệ khuôn mặt khi nhìn ở nhiều hướng khác nhau.
- GV vẽ minh họa hướng dẫn HS phác các đường trục và tỷ lệ các bộ phận vào bài tập.
+ Hướng dẫn HS vẽ chi tiết.
- GV cho HS xem tranh và yêu cầu HS nêu nhận xét về đặc điểm riêng của nhân vật trong tranh.
- GV phân tích một số đặc điểm của khuôn mặt và hướng dẫn HS khi vẽ cần chú ý thật kỹ đến những đặc điểm riêng ấy để vẽ cho giống và thể hiện được tình cảm của nhân vật.
Hoạt động 3:
Hướng dẫn HS làm bài tập.
- GV cho 4 HS lên bảng vẽ chân dung bạn.
- GV hướng dẫn HS quan sát kỹ khuôn mặt bạn để thể hiện cho đúng.
- GV quan sát, động viên HS làm bài. Yêu cầu HS làm bài theo đúng phương pháp.
Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập.
- GV cho HS nêu nhận xét về bài vẽ trên bảng và một số bài tập.
- GV góp ý những bài tập chưa hoàn chỉnh và biểu dương những bài vẽ đẹp
Hoạt động 5: Dặn dị, kết thúc
+ Bài tập về nhà: Học sinh về nhà quan sát và tập vẽ chân dung người thân.
+ Chuẩn bị bài mới: HS về nhà đọc trước bài “Sơ lược về MT hiện đại Phương Tây từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX" Sưu tầm tranh ảnh có liên quan đến bài.
- HS ghi bài vào vở
Hoạt động 1:
- HS xem một số ảnh chụp và tranh vẽ về chân dung.
- HS nhận xét về hai thể loại chân dung trên.
- Quan sát GV phân tích bài.
- HS xem một số tranh chân dung nổi tiếng và yêu cầu HS nêu cảm nhận của mình.
Hoạt động 2:
- HS quan sát tranh chân dung và yêu cầu nhận xét về hình dáng của khuôn mặt.
- Quan sát GV hướng dẫn làm bài.
- HS nhận xét về đường trục khuôn mặt và các bộ phận ở tranh mẫu.
- Quan sát GV vẽ minh họa.
- HS nhắc lại tỷ lệ khuôn mặt người đã học ở bài trước.
- HS xem chân dung mẫu và nêu nhận xét về tỷ lệ khuôn mặt trong tranh.
- HS nêu nhận xét về tỷ lệ khuôn mặt khi nhìn ở nhiều hướng khác nhau.
- Quan sát GV hướng dẫn làm bài.
- HS xem tranh và nêu nhận xét về đặc điểm riêng của nhân vật trong tranh.
- Quan sát GV phân tích tranh và hướng dẫn làm bài.
Hoạt động 3:
- HS làm bài tập.
Hoạt động 4:
- HS nêu nhận xét về bài vẽ trên bảng và một số bài tập.
Hoạt động 5:
- Chú ý lắng nghe gv dặn dị.
File đính kèm:
- Bai 22 23 VTM Ve chan dung.doc