Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 - Tiết 22, Bài 22: Vẽ theo mẫu có hai đồ vật (Tiết 2- Vẽ đậm nhạt) - Năm học 2013-2014 - Trần Bích Thuỷ

I/ Mục tiêu bài học:

 KT : HS phân biệt được độ đậm, nhạt của cái bình và cái hộp, biết cách phân mảng đậm, nhạt

 KN : HS diễn tả được đậm, nhạt với 4 mức độ chính: đậm, đậm vừa, nhạt và sáng.

 TĐ : HS thích quan sát và phân tích nét đẹp về hình dáng của các đồ vật trong cuộc sống.

II/ Chuẩn bị:

1/ Đồ dùng dạy- học:

 GV:

- Hướng dẫn cách vẽ đậm, nhạt mẫu có hai đồ vật (ĐDDH)

- Bài vẽ đậm nhạt ở các vị trí khác nhau

- Hình minh họa các bước vẽ đậm, nhạt:đậm, nhạt, sáng

 HS:

- Dụng cụ vẽ

2/ Phương pháp dạy- học:

- Quan sát, vấn đáp, luyện tập, nhóm.

III/ Tiến trình dạy – học:

1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số

2/ Bài cũ: Nhận xét bài cũ của HS

3/ Bài mới:

a/ Giới thiệu bài:

b/ Tiến trình dạy – học:

 

doc2 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 532 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 - Tiết 22, Bài 22: Vẽ theo mẫu có hai đồ vật (Tiết 2- Vẽ đậm nhạt) - Năm học 2013-2014 - Trần Bích Thuỷ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 22 NS : 17-1-2014 Tiết : 22 VẼ THEO MẪU ND : 21-1-2014 Bài : 22 MẪU CÓ HAI ĐỒ VẬT (Tiết 2- Vẽ đậm nhạt) I/ Mục tiêu bài học: ¯ KT : HS phân biệt được độ đậm, nhạt của cái bình và cái hộp, biết cách phân mảng đậm, nhạt ¯ KN : HS diễn tả được đậm, nhạt với 4 mức độ chính: đậm, đậm vừa, nhạt và sáng. ¯ TĐ : HS thích quan sát và phân tích nét đẹp về hình dáng của các đồ vật trong cuộc sống. II/ Chuẩn bị: 1/ Đồ dùng dạy- học: ¯ GV: - Hướng dẫn cách vẽ đậm, nhạt mẫu có hai đồ vật (ĐDDH) - Bài vẽ đậm nhạt ở các vị trí khác nhau - Hình minh họa các bước vẽ đậm, nhạt:đậm, nhạt, sáng ¯ HS: - Dụng cụ vẽ 2/ Phương pháp dạy- học: - Quan sát, vấn đáp, luyện tập, nhóm. III/ Tiến trình dạy – học: 1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số 2/ Bài cũ: Nhận xét bài cũ của HS 3/ Bài mới: a/ Giới thiệu bài: b/ Tiến trình dạy – học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS ĐDTBDH Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét đậm nhạt - Cho HS bày mẫu như bài trước, GV điều chỉnh ánh sáng để mẫu vẽ có độ đậm, nhạt rõ ràng. Đặt câu hỏi 1) Độ đậm, nhạt chuyển tiếp ở cái bình và cái hộp có khác nhau không? Chúng khác nhau ở điểm nào? 2) Ở vị trí chính diện, em thấy độ đậm nhạt của mẫu ntn? Đậm nhất ở đâu, trung gian và sáng ở đâu? - GV cho HS tiếp tục nhận xét độ đậm nhạt ở vị trí bên trái và bên phải 3) Độ đậm của vật nào rõ ràng hơn? I/ Quan sát, nhận xét - Độ đậm nhạt ở cái bình chuyển tiếp nhẹ nhàng, mềm mại - Độ đậm nhạt ở cái hộp rõ ràng hơn -HS bày mẫu Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách vẽ đậm nhạt - GV cho HS xem một số bài vẽ đậm nhạt mẫu nhằm giúp HS định hướng cách vẽ - GV hướng dẫn HS quan sát mẫu và vẽ phác lên bảng để các em thấy cách vẽ. Đặt câu hỏi: 4) Ai có thể nhắc lại cô đã thực hiện các bước vẽ đậm nhạt ntn? - HS trả lời, GV bổ sung và vẽ phác lên bảng cách lên đậm nhạt ở mẫu, diễn tả 3 mức độ: đậm, nhạt và sáng. Hướng dẫn HS tìm đậm nhạt ở phía khuất sáng của cái bình và cái hộp II/ Cách vẽ - Phác các mảng đậm nhạt theo cấu trúc - Vẽ đậm nhạt - Treo 4 bài mẫu trên bảng - GV vẽ phác các bước trên bảng - GV minh họa các cách vẽ đậm nhạt Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài - Trước khi HS làm bài, GV cho HS xem tiếp một số bài mẫu có cách lên sáng tối, đậm nhạt đẹp, rõ ràng để HS quan sát, học hỏi cách vẽ đậm nhạt. - Theo dõi, giúp HS làm bài: + Phân mảng đậm nhạt + So sánh tương quan đậm nhạt và vẽ đậm nhạt. - Nhắc HS luôn nhìn mẫu để vẽ cho đúngSHSsHS II/ Thực hành - Vẽ cái bình đựng nước và cái hộp (vẽ đậm nhạt) - Cho HS xem tiếp một số bài mẫu của HS năm trước 4/ Củng cố: - Chọn 4 bài vẽ gần giống với mẫu, yêu cầu HS nhận xét về độ đậm nhạt - HS nhận xét, xếp loại theo ý mình.GV nhận xét, bổ sung và cho điểm khuyến khích, động viên HS 5/ Nhận xét, dặn dò: - Nhận xét tiết học - Về nhà tự bày mẫu có 2-3 đồ vật, tập quan sát, nhận xét về các độ đậm nhạt của mẫu ở những vị trí khác nhau - Chuẩn bị bài sau: sưu tầm tranh, ảnh về đề tài ngày tết và mùa xuân. 6/ Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • doc6Tiet22.doc