Giáo án Mĩ thuật Lớp 7 - Tuần 6 đến 10 - Nguyễn Bá Tuyên

Tên bài dạy : lọ hoa VÀ QUẢ ( Vẽ hình )

I. Mục tiêu

- Học sinh biết cách vẽ lọ hoa và quả.

- Vẽ được hình gần giống mẫu.

- Nhận ra vẻ đẹp của mẫu qua bố cục, qua nét vẽ hình.

II. Chuẩn bị

Gv : Bộ mẫu vẽ gồm một số lọ hoa và quả dạng tròn.

 Một số bài vẽ tĩnh vật đơn giản.

Hs : Giấy vẽ, bút chì, tẩy. Mẫu vẽ .

 

doc10 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 713 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 7 - Tuần 6 đến 10 - Nguyễn Bá Tuyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quả ( Vẽ màu ) IV. Rút kinh nghiệm và bổ sung Tuần 7 Tiết thứ : 07 Tên bài dạy : lọ hoa VÀ QUẢ ( Vẽ màu ) I. Mục tiêu - Học sinh biết nhận xét về màu của lọ hoa và quả. - Vẽ được lọ hoa và quả bằng màu có độ đậm nhạt theo cảm thụ riêng - Nhận ra được vẻ đẹp của tranh tĩnh vật màu. II. Chuẩn bị Gv : Bộ mẫu vẽ gồm một số lọ hoa và quả dạng tròn. Một số bài vẽ tĩnh vật đơn giản. Hs : Giấy vẽ, bút chì, màu vẽ, tẩy. Mẫu vẽ . III. Tiến trình dạy học Hoạt động của Gv và Hs Nội dung Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs quan sát, nhận xét - Gv giới thiệu một số tranh tĩnh vật màu, phân tích giúp Hs hiểu và cảm thụ được vẻ đẹp của màu sắc trong tranh. - Gv nêu yêu cầu bài vẽ. - Gv hướng dẫn Hs quan sát, nhận xét về + Bố cục, cách sắp xếp mẫu vẽ. + Màu sắc và độ đậm nhạt của lọ hoa và quả. + Khung hình chung của mẫu. - Hs nhận xét mẫu ở góc nhìn của mình. Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs cách vẽ - Gv hướng dẫn Hs cách vẽ + Vẽ phác bằng chì hay bằng màu nhạt. + Vẽ các mảng màu. - Gv hướng dẫn Hs cách vẽ màu : nhìn mẫu để tìm màu của lọ, của quả và tương quan đậm nhạt của chúng. - Gv lưu ý Hs + Màu sắc có ảnh hưởng qua lại khi đặt cạnh nhau. Do vậy cần tìm màu và pha màu cho hợp lí. + Nhấn mạnh một số mảng đậm. + Vẽ màu nền để tạo không gian. Hoạt động 3: Hướng dẫn Hs làm bài - Gv gợi ý cho Hs + Cách vẽ phác hình, mảng. + Cách tìm màu và vẽ màu : tìm màu chính; vẽ màu - Gv giúp Hs hoàn thiện bài vẽ Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập - Gv chọn một số bài và dán lên bảng - Gv cho Hs quan sát và nêu nhận xét về : bố cục, màu sắc và các độ đậm nhạt - Hs nhận xét bài vẽ - Gv bổ sung và đánh giá kết quả bài vẽ. * Dặn dò : Vẽ lọ hoa và quả bằng màu sẵn có - Chuẩn bị bài 8: Một số công trình mĩ thuật thời Trần ( 1226 – 1400 ) IV. Rút kinh nghiệm và bổ sung Tuần 8 Tiết thứ : 08 Tên bài dạy : một số công trình MĨ THUẬT THỜI TRẦN (1226 – 1400) I. Mục tiêu - Củng cố và cung cấp thêm cho Hs một số kiến thức về mĩ thuật thời Trần. - Học sinh trân trọng và yêu thích nền mĩ thuật thời Trần nói riêng, nghệ thuật dân tộc nói chung. II. Chuẩn bị Gv : Bộ ĐDDH Mĩ thuật 7 Hs : Sưu tầm tranh, ảnh, bài viết có liên quan tới Mĩ thuật thời Trần. III. Tiến trình dạy học Hoạt động của Gv và Hs Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu vài nét về công trình kiến trúc thời Trần - Gv giới thiệu : Bài trước đã tìm hiểu sơ lược về mĩ thuật thời Trần. Bài này, thông qua một số công trình kiến trúc tiêu biểu, chúng ta sẽ càng hiểu thêm về mĩ thuật thời Trần và những đóng góp to lớn của nó trong nền nghệ thuật đặc sắc của dân tộc Việt Nam. - Gv cho Hs quan sát tranh tháp Bình Sơn và nêu câu hỏi Hs trả lời + Kiến trúc thời Trần được thể hiện thông qua những thể loại nào ? (kiến trúc cung đình, kiến trúc tôn giáo) + Tháp Bình Sơn thuộc thể loại nào ? (kiến trúc chùa tháp, thuộc kiến trúc Phật giáo) - Gv giới thiệu + Tháp Bình Sơn thuộc xã Tam Sơn huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc. Tháp được xây trên một ngọn đồi thấp +Tháp có mặt bằng hình vuông, càng lên cao càng thu nhỏ dần + Lòng tháp được xây thành một khối trụ bằng gạch khẩu mỏng, tạo thành cái cốt cho thế đứng của tháp . Lõi phía trong để rỗng tạo sự thông thoáng cho công trình + Các tầng được trang trí bằng hoa văn khá phong phú - Gv kết luận: Tháp Bình Sơn là niềm tự hòa của kiến trúc cổ Việt Nam, được xây dựng bằng tay khéo léo, chạm khắc công phu với cách tạo hình chắc chắn. - Gv: Khu lăng mộ An Sinh thuộc thể loại kiến trúc nào ? (kiến trúc cung đình) - Gv giới thiệu: Đây là khu lăng mộ lớn của các vua Trần được xây ở rìa sát chân núi thuộc Đông Triều tỉnh Quảng Ninh ngày nay + Kích thước tương đối lớn chiến cả một quả đồi + Bố cục thường đăng đối, quy tụ vào một điểm ở giữa + Trang trí các pho tượng hoặc sắp đặt như một cảnh chầu, thờ cúng của người đã mất 1. Kiến trúc 1/- Tháp Bình Sơn - Về hình dáng: Tháp có mặt hình vuông, càng lên cao càng thu nhỏ - Về cấu trúc: Có những nét riêng biệt chứng tỏ người xây dựng đã biết tâm dụng mọi hiểu biết khoa học đương thời làm cho công trình được bền vững, lâu dài - Về trang trí: Bên ngoài tháp, các tầng được trang trí bằng hoa văn khá phong phú 2/- Khu lăng mộ An Sinh - Kích thước tương đối lớn chiến cả một quả đồi - Bố cục thường đăng đối, quy tụ vào một điểm ở giữa - Trang trí các pho tượng hoặc sắp đặt như một cảnh chầu, thờ cúng của người đã mất Hoạt động 2: Giới thiệu một vài tác phẩm điêu khắc và phù điêu trang trí - Gv giới thiệu vài nét về Trần Thủ Độ (là thái sư triều Trần. Là người uy dũng, quyết đoán, người góp phần dựng lên vương triều Trần, có vai trò quan trọng trong chiến thắng quân xâm lược Mông Cổ (1258)) - Gv giới thiệu + Khu lăng mộ được xây dựng vào năm 1264 tại Thái Bình, ở lăng có tạc một con hổ + Tượng Hổ có kích thước gần như thật, thân hình thon, bộ ức nở nang và những bắp vế căng tròn + Tượng Hổ tạo khối đơn giản, dứt khoát, có chọn lọc và được sắp xếp một cách chặt chẽ, vững chải - Gv giới thiệu về chạm khắc gỗ ở chùa Thái Lạc + Chùa Thái Lạc được xây dựng dưới thời Trần tại Hưng Yên, chùa đã bị hư hỏng nhiều + Nội dung diễn tả chủ yếu của các mảng chạm khắc gỗ là cảnh dâng hoa tấu nhạc với những nhân vật trung tâm là vũ nữ, nhạc công hay con chim thần thoại + Bố cục các bức chạm cơ bản giống nhau. Các hình cân đối nhưng không đơn điệu, buồn tẻ do các lỗ đục có độ nông sâu khác nhau làm cho các bức chạm càng lung linh sinh động - Gv giới thiệu bức chạm Tiên nữ đầu người mình chim đang dâng hoa + Hai tiên nữ được chạm khắc cân đối, đầu hơi nghiêng về phía sau và đôi tay kính cẩn dâng bình hoa về phía trước với đôi cánh chim dang rộng + Khoảng không gian xung quanh ken đặc những hình xoắn ốc để diễn tả hoa và mây, các hình sắp xếp cân đối nhưng không đơn điệu 2. Điêu khắc 1/- Tượng Hổ ở lăng Trần Thủ Độ - Tượng Hổ có kích thước gần như thật, thân hình thon, bộ ức nở nang và những bắp vế căng tròn - Tượng Hổ tạo khối đơn giản, dứt khoát, có chọn lọc và được sắp xếp một cách chặt chẽ, vững chải 2/- Chạm khắc gỗ ở chùa Thái Lạc - Nội dung diễn tả chủ yếu của các mảng chạm khắc gỗ là cảnh dâng hoa tấu nhạc với những nhân vật trung tâm là vũ nữ, nhạc công hay con chim thần thoại - Bố cục các bức chạm cơ bản giống nhau. Các hình cân đối nhưng không đơn điệu, buồn tẻ do các lỗ đục có độ nông sâu khác nhau làm cho các bức chạm càng lung linh sinh động Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập - Gv nêu: Các công trình mĩ thuật thời Trần có những đặc điểm gì ? * Dặn dò : Sưu tầm các bài viết, tranh ảnh về mĩ thuật thời Trần. - Chuẩn bị bài 9 (Vẽ trang trí) Trang trí đồ vật có dạng hình chữ nhật IV. Rút kinh nghiệm và bổ sung Tuần 9 Tiết thứ : 09 Tên bài dạy : trang trí đồ vật có dạng hình chữ nhật I. Mục tiêu - Học sinh biết trang trí bề mặt một đồ vật có dạng hình chữ nhật bằng nhiều cách khác nhau. - Trang trí được một đồ vật dạng hình chữ nhật. - Học sinh yêu thích việc trang trí đồ vật. II. Chuẩn bị Gv : Một số đồ vật : khay, hộp bánh, khăn tay ... Một số bài vẽ về trang trí hình chữ nhật. Hs : Giấy vẽ, bút chì, tẩy. III. Tiến trình dạy học Hoạt động của Gv và Hs Nội dung Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs quan sát, nhận xét - Gv giới thiệu các đồ vật dạng hình chữ nhật được trang trí, ảnh minh họa - Gv nêu câu hỏi để Hs nhận xét và so sánh cách trang trí của các mẫu được quan sát + Những mẫu nào được thể hiện theo nguyên tắc trang trí cơ bản : đăng đối, xen kẽ, nhắc lại ? + Những mẫu nào được trang trí theo cách riêng biệt ? + Nhận xét về cách sắp đặt họa tiết trên từng mẫu ? + Nhận xét về cách thức trang trí với đặc trưng đồ vật ? - Hs nhận xét theo ý riêng Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs cách trang trí - Gv cho Hs chọn đồ vật trang trí, định ra tỉ lệ giữa chiều dài và chiều rộng sao cho phù hợp với khổ giấy vẽ - Gv gợi ý Hs chọn họa tiết trang trí - Gv minh họa cách sắp xếp họa tiết - Gv gợi ý Hs chọn và sử dụng màu cho bài trang trí Hoạt động 3: Hướng dẫn Hs làm bài - Gv nhắc Hs trong khi vẽ cần liên tưởng đến các đồ vật định vẽ - Gv theo dõi Hs làm bài Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập - Gv yêu cầu Hs nhận xét về + Họa tiết trang trí + Màu sắc trong bài trang trí * Dặn dò : Hoàn thành bài vẽ - Sưu tầm hoạt tiết trang trí hình chữ nhật, hình vuông, hình tròn - Bài 10 (Vẽ tranh) Đề tài Cuộc sống quanh em IV. Rút kinh nghiệm và bổ sung Tuần 10 Tiết thứ : 10 Tên bài dạy : đề tài cuộc sống quanh em I. Mục tiêu - Học sinh tập quan sát, nhận xét thiên nhiên và các hoạt động thường ngày của con người. - Tìm được đề tài phản ánh cuộc sống xung quanh và vẽ được một bức tranh theo ý thích. - Có ý thức làm đẹp cuộc sống xung quanh. II. Chuẩn bị Gv : Bộ ĐDDH Một số tranh phong cảnh của các họa sĩ. Một số tranh của Hs vẽ về phong cảnh Hs : Giấy vẽ, giá vẽ, bút chì, bút màu, tẩy. III. Tiến trình dạy học Hoạt động của Gv và Hs Nội dung Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs tìm và chọn đề tài - Gv cho Hs xem tranh phong cảnh đã chuẩn bị trước - Gv gợi ý cho Hs nhận xét tranh - Gv giới thiệu và phân tích hình ảnh trong tranh ư - Gv phân tích cái đẹp, chưa đẹp về bố cục, màu sắc Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs cách vẽ - Gv hướng dẫn Hs tìm vị trí có bố cục đẹp để vẽ theo cảnh thực - Phác hình đơn giản - Vẽ màu : có thể sử dụng bất kì loại màu gì để vẽ nhưng nên dùng màu nước và màu bột để vẽ tranh phong cảnh thì dễ đẹp và hấp dẫn hơn. Hoạt động 3: Hướng dẫn Hs làm bài - Gv quan sát Hs thực hiện bài vẽ và góp ý cho Hs về cách chọn cảnh, cắt cảnh, bố cục, vẽ hình, vẽ màu - Hs hoàn thành bài vẽ Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập - Gv gợi ý Hs nhận xét đánh giá theo những yêu cầu sau : + Biết chọn cảnh đẹp để vẽ + Nêu lên được các hình ảnh đặc trưng của cảnh. + Tranh có bố cục hợp lí, hình vẽ, màu sắc hài hòa. + Hs tự xếp loại các bài vẽ theo cảm nhận riêng - Gv nhận xét bổ sung thêm * Dặn dò : Vẽ một tranh về đề tài Cuộc sống quanh em. - Chuẩn bị bài 11: Lọ hoa và quả IV. Rút kinh nghiệm và bổ sung

File đính kèm:

  • docMythuat_Tuan6-10.doc