I/ Mục tiêu bài học:
KT : HS hiểu sâu hơn về hai dòng tranh dân gian nổi tiếng của VN là Đông Hồ và Hàng Trống
HS hiểu thêm về giá trị nghệ thuật thông qua nội dung và hình thức của các bức tranh được giới thiệu
KN : HS nhớ và trình bày sơ lược được nội dung và hình thức một vài bức tranh
TĐ : HS thêm yêu mến văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc.
II/ Chuẩn bị:
1/Đồ dùng dạy- học:
GV:
- Tranh minh họa ở ĐDDH MT 6
- Tranh, ảnh về tranh Đông Hồ và Hàng Trống
HS:
- Sưu tầm tranh dân gian ở sách báo
2/ Phương pháp dạy- học:
- Trực quan, vấn đáp, thuyết trình, nhóm.
III/ Tiến trình dạy – học:
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số
2/ Bài cũ:
(?) Em hãy trình bày xuất xứ, tác giả, cách làm tranh, đường nét và màu sắc trong tranh Đông Hồ?
(?) Em hãy trình bày xuất xứ, tác giả, cách làm tranh, đường nét và màu sắc trong tranh Hàng Trống?
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
4 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 496 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 - Tiết 20, Bài 20: Giới thiệu một số tranh dân gian Việt Nam - Năm học 2013-2014 - Trần Bích Thuỷ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 20 NS : 3-1-2014
Tiết : 20 THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT ND : 7-1-2014
Bài : 20 GIỚI THIỆU MỘT SỐ
TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM
I/ Mục tiêu bài học:
¯ KT : HS hiểu sâu hơn về hai dòng tranh dân gian nổi tiếng của VN là Đông Hồ và Hàng Trống
HS hiểu thêm về giá trị nghệ thuật thông qua nội dung và hình thức của các bức tranh được giới thiệu
¯ KN : HS nhớ và trình bày sơ lược được nội dung và hình thức một vài bức tranh
¯ TĐ : HS thêm yêu mến văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc.
II/ Chuẩn bị:
1/Đồ dùng dạy- học:
¯ GV:
- Tranh minh họa ở ĐDDH MT 6
- Tranh, ảnh về tranh Đông Hồ và Hàng Trống
¯ HS:
- Sưu tầm tranh dân gian ở sách báo
2/ Phương pháp dạy- học:
- Trực quan, vấn đáp, thuyết trình, nhóm.
III/ Tiến trình dạy – học:
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số
2/ Bài cũ:
(?) Em hãy trình bày xuất xứ, tác giả, cách làm tranh, đường nét và màu sắc trong tranh Đông Hồ?
(?) Em hãy trình bày xuất xứ, tác giả, cách làm tranh, đường nét và màu sắc trong tranh Hàng Trống?
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
b/ Tiến trình dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
ĐDTBDH
Hoạt động 1:
Tìm hiểu về hai dòng tranh tiêu biểu của VN
- Thông qua câu hỏi kiểm tra bài cũ, GV củng cố kiến thức ở bài 19
1) Xuất xứ của tranh DGVN?
2) Ở VN có những vùng nào sản xuất tranh DG và có những dòng tranh nào nổi tiếng?
3) Tranh dân gian có những đề tài nào?
- HS trả lời, GV bổ sung, phân tích đặc điểm nghệ thuật của 2 dòng tranh này.
- GV tóm lại một vài nhận xét về hai dòng tranh DG này:
+ Đó là sự sáng tạo nghệ thuật của các nghệ nhân.
+ Mỗi dòng tranh đều nhằm phục vụ cho một đối tượng cụ thể.
- Treo một bức tranh Đông Hồ
- Treo một tranh Hàng Trống
Hoạt động 2:
Tìm hiểu 4 bức tranh Đông Hồ và Hàng Trống
- GV chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu bài tập
¯ Nhóm 1: Tranh “Gà Đại Cát”
4) Bức tranh thuộc dòng tranh nào?
5) Tranh thuộc đề tài nào?
6) Nội dung tranh diễn tả gì?
7) Đường nét trong tranh ?
8) Màu sắc ?
¯Nhóm 2: Tranh “Chợ quê”
¯Nhóm 3: Tranh “Đám cưới chuột”
¯ Nhóm 4: Tranh “Phật Bà Quan Âm”
- Câu hỏi tương tự như nhóm 1
- Các nhóm làm việc trong 7 phút, sau đó cử đại diện lên thuyết trình. GV bổ sung, phân tích, và chốt lại
I/ Gà “Đại Cát” (tranh Đông Hồ)
- Đề tài :chúc tụng
- Nội dung: Chú gà trống oai vệ, hùng dũng, tượng trưng cho 5 đức tính tốt của người đàn ông
- Bố cục: Hài hòa, thuận mắt
- Đường nét: to, chắc khỏe nhưng không khô cứng
- Màu sắc: đơn giản
II/ Chợ quê (tranh Hàng Trống)
- Đề tài: sinh hoạt
- Nội dung: cảnh họp chợ, buôn bán tấp nập ở nông thôn VN thuở xưa
- Bố cục: chặt chẽ, sinh động
- Đường nét: mềm mại, thanh mãnh, tinh tế.
- Màu sắc tươi nguyên của phẩm nhuộm tạo sự sống động.
III/ Đám cưới chuột (tranh Đông Hồ)
- Đề tài: châm biếm, phê phán
- Nội dung: đám cưới của họ nhà chuột
- Bố cục: Theo hàng ngang, dàn đều (diễn tả hóm hỉnh)
- Đường nét: Đơn giản, viền to, khỏe
- Màu sắc: Màu sắc ít nhưng sinh động tươi tắn.
IV/ Phật Bà Quan Âm (tranh Hàng Trống)
- Đề tài: Tôn giáo, thờ cúng
- Nội dung: Phật bà ngự trên tòa sen, đứng chầu hai bên là Tiên Đồng và Ngọc Nữ
- Bố cục: cân đối, hài hòa
- Đường nét: mềm mại nhờ cách tả mây
- Màu sắc: theo lối cản tranh, tạo được độ đậm nhạt, tranh có chiều sâu
- Treo tranh Gà “Đại Cát”
- Treo tranh “Chợ quê”
-Treo tranh “Đám cưới chuột”
- Treo tranh “Phật Bà Quan Âm”
4/ Củng cố:
- GV treo một số tranh, yêu cầu HS quan sát và cho biết bức tranh nào là tranh Hàng Trống, tranh nào là tranh Đông Hồ:
- GV đặt câu hỏi để kiểm tra nhận thức của HS :
9) Em hãy kết luận về những điểm giống và khác nhau của hai dòng tranh Đông Hồ và Hàng Trống?
- HS trả lời, GV bổ sung và kết luận, biểu dương những nhóm làm việc tích cực
5/ Nhận xét, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Sưu tầm tranh DG ở sách báo, tạp chí
- Chuẩn bị bài sau: mẫu có 2 đồ vật: chuẩn bị cái bình đựng nước và cái hộp
6/ Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- 6Tiet20.doc